7. Đóng góp của luận văn
3.2.1. Diện mạo đối tượng trữ tình
3.2.1.1. Là những người cùng chung cảnh ngộ
Mặc dù cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ S nhưng 54 dân tộc anh em bên cạnh những nét văn hóa chung của dòng dõi “con Lạc cháu Hồng” thì mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng cũng đều có một nền văn hoá mang đặc trưng riêng của dân tộc mình. Điều đó được thể hiện rõ nhất là trong văn hóa dân gian. Với địa thế vừa có núi non trùng điệp vừa có trung du, đồng bằng lại có cả biển, Quảng Ninh có nền văn hóa phát triển sớm và là vùng văn hóa biển điển hình của nước ta. Tuy nhiên, nét riêng biệt, độc đáo ở Quảng Ninh là có một cộng đồng khá đặc biệt, thuộc dân tộc Kinh mà văn hoá không giống các vùng người Kinh. Họ cũng không phải người thiểu số mà lại có những nét khá tương đồng với dân tộc thiểu số. Họ có một đời sống văn hoá hoà quyện với thiên nhiên, sông nước mênh mang, với nghề chài lưới từ muôn đời nay. Đó chính là cộng đồng những người dân chài đời nối đời sống lênh đênh trên thuyền giữa vùng biển đảo kỳ diệu với nghề nghiệp chính là đánh bắt cá:
Thuyền em ván táu sạp lim
Thuyền anh thang nẻ có chim phượng hoàng Có chơi thì thả chim sang
Bồ câu sánh với phượng hoàng nên chăng
Hay
Thuyền ai đi ngược về xuôi Có về Hòn Mái cho tôi về cùng
Mặc dù có cùng cảnh ngộ là cuộc sống lam lũ, vất vả nhưng những người lao động vẫn chăm chỉ, chịu khó, tự hào về quê hương. Họ mang trong mình những phẩm chất đáng quý: phóng khoáng, chân thật, giỏi giang và tình yêu nam nữ nơi non xanh nước biếc gắn với tình yêu làng biển được thể hiện rất rõ nét trong ca dao vùng biển khi hướng tới những đối tượng là con người lao động vùng biển.
Đến với Ca dao vùng mỏ, ta cũng bắt gặp số phận của những thợ làm mỏ than - đó là một trong những đối tượng chính được hướng đến và chiếm số lượng khá nhiều: 129 bài. Người thợ mỏ vừa là người sáng tác, vừa là đối tượng chính trong các bài ca dao của mình, là người nếm trải trăm nghìn nỗi đắng cay khổ cực trong cuộc sống. Hơn ai hết, họ hiểu nỗi khổ của mình gắn liền với vùng mỏ, tiếng còi tầm, hầm lò, với những kẻ chủ mỏ, cai than tàn nhẫn, bất nhân. Để giã bày những điều đó, họ đã trải lòng qua các câu ca dao, những câu hát chân thực, giản dị, và chính họ đã tạo nên một kiểu nhân vật “người phu mỏ” rất riêng, rất thật và có cùng cảnh ngộ rất chung với nhau mà ta không thể thấy được ở đâu khác.
Trước hết, họ là những người có cùng nguồn gốc xuất thân. Theo nhà nghiên cứu P. Gourou về nguồn gốc xuất thân của công nhân mỏ Quảng Ninh, có đến 60% những người phu mỏ đến từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, còn lại là các tỉnh thành như Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An...[14] Họ vốn là nông dân bị bần cùng hóa ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, vì thiên tai mất mùa, vì sự bóc lột vô nhân tính của những tên lí trưởng, cường hào hoặc vì sưu cao thuế nặng. Họ rơi vào cảnh nợ nần đến mức không biết “kiếp nào trả xong”:
Có tên lí trưởng nhà giầu Nó cho thuê ruộng, thuê trâu mà cày
Một sào hai thúng tô đầy Thiếu ăn nên phải đi vay bậm vào
Một ngày nợ lãi công cao Nợ nần biết đến kiếp nào trả xong
Trước tình trạng quẫn bách đó và nghe theo lời dụ dỗ, lừa gạt của bọn thực dân về một cuộc sống đầy đủ nơi thị thành, những người nông dân xa lìa quê hương để đi phu mỏ. Thậm chí có những nơi cả làng đi kiếm ăn ở hầm mỏ ở các khu Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, Vàng Danh và các vùng mỏ lân cận có lúc lên đến hàng chục nghìn phu mỏ:
Tìm vào đến mỏ Hòn Gai Xin làm phu mỏ ở ngay dưới hầm
Cuộc đời vất vả âm thầm
Mông Dương, Cẩm Phả, Hà Lầm đều qua
Theo khảo sát, có 10 bài ca dao được người công nhân nói về quê quán, xuất thân trong số 205 bài có nội dung về cuộc sống và tình cảm của người phu mỏ.
- Nam Định là chốn quê nhà Có ai về mộ cu ly ra làm
- Quê tôi ở tỉnh Kiến An
Thủy Nguyên, Phục Lễ là làng đồng chua - Có ai về tỉnh Thái Bình
Cho tôi nhắm gửi chút tình quê hương
Bên cạnh đó còn có một bộ phận thợ mỏ xuất thân từ tầng lớp thị dân nghèo, công chức “sa cơ lỡ vận” và cả những kẻ giang hồ:
Cũng có kẻ quá tay cờ bạc
Phải tìm nghề kiếm chác nương thân Cũng có kẻ kinh luân đầy túi
Vì chi mà phải tới chốn đây Cũng có kẻ tháng ngày du đãng Kẻ đèn sách lỡ vận sa cơ
Như vậy, những người phu mỏ đều xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau nhưng đều khó khăn, rơi vào bước đường cùng, phải đi làm phu mỏ. Dù là xuất thân từ đâu, tất cả bọn họ khi đi mộ phu đều được gọi chung với cái tên là “công nhân mỏ”.
Ca dao đã phản ánh hình ảnh phu mỏ Quảng Ninh không chỉ cùng hoàn cảnh xuất thân mà họ cùng chung cảnh ngộ, số phận cơ cực. Rời thôn quê với mong ước thoát khỏi ách áp bức bóc lột của phong kiến địa chủ, với những ước mơ, hứa hẹn vào tương lai tốt đẹp của bọn thực dân:
- Tưởng rằng đi mộ Nam Kì Là nơi sung sướng tôi đi theo người
- Ai ai cũng bảo rằng nhàn Tiền rừng bạc biển chan chan thiếu gì
Nhưng khi vừa tới mỏ, những người công nhân đã bị sa ngay vào nanh vuốt của bọn chủ mỏ mới, bọn tư bản thực dân Pháp cướp nước ta và tay sai:
Thoát cọp ai dè sa vuốt hùm beo Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều Cuộc đời phu mỏ đói nghèo đắng cay
Hiện thực lại hoàn toàn khác so với những gì họ tưởng tượng:
Đói nghèo nên phải làm than
Đói nghèo nên phải muôn vàn đau thương Bỏ làng xóm quê hương đi mỏ
Làm cu li nhục khổ trăm đường Ngày đêm dãi nắng dầm sương Kề nơi cửa tử, mọi đường hiểm nguy
Những người phu mỏ bị bóc lột thậm tệ: đi làm từ sáng tinh mơ đến tối
mịt“Sáng đi tối đất mù giời/ Tối về chẳng biết mặt người là ai” với cường độ lao
động lên mức tối đa từ 16 - 18 tiếng mỗi ngày. Điều kiện cơ sở hạ tầng tạm bợ, nguy hiểm, tai nạn thì luôn rình rập bất kể lúc nào:
Phu lò phải vào trong hang Tai nạn đời sống anh em phu lò
Thấy đèn chấp chới liền ngay Là đèn đã báo ra ngay kẻo mà
Ra mau... đổ sập hầm lò Tai nạn lao động kể là mấy trăm
Công việc vất vả, đầy hiểm nguy là vậy nhưng đồng lương mà họ nhận được lại chỉ là mấy hào mấy xu lẻ, quá bèo bọt, rẻ mạt. Thậm chí bọn chủ mỏ luôn tìm cách rút bớt tiền, quỵt lương của những người công nhân:
- Bóc lột người tới tận tủy xương Chuyên môn xoay xở quỵt lương Làm mỏ sáu tháng, phát lương một kỳ
- Công anh chỉ chín xu thôi
Nhưng chúng cúp phạt những đôi ba đồng.
Thế nên, phu mỏ luôn luôn sống trong tình cảnh đói khổ khốn cùng, túng thiếu, chẳng khác gì lúc trước khi họ bị đẩy vào bần cùng: “Mỗi ngày hai bốn đồng xu/ Đi sương về mù khổ lắm ai ơi”; “Con tôi đói các thầy ơi/ Thầy cho xin lại phần tôi nửa hào”.
Không những thế, người công nhân còn bị đánh đập, chửi bới hết sức dã man. Chúng coi những người công nhân mỏ là những cỗ máy làm việc không ngừng nghỉ, coi họ là những con vật không hơn không kém thể tha hồ mà bắt ép họ làm việc theo lòng tham của chúng, quát tháo bất kể khi nào chúng muốn.Dù là thời gian nào và ở đâu, nếu không vừa mắt chúng là những người phu mỏ sẵn sàng bị ăn gậy, bị đánh đập không thương tiếc:
- Công việc làm khoán thì khoán nặng Làm không xong, đánh mắng dập vùi Không những đánh đập mà thôi
Còn chửi, còn mắng, còn đòi phạt lương
- Ba toong đi lại nghênh ngang
Chậm chân thì gậy nó phang vỡ đầu - Thằng Tây mũi đỏ kia kìa
Vào mỏ là rơi vào nơi khổ nhục trăm đường nên những người phu mỏ còn phải chịu nhiều thứ quy định hết sức phi lí. Muốn vào làm việc ở mỏ thì phải có “lễ” cho cai:
Việc thì có nhưng phải vào lễ Không có tiền không xin được thẻ Công ba hào thì lễ tam nguyên Công năm hào chục rưỡi trở nên
Sau khiđược nhận vào làm, họ cũng không được yên thân:
Thế mà cũng chẳng yên thân Cuối năm cai lại bổ tiền tết Tây Mỗi người công nộp một ngày
Không chỉ bị bóc lột đến cùng kiệt, những người phu mỏ còn phải sống trong một hoàn cảnh cơ cực, đâu đâu cũng là thiếu thốn, khốn khổ từ nơi ở đến bữa ăn:
Rét thời thiếu áo thiếu quần Đói thời nhịn, bữa ăn thất thường
Bị bóc lột lao động đến cùng kiệt và sống trong hoàn cảnh thiếu thốn là những người phu mỏ phải chịu nhiều bệnh tật và tai nạn lao động vô cùng đặc trưng của vùng mỏ:
- Ai đi Cẩm Phả, Hòn Gai Ho lao, sâu quảng, thối tai mang về
- Làm thì phoi đá phoi than Anh hít vào ruột vào gan suốt ngày
Mắc bệnh gầy yếu đắng cay Cơn ho hộc máu chảy ngang ròng ròng
Chân sâu quảng loét đến xương Đi đánh sắng tẩy dưới khoang hầm tầu
Tất cả những bệnh mà người phu mỏ mắc phải đều rất nghiêm trọng, nhưng vì đói khổ nên họ không có điều kiện chữa trị và hầu như chỉ một thời gian ngắn sau khi mắc bệnh, sức khỏe của họ đã giảm sút rất nhiều, thậm chí đây còn là nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm.
Giữa cuộc sống bị đày ải, cùng cực của người thợ nói chung, thì một đối tượng nữa được hướng tới đó là những người thợ đàn bà. còn khốn khổ hơn nhiều.Họ vừa phải chịu nỗi khổ chung của những người phu mỏ vốn không được thực dân coi là con người và phải chịu cả cái khổ riêng. Họ bị bọn chủ trả lương thấp hơn nam giới dù cùng làm một công việc:
Làm thì chẳng kém đàn ông Thế mà kém gạo, kém công, kém tiền
Họ còn bị chúng chọc ghẹo, hãm hiếp, dày vò lên nhân phẩm:
Bên lán mới phải đâu xa cách Giữa ban ngày ban mặt hẳn hoi Từ đâu thói phép lạ đời
Ông đồn đi hiếp vợ người An Nam
Nhiều người thợ đàn bà vì môi trường làm việc khắc nghiệt đã đánh mất dần đi vẻ đẹp vốn có của mình, đã không còn đủ thời gian chăm sóc con cái. Đau xót hơn khi có người có chửa sắp đến ngày sinh cũng phải đi làm, không đi thì không có gạo bỏ nồi, lại bị cai, sếp đuổi mất việc:
Đau đẻ cũng phải xúc than Đẻ rơi cũng mặc, kêu van cũng lờ
Như vậy, trong ca dao vùng mỏ, đối tượng được hướng tới không chỉ là những người phu mỏ có cùng chung cảnh ngộ mà còn có cả những người đàn bà làm việc trong mỏ. Không có tên riêng của bất kì một người phu mỏ hay một người đàn bà nào được nhắc đến bởi cảnh ngộ muôn vàn đắng cay: khốn cùng, nợ nần, bệnh tật, trà đạp, mắc phải những tệ nạn xã hội ấy là nỗi khổ, là số phận, hoàn cảnh chung của những người lao động lúc bấy giờ dưới sự cai trị của bọn thực dân phong kiến được phơi bầy đầy xót xa. Hiện thực cay đắng tưởng như không thể xảy ra trong cuộc sống của con người lại là hiện thực hàng ngày mà những người công nhân mỏ trải qua. Nếu không có ca dao vùng mỏ, có lẽ người đọc cũng không thể biết về một thời kì bi thương trong lịch sử ngành than mà những người công nhân phải gánh chịu.
3.2.1.2. Là những người thân thiết, ruột thịt
Trong ca dao, đối tượng được hướng tới là những người thân thiết, ruột thịt chiếm một số lượng khá nhiều, có 174 bài. Có thể dễ dàng nhận thấy sự phong phú ấy bắt nguồn từ quan niệm của người Á Đông, vốn là những người trọng tình nghĩa nên tình cảm dành cho những người thân thiết, ruột thịt luôn chiếm một vị trí quan trọng. Vậy những người thân thiết ruột thịt được nói tới trong các bài ca dao phải là những người có mối quan hệ gắn bó, sâu nặng, thiêng liêng như ông bà - con cháu, cha mẹ - con cái, anh chị em với nhau, vợ - chồng, nam - nữ yêu nhau... họ tâm sự với nhau để giãi bày tình cảm, tâm tư, nguyện vọng dành cho nhau.
Nếu như đời sống văn hóa của xã hội tư sản phương Tây đề cao vị trí cá nhân, không có những luật lệ ràng buộc gắn kết chặt chẽ con người với gia tộc, dòng họ huyết thống, thì ngược lại đời sống văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng lại rất coi trọng điều đó. Có những quan niệm sống đã trở thành tự nhiên như vốn có như: “nước mất” thì “nhà tan”; “tề gia” rồi mới “trị quốc, bình thiên hạ”; “chim có tổ -người có tông”;... Rõ ràng, gia đình đối với người Việt Nam được đặt lên hàng đầu trong các mối quan hệ tình cảm và chi phối các mối quan hệ đó. Gia đình Việt Nam là ngọn nguồn của nhiều tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng trong những mối quan hệ như đã nói ở trên. Chính tình nghĩa yêu thương, thủy chung son sắt, trọng đạo lý của mối quan hệ gia đình đã nảy sinh nhiều câu hát thể hiện sâu xa tình cảm này.
Đến với ca dao vùng mỏ, ta bắt gặp những đối tượng khác nhau trong các mỗi quan hệ gắn bó, gần gũi và được thể hiện ở khoảng 15 bài:
Lời than thở của con với ba mẹ về kiếp đọa đày nơi mỏ than:
Con có mấy nhời gửi thăm bu má Con ở ngoài này khổ quá bu ơi! Bao giờ con được về chơi Để con kể hết mọi nhời bu nghe
Cha dành cho con những lời khuyên:
Con ơi nhớ lấy lời cha Bảo nhau chớ có mà ra chốn này
Người vợ giãi bày nỗi khổ cay đắng vì bị trà đạp nhân phẩm, nỗi đau khó nói thành lời với chồng qua cách xưng hô thân thiết, tình cảm giữa “mình” với “em”:
Mình ơi có thấu cho không Thầy sếp thèm muốn cái mông em hoài
Chia sẻ nỗi vất vả, khó nhọc mà họ phải chịu trong cuộc sống nơi mỏ than:
Ăn với chồng một bữa Ngủ với chồng nửa đêm Một ngày hai bữa cơ đèn
Còn gì má phấn răng đen, hỡi chàng!
Người chồng cũng rất quan tâm, biết lo lắng, chia sẻ với người vợ:
Thuyền nan đậu bến đen xì Anh không ra mỏ lấy gì em ăn
Hay có lúc lại là lời dạy bảo của anh dành cho em:
Anh bảo thì em phải nghe
Hoặc đôi khi là lời tâm sự của trai gái vốn có quan hệ gắn bó, thắm thiết, sâu nặng dành cho nhau:
- Nàng về anh gửi cái này Cái cuốc phần mẹ, cái cầy phần cha
- Muốn ăn cơm nắm bằng mo Trốn cha, trốn mẹ vào lò với anh
- Thuyền nan mà đậu bến than Thương anh vất vả cơ hàn nắng mưa
Và khi họ- những người công nhân vốn có cùng hoàn cảnh, số phận, cùn nhau chịu bao tủi hờn, ách thống trị kêu gọi nhau cùng đứng dậy đấu tranh thì cách xưng hô thật gần gũi, thân thiết biết bao:
- Hỡi anh em các người làm mỏ - Nào anh, nào chị nắm tay
- Lao công thuyền thợ chúng mình - Ai ơi chớ có tham tiền
Ở ca dao vùng mỏ, số bài hạn chế nhưng lại thể hiện quan hệ gia đình đa dạng, nhiều vẻ hơn so với bài ca về tình yêu lứa đôi còn ở mảng ca dao vùng biển, bên cạnh