III. Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học B.thuringiensis
3.1.1. Phân lập các chủng B.thuringiensis
Để phân lập và tuyển chọn được chủng B.thuringiensis có hoạt tính diệt côn trùng bộ 2 cánh (Diptera), 30 mẫu đất, lá được thu thập tại 3 địa điểm: đất đồi chè Tân Cương, đất trồng rau Túc Duyên, đất trồng hoa mầu Trại Cau của tỉnh Thái Nguyên. Mẫu đất được sử dụng để phân lập theo phương pháp trình bày ở mục 2.2.1. Các khuẩn lạc riêng rẽ, đặc trưng cho nhóm Bc – Bt được tách ra từ mẫu phân lập tương ứng với các mẫu đất nghiên cứu sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi quang học ở vật kính dầu. Tiêu bản được nhuộm đơn với Fushin. Qua đó, lựa chọn được các chủng Bt có khả năng hình thành bào tử và tinh thể. Khuẩn lạc Bt có đặc điểm: tròn, có màu trắng sữa, có mép nhăn hoặc không (Hình 3.1). Các mẫu đất được tiến hành phân lập theo phương pháp đã nêu ở trên. Sau 3 ngày nuôi cấy, trên đĩa thạch chứa môi trường MPA mọc lên một số khuẩn lạc khác nhau, trong đó chủ yếu khuẩn lạc của các loài sinh bào tử thuộc chi bacillus
Hình 3.1. Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn Bt
Khuẩn lạc Bt
Từ 30 mẫu đất thu thập tại Thái Nguyên, chúng tôi đã phân lập được 152 chủng thuộc chi Bacillus. Trong đó, đã xác định được 81 chủng Bacillus
thuringiensis sinh tinh thể sau khi nhuộm và quan sát trên kính hiển vi quang
học ở vật kính dầu. Có 23 trên tổng số 30 mẫu đất chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Tần suất xuất hiện là 0,76 và chỉ số Bt là 0,53. So với các tài liệu đã công bố của Ngô Đình Bính và cộng sự thì tần suất xuất hiện và chỉ số Bt ở Việt Nam lần luợt là 0,63 và 0,3. Trong khi đó, số liệu này trên thế giới đã được công bố là: 0,38 -0,85 [20]. 0,2 – 0,5 [17], Như vậy, các mẫu đất mà chúng tôi phân lập có chỉ số Bt là khá cao.
Tiến hành làm tiêu bản những khuẩn lạc có hình thái bên ngoài đặc trưng cho nhóm vi khuẩn Bacillus quan sát được trên các đĩa phân lập và nhuộm với thuốc nhuộm Fushin bazơ để quan sát dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 1000 lần để kiểm tra khả năng hình thành bào tử và tinh thể.