- Nghiên cứu rủi ro nhân lực liên quan đến sức khỏe suy giảm:
3.2. Kiến nghị đối với Bộ xây dựng
Để hạn chế xẩy ra tai nạn lao động, Bộ xây dựng cần thực hiện:
Thứ nhất, triển khai thực hiện tốt Tháng hành động về ATVSLĐ hằng năm, qua đó thƣờng xuyên duy trì công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức: in tờ rơi, pano, áp phích, phát thanh, truyền hình ... tạo nhận thức cho ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động và toàn xã hội trong việc thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách liên quan đến ATVSLĐ và các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong làm việc, cải thiện điều kiện lao động.
Thứ hai, cần tổ chức huấn luyện, hỗ trợ huấn luyện cho doanh nghiệp, cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động không có hợp đồng lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; hƣớng dẫn cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động.
Thứ ban, Bộ cũng nên triển khai công tác ATVSLĐ theo Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hƣớng dẫn; tăng cƣờng tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về ATVSLĐ phù hợp với từng lĩnh vực và ngành nghề, ƣu tiên việc tuyên truyền, phổ biến Luật An toàn, vệ sinh lao động cho ngƣời lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Thứ tƣ, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm những trƣờng hợp vi phạm, đặc biệt chú trọng đến các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng nhƣ: xây dựng, khai thác khoáng sản, cơ khí chế tạo, hóa chất, sử dụng điện, đặc biệt là các công trình xây dựng trọng điểm, tiếp giáp với khu dân cƣ, đông ngƣời qua lại, công trình xây dựng có sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Đề nghị Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội nghiên cứu và phân bổ thêm chỉ tiêu về số lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra lao động tại các tỉnh, thành phố.
Thứ năm, chỉ đạo, hƣớng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp về thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ, công tác tự kiểm tra nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho ngƣời lao động.
Thứ sáu, để việc quản lý chất lƣợng công trình đƣợc chặt chẽ hơn, làm giảm thiểu các sự cố xây dựng, Bộ Xây dựng cần nghiên cứu cơ chế để các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thể kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật về chất lƣợng công trình hiệu quả hơn; tổ chức nghiên cứu ứng dụng vào thực tế các kỹ thuật công nghệ mới, vật liệu mới cho các công trình đặc thù (Công trình cao tầng, siêu cao tầng, công trình ngầm, hạ tầng kỹ thuật đô thị,...) đã thực hiện thành công tại các nƣớc phát triển..., kèm theo đó là việc nghiên cứu sử dụng phù hợp các tiêu chuẩn nƣớc ngoài để đảm bảo cơ sở khoa học vững chắc và áp dụng đồng bộ thống nhất. Bộ cũng nên xem xét, nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể, chi tiết liên quan đến trách nhiệm về chất lƣợng công trình xây dựng và xử lý vi phạm trong xây dựng công trình đối với các đơn vị tham gia thực hiện dự án (nhà thầu thi công, tƣ vấn thiết kế, tƣ vấn giám sát, quản lý dự án, thẩm tra, kiểm định chất lƣợng, chứng nhận đảm bảo an toàn chịu lực và sự phù hợp chất lƣợng công trình, ...), đặc biệt đối với các đơn vị tƣ vấn quản lý dự án, chứng nhận an toàn chịu lực và sự phù hợp chất lƣợng công trình, thẩm tra thiết kế, thẩm tra biện pháp thi công, kiểm định chất lƣợng, cần đƣợc quy định cụ thể, phù hợp với thực tế, tránh ách tắc kéo dài trong giải quyết tranh chấp chất lƣợng công trình gây lãng phí.
KẾT LUẬN
Đối với các doanh nghiệp, con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất trong sự ổn định, duy trì phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Không những thế, con ngƣời còn là nhân tố hạt nhân quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Vì vậy việc quản trị rủi ro nguồn nhân lực trở thành vấn đề hành đầu trong ho ạt động quản trị của các doanh nghiệp. Ngày nay một tổ chức tồn tại và phát triển không phải bởi sự quyết định của vốn, công nghệ, hay thiết bị mà nó phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo, tổ chức của con ngƣời, do vậy công ty phải chú trọng đến việc sử dụng con ngƣời, đào tạo và tuyển dụng một cách có hiệu quả và đ ặc biết phải chú trọng đến công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực hơn nữa.
Nhận diện rủi ro và quản lý rủi ro nhân s ự trong doanh nghiệp ngày nay hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý nhân sự của chính doanh nghiệp. Tiếp cận quan điểm mới về rủi ro và quản lý rủi ro nhân sự giúp doanh nghiệp nhìn nhận đầy đủ hơn các rủi ro liên quan đến công tác nhân sự để từ đó xây dựng những kỹ thuật hay phƣơng pháp nhận diện rủi ro phù hợp để quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các rủi ro liên quan.
Từ việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế quản lý rủi ro nguồn nhân lực và những quan điểm về rủi ro cũng nhƣ cách thức quản lý rủi ro, đề tài đã thực hiện đƣợc những công việc nhƣ sau:
- Hệ thống hóa lại cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro nguồn nhân lực của doanh nghiệp
- Đƣa ra cách thức nhận diện rủi ro và nhận diện đƣợc các rủi ro cơ bản trong hoạt động quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án Thăng Long.
-Tìm ra những rủi ro nguồn nhân lực đang gặp phải tại Ban quản lý dự án Thăng Long
- Gợi ý những biện pháp nhận diện rủi ro và hạn chế rủi ro nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án Thăng Long
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, bằng những lý luận đi sát với thực tế đã giúp em làm quen với công tác tìm hiểu, nghiên cứu bằng phƣơng pháp phân tích
khoa học, giúp em nắm bắt tìm hiểu nghiên cứu một vấn đề sự việc có tính logic thu đƣợc kết quả cao, thấy đƣợc thực trạng công tác quản trị nhân lực của Công ty, có những thành công và những tồn tại nhất định. Trƣớc thực tế đó đề tài của em đã đƣa ra một số biện pháp, định hƣớng mong rằng có giúp ích cho Ban quản lý dự án Thăng Long có thể hoàn thiện hơn Công tác quản trị rủi ro nguồn nhân lực của mình hơn nữa trong thời gian tới.
Do còn nhiều khó khăn, hạn chế về trình độ cũng nhƣ thời gian nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong đƣợc sự thông c ảm giúp đỡ góp ý của các thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên trong công ty và các bạn đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn.
DANH M C TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Liên Hợp Quốc (2000), Nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, Hà Nội. 2. Ngân hàng thế giới (2000), Nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, Hà Nội.
3. Tổ chức Lao động quốc tế (1995), Nguồn nhân lực, NXB Thống Kê, Hà Nội 4. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân và ThS. Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình
Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
5. Hopkin (2010), Rủi ro và các biện pháp phòng trách rủi ro, NXB Thố ng Kê, Hà Nội.
6. Từ điển Oxford (2013), NXB Thống Kê, Hà Nội.
7. Viện Quản lý rủi ro (IRM) (2001), NXB Thống Kê, Hà Nội.
8. Hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế (The Institute of Internal Auditors -IIA) (2013), Rủi ro và quản trị rủi ro, NXB Thống Kê, Hà Nội.
9. Tiêu chuẩn ISO 31000:2009, 2009, NXB Thống Kê, Hà Nội.
10. Trần Hùng (2017), Giáo trình Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Hà Nội
11. ThS. Nguyễn Ngọc Dƣơng (2016), Giáo trình Quản trị rủi ro, Viện đại học mở TOPICA
12. Heinrich (2012), Rủi ro và quản trị rủi ro nguồn nhân lực, NXB Thố ng Kê, Hà Nội.
13. Becker & Smidth (2016), Quản trị rủi ro nguồn nhân lực, NXB Thố ng Kê, Hà Nội.
PH L C PHỎNG VẤN SÂU
Thưa Anh/Chị, tôi là sinh viên trường Đại học quốc gia Hà Nội, muốn tìm hiểu về hoạt động quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án Thăng Long giai đoạn hiện nay đã thực hiện như thế nào, nên xin Anh/Chị vui lòng cho biết một vài thông tin về hoạt động quản trị rủi ro nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án Thăng Long mà các Anh/Chị đang thực hiện hiện nay.
1, Anh/Chị hãy cho ý kiến về việc xây dựng các quy định về quản lý nhân s ự và các chính sách nhân sự tại Ban quản lý dự án Thăng Long trong thời gian qua?
2, Anh/Chị hãy cho ý kiến về việc thực hiện các chính sách tiền lƣơng, tiền thƣởng và phụ cấp tại Ban quản lý dự án Thăng Long trong thời gian qua?
3, Anh/Chị hãy cho biết lý do diễn ra mâu thuẫn nội bộ tại Ban quản lý dự án Thăng Long?
4, Anh/Chị hãy cho biết các biện pháp để hạn chế sự tác động của mâu thuẫn nội bộ tại Ban quản lý dự án Thăng Long hiện nay?
5, Anh/Chị hãy cho biết các biện pháp để hạn chế việc xảy ra tai nạn lao động từ các nhà thầu?
6, Anh/Chị nhận xét nhƣ thế nào về việc tuyển dụng nhân lực tại Ban hiện nay? 7, Anh/Chị nhận xét về hiệu quả của việc hạn chế vi phạm kỷ luật hiện nay tại Ban?