Diện mạo cadao Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao quảng ninh (Trang 30)

7. Đóng góp của luận văn

1.3.2. Diện mạo cadao Quảng Ninh

Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, chúng tôi thấy rất nhiều các định nghĩa về ca dao đã được đưa ra.

Trong Từ điển thuật ngữ văn học, nếu hiểu theo nghĩa gốc thì “ca” là bài hát có khúc điệu, “dao” là bài hát không có khúc điệu. Từ một thế kỉ nay, các nhà nghiên cứu về văn học dân gian Việt Nam đã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời thơ) của dân ca (không kể đến những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Với nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống. [16, 31]

Trong cuốn giáo trình Văn học dân gian. PGS. TS Phạm Thu Yến định nghĩa ca dao dựa trên các yếu tố lời ca, điệu hát, lối hát và mối quan hệ giữa các yếu tố đó, cụ thể như sau:

Ca dao là thơ ca dân gian tồn tại ở dạng lời thơ hoặc điệu hát, gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với bản chất trữ tình, ca dao có chức năng

diễn tả một cách trực tiếp tâm hồn, tình cảm của nhân dân lao động.[35, 183]

Vì thế, ở Quảng Ninh, ca dao vùng biển, vùng mỏ là một dòng văn nghệ dân gian độc đáo, có nhiều giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, xã hội và nghệ thuật. Nếu như ca dao vùng mỏ mang tính đặc thù của giai cấp công nhân Quảng Ninh phản ánh ý chí đấu tranh kiên cường của những người thợ mỏ, làm nên lịch sử thơ ca cách mạng dưới hình thức văn học truyền khẩu thì ca dao vùng biển lại mang đậm chất biển, phản ánh rõ nét tâm hồn, tình cảm của người ngư dân suốt đời trên sông nước. Hai mảng ca dao này đã góp phần tạo nên một di sản văn hoá quý giá và cấu thành tiểu vùng văn hoá Quảng Ninh đóng góp cho kho tàng văn hoá phi vật thể ở Việt Nam.

1.3.2.1. Diện mạo ca dao vùng mỏ Quảng Ninh

Theo nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài,“ Ca dao vùng mỏ là tiếng nói tâm tình trước hết là của những người thợ mỏ. Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của ngành khai thác mỏ.” [10, 18]

Như vậy, theo quan điểm của nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài thì ca dao vùng mỏ là sản phẩm nghệ thuật của người phu mỏ. Tuy nhiên, theo chúng tôi, ca dao vùng mỏ còn là sáng tác của những người không phải thợ mỏ nhưng sinh sống ở các vùng quanh mỏ than bởi ca dao vùng mỏ nảy sinh và tồn tại cùng với cuộc sống con người ở các vùng mỏ than. Họ là những người trực tiếp tiếp xúc với cuộc sống của phu, thợ hoặc có người thân là thợ mỏ… vì thế vẫn có những nỗi lòng, tâm sự và vẫn sáng tác các bài ca dao.

Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, có thể quan niệm ca dao vùng mỏ như sau:

Ca dao vùng mỏ là những bài ca dao của những người thợ mỏ và những người trực tiếp sống hoặc làm việc tại các khu khai thác mỏ. Ca dao vùng mỏ ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của ngành khai thác mỏ mà nơi tập trung đông

đảo mỏ than và phu mỏ nhất là ở Quảng Ninh.

Ca dao vùng mỏ hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của ngành than ở nước ta, từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX, dưới thời nhà Nguyễn. Theo nhà sử học Phan Huy Lê thì các công trường khai mỏ của triều Nguyễn hồi đó “Thể hiện rõ tính chất của một công trường phong kiến với những chế độ lao động nặng nề…” Lực lượng lao động “gồm có binh lính, dân phu và phu mỏ làm thuê”. Tuy nhiên trải qua khoảng thời gian lâu dài, hiện nay chúng ta chưa có tư liệu gì thêm về sự khổ cực của những binh lính, dân phu và phu mỏ; đời sống tinh thần, tình cảm của họ hồi đó. Có lẽ họ đã gửi gắm tâm tư, tình cảm… vào các bài ca dao, những lời hát... nhưng đến nay không có tư liệu còn lưu lại. Hơn nữa, vùng mỏ thật sự đông đảo công nhân phải là sau khi thực dân Pháp đưa quân tiến đánh, chiếm đoạt vùng mỏ Bắc Kì nhất là ở Quảng Ninh - nơi tập trung đông đảo mỏ than. Đây cũng chính là cái nôi của ca dao vùng mỏ ra đời.

Năm 1888, công ty than Bắc Kì thuộc Pháp (SFCT) được thành lập và với công trường khai thác than tập trung công nhân có những lúc lên đến hàng chục ngàn người. Những người phu mỏ vốn xuất thân từ nông dân phải sống trong hoàn cảnh vô cùng khốn khổ. Họ phải chịu những áp bức, bóc lột nặng nề của bọn chủ mỏ và tay sai mà chỉ có thể cam chịu, ngậm đắng nuốt cay. Họ cần có một nơi để gửi gắm tâm tư, tiếng lòng của mình. Mặt khác, đại đa số họ xuất thân là những người nông

dân ở vùng đồng bằng rất quen với các bài ca dao, các bài vè và các điệu hát dân ca, thế là vẫn vần điệu lục bát quen thuộc, họ sắp đặt thành những bài ca để cùng bạn bè chia sẻ. Hàng loạt bài ca dao đã ra đời từ đó.

Thời gian sáng tác Số bài Tác giả Số bài Tỉ lệ %

Trước Cách mạng 8/1945 266 = 49,2% Không rõ tác giả 266 49,2%

Rõ tác giả 0 0%

Sau ngày vùng mỏ giải

phóng 25/4/1955 275 = 50,8%

Không rõ tác giả 35 6,4% Rõ tác giả 240 44,4%

Tổng 541 = 100% 541 100%

Qua bảng thống kê ta thấy: số lượng các bài ca dao trước cách mạng tháng 8/1945 và sau ngày vùng mỏ giải phóng 25/4/1955 tương đương nhau. Việc phân chia hai giai đoạn sáng tác ca dao vùng mỏ Quảng Ninh dựa trên cơ sở vào việc sưu tầm của các nhà nghiên cứu đi trước, căn cứ ở nội dung và nghệ thuật sáng tác phù hợp với tính chất của từng giai đoạn, dựa vào các văn bản hiện có và theo sự phân loại của nhà nghiên cứu Tống Khắc Hài và hội đồng sưu tầm ca dao vùng mỏ trong cuốn sách Ca dao vùng mỏ.

Từ bảng khảo sát, chúng ta có thể thấy trước Cách mạng các bài ca dao đều không rõ tác giả và ngược lại, gần như toàn bộ các bài ca dao sáng tác sau ngày vùng mỏ giải phóng đều có tác giả và đây là mảng ca dao hiện đại. Có sự khác biệt giữa ca dao truyền thống và ca dao hiện đại ở vùng mỏ Quảng Ninh là bởi trước cách mạng, đời sống công nhân khó khăn nên không có điều kiện để ghi chép, lưu trữ; mặt khác các bài ca dao đa phần được sáng tác ngẫu hứng và truyền miệng để thể hiện tiếng lòng và giải tỏa tâm sự của những người nông dân, thị dân phải ra mỏ làm phu nên việc ghi nhớ tác giả không được coi trọng. Hơn nữa, chính quyền thức dân kiểm soát gắt gao nên những bài ca dao ấy không thể phổ biến một cách rộng rãi.

Sau ngày vùng mỏ giải phóng, do điều kiện kinh tế và xã hội đã có phần chuyển biến tích cực, nên bài ca dao đã được lưu giữ cả về mặt văn bản và người sáng tác. Mảng ca dao hiện đại này chúng tôi chỉ thực hiện so sánh, đối chiếu với ca dao truyền thống về nội dung, nghệ thuật.

Ca dao vùng mỏ thể hiện nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống. Qua khảo sát 541 bài, chúng tôi thấy được trong ca dao vùng mỏ có một số nội dung tiêu biểu như sau:

Thời gian

sáng tác Nội dung chủ đề Số bài Tỉ lệ Tổng

Trước Cách mạng tháng 8/1945

Cuộc sống và tình cảm người

phu mỏ 205 37,9%

49,2%

Bộ mặt thực dân và tay sai 46 8,5% Cổ vũ, động viên Cách mạng 15 2,8% Sau khi vùng mỏ

giải phóng 25/4/1955

Ôn lại quá khứ 15 2,8%

50,8% Ca ngợi quê hương,đất nước

con người 179 33,1%

Tình yêu đôi lứa 38 7%

Biết ơn Bác Hồ 43 7,9%

Tổng 541 100% 100%

Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rằng, nội dung của ca dao vùng mỏ hết sức đa dạng và phong phú. Và ở mỗi một giai đoạn sáng tác, ca dao vùng mỏ lại có nội dung chủ đạo riêng, phản ánh đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của những người phu mỏ.

Trước Cách mạng, với 205/266 bài, gần 80% ca dao vùng mỏ tập trung nói về cuộc sống khốn khổ và tình cảm của người phu mỏ đối với gia đình, quê hương bản quán và con người. Hay từ trong khó khăn, tủi cực, con người ta yêu nhau với một tình cảm hết sức bình dị mà chân thành, xúc động… Ngoài ra, có một lượng không nhỏ các bài ca dao với tiếng nói tố cáo bộ mặt thực dân và tay sai. Không chỉ vậy, ca dao trước Cách mạng còn mang tinh thần phản kháng, ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai. Khi có sự dẫn lối chỉ đường của Đảng, rất nhiều những bài ca dao đã được sáng tác nhằm cổ vũ, vận động Cách mạng.

Sau ngày vùng mỏ giải phóng, ca dao vùng mang âm hưởng tươi vui, tích cực, phấn khởi hơn. Với 179/275 bài (chiếm đến 65,1% ca dao thời kì này), ca dao vùng mỏ sau 1955 chủ yếu ca ngợi, quê hương, đất nước, con người. Ca dao vùng mỏ sau

ngày giải phóng là sự đối sánh về mặt nội dung so với thời gian trước. Nếu như ca dao vùng mỏ trước Cách mạng phản ánh cuộc sống khổ cực tăm tối của con người, thì sau những năm 1955, trên tinh thần đó, ca dao ôn lại quá khứ, trân trọng hiện tại và hướng đến tương lai. Nếu như trước Cách mạng, những người phu mỏ đau đớn, nghẹn ngào nhớ quê và dặn nhau về nơi rừng thiêng nước độc thì đến sau này, ca dao vùng mỏ đã dành phần lớn nội dung để ca ngợi quê hương, đất nước đẹp giàu. Họ từng yêu nhau bằng thứ tình cảm cay đắng, xót xa cho thân phận thì đến nay, ta bắt gặp trong ca dao là tình yêu đôi lứa ngọt ngào, tươi trẻ. Trước cách mạng, họ động viên nhau cùng đấu tranh, đi theo tiếng gọi của Đảng thì khi vùng mỏ được giải phóng, một số lượng không nhỏ các bài ca dao đã bày tỏ niềm biết ơn Bác Hồ, biết ơn Đảng và nhà nước đã mang đến cuộc sống hôm nay. Đây thực sự là một sự thay đổi to lớn về mặt nội dung và nghệ thuật của ca dao vùng mỏ.

Có thể nói, ca dao vùng mỏ đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người thợ mỏ nói riêng và người dân đất mỏ nói chung.

1.3.2.2. Diện mạo ca dao vùng biển Quảng Ninh

Quảng Ninh là vùng đất nằm phía Đông Bắc, vừa có núi non trùng điệp vừa có trung du, đồng bằng lại có cả biển với nhiều cửa sông, cửa biển, hàng nghìn hoàn đảo lớn nhỏ... Vì thế, Quảng Ninh có nền văn hóa phát triển sớm và là vùng văn hóa biển điển hình của nước ta. Trong kho tàng văn học dân gian Quảng Ninh nói chung thì bộ phận ca dao vùng biển giữ một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, góp phần làm nên diện mạo riêng biệt, sinh động về cuộc sống của con người nơi đây. Song trước những năm 70 của thập kỉ trước, do Quảng Ninh chưa chú ý đến lĩnh vực sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian nên chưa đầu tư về thời gian, công sức thu thập những câu ca dao vùng biển tồn tại trong đời sống ngư dân nơi đây nên chưa hẳn đã mấy ai biết tới. Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nhà sưu tầm và biên soạn Vũ Thị Gái trong quá trình sưu tầm, tập hợp những câu ca dao vùng mỏ đã cùng lúc ghi lại và sưu tầm được không ít những câu ca dao vùng biển từ những người dân chài, những người sinh sống quanh khu vực làng chài, các đảo cung cấp như ở Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Cẩm Phả, đảo Vân Đồn, Quan Lạn, khu vực biển ở miền Đông (Hà Cối, Trà Cổ, Vĩnh Thực) và biên soạn, tập hợp lại. Nhà nhà sưu tầm và biên soạn Vũ Thị Gái đặt tên là ca dao vùng biển. Và cái tên này xuất phát từ thực tế bởi hầu hết người cung cấp ca dao là ngư dân sống bằng nghề chài lưới. [8, 24]

Như vậy, theo quan điểm của chúng tôi, có thể quan niệm ca dao vùng biển như sau:

Ca dao vùng biển là những bài ca dao của những ngư dân làm nghề chài lưới và những người trực tiếp sống hoặc làm việc tại các làng chài, các đảo, vùng biển hoặc ven biển.

Ca dao vùng biển hình thành và phát triển từ rất lâu, gắn với sự ra đời và phát triển nghề biển, chài lưới, đánh bắt các của ngư dân bởi ở bất cứ nơi đâu có biển thì sẽ có ca dao về biển. Đặc biệt là với vùng biển Quảng Ninh, những câu ca dao vùng biển nơi đây mang dấu ấn đặc sắc, rõ nét về vùng đất cũng như con người nơi đây. Dù cuộc sống của những người dân chài lam lũ, vất vả, đối mặt với biết bao nguy hiểm ở khơi xa nhưng họ vẫn chăm chỉ, chịu khó, kiên trì gắn bó với mẹ biển. Những người con của biển mang trong mình hơi thở và cả làn da nhuộm nắng, gió, nhuộm hương vị mặn mòi của biển cả; mang trong mình sức sống mạnh mẽ “ăn sóng nói gió”, “ăn to nói lớn”, rất can đảm, dũng cảm, mạnh mẽ trong những chuyến chinh phục khơi xa; có lúc rất đằm thắm, dịu dàng, tình tứ trong câu ca về tình yêu vùng biển, tình yêu đôi lứa... Tất cả những tâm tình đó được họ gửi gắm vào các bài ca dao, các bài vè và các điệu hát đối đáp, đối vui... Hàng loạt bài ca dao vùng biển đã ra đời từ đó với nhiều chủ đề phong phú. Qua khảo sát 311 bài, chúng tôi thấy được trong ca dao vùng biển có một số nội dung tiêu biểu như sau:

Nội dung chủ đề Tác giả Số bài Tỉ lệ %

Miêu tả cảnh đánh bắt cá và địa danh

ngư trường Không rõ tác giả 21 6.8%

Tình yêu vùng biển Không rõ tác giả 60 19.3%

Hát phong tục lễ nghi đám cưới Không rõ tác giả 55 17.7% Hát đối đáp thi tài hiểu biết Không rõ tác giả 37 11.9% Hát đối đáp khách đến chơi Không rõ tác giả 65 20.9%

Tâm tình đôi lứa Không rõ tác giả 65 20.9%

Phê phán, chê trách thói hư tật xấu Không rõ tác giả 9 2.9%

Như vậy, chúng ta có thể thấy các sáng tác của ca dao vùng biển không có tên tác giả. Lí giải cho điều này cũng có một số nguyên nhân đã được chúng tôi nhắc tới ở ca dao vùng mỏ. Đó là do đời sống người phu ngư dân còn khổ cực nên không có điều kiện ghi chép; những bài ca dao đa phần được sáng tác ngẫu hứng ngay trong quá trình lao động sản xuất của người dân trên biển nhằm bộc lộ tâm tư, tình cảm của những con người suốt cả cuộc đời sinh hoạt ở con thuyền trên sông nước mênh mông từ đời này sang đời khác. Và mỗi con thuyền là một ngôi nhà, là một không gian sống tách biệt. Chính môi trường sống ấy đã khiến những người dân chài vùng biển Đông Bắc có mong muốn dùng lời ca, tiếng hát mềm mại, mượt mà của mình để xích lại gần nhau hơn. Và nhờ có phương tiện giao thông thuận tiện đã tạo cơ hội cho họ giao lưu, gặp gỡ, trò chuyện qua các câu ca dao bằng hình thức hát đối đáp. Vì thế, hát đối đáp, hát giao duyên giữa nam và nữ gắn với nghi lễ, phong tục đám cưới, hát đối đáp mừng khách đến chơi hay đối đáp để thử tài trí thông minh, thi tài hiểu biết là nội dung bao trùm, chiếm một nửa số lượng các bài ca dao vùng biển. Ngoài ra, những câu ca dao vịnh cảnh đánh cá hay địa danh là những câu ca dao đặc sắc, làm lên nét riêng biệt của ca dao vùng biển Quảng Ninh so với ca dao vùng biển Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa... . Không những thế, ca dao viết về chủ đề tình yêu quê hương vùng biển cũng như tình yêu đôi lứa gắn với lao động nghề nghiệp đã toát lên niềm tự hào, hãnh diện về quê hương giàu có, niềm kiêu hãnh vì chính mình là những con người vừa chinh phục được biển cả trong những chuyến ra khơi vừa có đời sống tinh thần phong phú. Như vậy, nội dung của ca dao vùng biển hết sức đa dạng và phong phú,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật và đối tượng trữ tình trong ca dao quảng ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)