3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.4.4. Yếu tố pháp lý
- Tình trạng pháp lý: Sự thay đổi về đường lối chính sách của Nhà
nước và chính quyền địa phương có thể có những tác động đến hoạt động của thị trường đất nói chung và sự đầu tư vào lĩnh vực đất nói riêng. Tình trạng pháp lý của thửa đất được thể hiện qua các giấy tờ chứng thư pháp lý về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, giấy phép xây dựng..., hiện có.
- Các hạn chế về quyền sử dụng đất: Tình trạng cho thuê, thế chấp
BĐS, tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, sự hạn chế quyền sở hữu.
- Đường lối, chính sách của Nhà nước: Sự thay đổi về đường lối chính
sách của Nhà nước và chính quyền địa phương có thể có những tác động đến hoạt động của thị trường BĐS nói chung và sự đầu tư vào lĩnh vực BĐS nói riêng. Cụ thể là:
* Các chính sách có tác động gián tiếp như: Sự khuyến khích đầu tư bên ngoài vào địa phương có thể làm tăng nhu cầu về BĐS qua đó có thể làm cho giá BĐS gia tăng.
* Các chính sách tác động trực tiếp như:
• Chính sách cho phép Việt kiều mua BĐS tại Việt Nam.
• Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực BĐS.
• Chính sách cho phép những người không có hộ khẩu thành phố được mua nhà tại thành phố.
• Chính sách tài chính áp dụng đối với những người được nhà nước giao đất, cho thuê đất...
Đối với nước ta hiện nay thì yếu tố quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến giá đất. Quy hoạch đất đai tạo nên giá trị tiềm năng của đất. Đối với những vùng có quy hoạch tổng thể được nhà nước phê duyệt thì giá đất tại vùng đó sẽ tăng lên rất lớn. Quy hoạch đất đai điều chỉnh số lượng từng loại đất trong tổng quỹ đất theo lãnh thổ làm tác động đến quan hệ cung - cầu gây biến động về giá cả đất đai.
Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá đất. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới giá đất tùy thuộc vào mục đích sử dụng của từng loại đất.