Chiến trường Quảng Đà – mảnh đất khói lửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhật ký chu cẩm phong (Trang 35 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Chiến trường Quảng Đà – mảnh đất khói lửa

Trong các tác phẩm văn học cách mạng phục vụ kháng chiến chống Mỹ, chúng ta tránh nói đến cái chết, đến sự chia ly, đến nỗi buồn mất mát nhằm cổ vũ cho tinh thần cách mạng cho quân, dân ta. Vì trong thời kỳ chiến tranh, không thể làm tinh thần người lính, nhân dân mất đi ý chí hay có cảm giác nặng nề khi nghĩ đến hy sinh, mất mát. Do đó, các nhà văn và cả độc giả đều có ý thức hướng đến những tấm gương anh hùng cùng phẩm chất của người lính, gan dạ bất khuất, hiên ngang, vượt qua mọi khó khăn, thách thức cam go của cuộc chiến, kể cả việc hy sinh mạng sống để vinh quang ngẩng cao đầu. Điều này đã khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân, đặc biệt là cổ vũ tinh thần chiến đấu của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vệ quốc của dân tộc Việt Nam.

Những chi tiết đó xuất hiện trong những cuốn nhật ký thông thường. Còn trong Nhật ký Chu Cẩm Phong nói riêng và nhật ký của các chiến sĩ cách mạng khác nói chung, sự thật được mô tả dưới cái nhìn của người trong cuộc, nổi bật lên nhiều chi tiết sinh động, chân thật đến trần trụi về tất cả những gì đang diễn ra trên chiến trường ác liệt, nơi hội tụ không chỉ có sự anh hùng, hiên ngang, bất khuất mà cả sự mất mát, đau thương, đặc biệt là cái chết…

Mở đầu cuốn nhật ký, Chu Cẩm Phong đã viết: “Ở đây gần đồng bằng – nói đúng ra là gần trung châu – tiếng đại bác dưới Tư Nghĩa, Sơn Tịnh vọng đến ì ầm, âm vang từng đợt. Rừng ở gần trung châu khác hẳn rừng núi những ngày mình vừa đi qua. Không có những dải rừng già bạt ngàn mênh mông nữa,

Tiếng súng, rừng núi thưa thớt báo hiệu sự hiểm nguy, bất an đối với Chu Cẩm Phong và đồng đội của anh khi phải băng qua những dải đất bán sơn địa về vùng đồng bằng ven biển Cửa Đại – vùng địch đang chiếm đóng. Hành trình của Chu Cẩm Phong trên suốt chặng đường đi, anh đã thấy và chịu đựng cảnh bom đạn đầy trời như việc nắng, mưa hàng ngày. “Đêm qua phải quay lại, pháo bắn dữ quá không rút lui sao được. Ngủ lại một nhà – thật ra chỉ là một cái hầm, bếp bắc ngang ở miệng hầm, che nắng bằng một cái nong – khoảng 8 giờ bọn mình đến, “nhà” không có người lớn, chỉ có hai đứa bé,

đứa lớn khoảng 10 tuổi, đứa bé khoảng 5 tuổi” (nhật ký ngày 19-7-67). Khi

đọc toàn bộ cuốn Nhật ký Chu Cẩm Phong, chúng ta luôn luôn thấy những địa danh, tên người được tác giả ghi lại đúng như hiện thực (trừ khi sợ lộ bí mật tác giá mới dùng ký hiệu) khi đi qua, ở lại nghỉ chân hay làm nhiệm vụ chuyên môn.

Theo những tài liệu còn được lưu giữ, ngày 11/7/1967, Chu Cẩm Phong đặt bút viết những dòng nhật ký đầu tiên tại trạm E1 của tỉnh Quảng Ngãi sau khi đã có những ngày hành quân gian khổ. Từ các vùng đất của tỉnh Quảng Ngãi, Chu Cẩm Phong tiếp tục hướng tới chiến trường Quảng Nam, Đà Nẵng với các miền đất từ rừng già, qua vùng bán sơn địa để đến vùng đồng bằng ven biển Cửa Đại, phố cổ Hội An… Đến vùng đất nào, Chu Cẩm Phong cũng đều ghi lại hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống nơi chiến trường, những địa danh với những với cái tên mộc mạc nhưng ấn tượng bởi sự tươi đẹp như bức tranh thuỷ mặc. Và ở đó, những chiến sĩ giải phóng quân vượt qua với tâm trạng chịu đựng nhưng vẫn lãng mạn, yêu đời tha thiết. “Đêm qua ngủ lại một cái nhà hoang giữa rừng. Lúc đầu chỉ có 6 đứa bọn mình, càng về tối càng đông. Chen chúc trong một cái nhà cũ đã xiêu mục có 21 người. Chật không có chỗ chen. Đêm nằm, các xà nhà cứ kêu răng rắc muốn sụp. Nước trong rừng chảy qua nền nhà ướt át, bẩn thỉu. Vẫn cứ phải nấu cơm trên nền ướt

đó. Người chia nhau hầm ngô, rang ngô (dạo này anh em đi trên đường dây hầu hết là phải ăn ngô hột trừ cơm), lấy áo quần ướt sưởi lửa… khói lên ngùn ngụt, sặc sụa. Lộn xộn, bừa bãi như một bến xe ngày trước. Khi lửa đã tắt, khói đã hết, bắt đầu một tai nạn khác; con quỷ quái gì đó bay ra chui vào tóc vào mình cắt vừa đau vừa ngứa. Ở cái nhà ấy, bình thường chắc sẽ đẹp. Nhà bên bờ sông, dưới một gốc cây cổ thụ rất to, cành cây ngả xoài ra mặt nước,

ngồi ở đây câu cá chắc rất thú…” (nhật ký ngày 5-9-68). Thiếu thốn, hiểm

nguy thường xuất hiện trong các trang nhật ký của Chu Cẩm Phong nhưng ở phần kết của từng trang nhật ký đó, anh luôn nghĩ đến sự tích cực, nghĩ đến ngày chiến thắng hay nghĩ đến mẹ, người yêu… để tự động viên mình. Đây chính là lẽ sống giúp Chu Cẩm Phong vượt qua tất cả sự hiểm nguy trước bom đạn của kẻ thù, ốm đau bệnh tật, nỗi cô đơn…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhật ký chu cẩm phong (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)