Giọng điệu nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhật ký chu cẩm phong (Trang 65 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giọng điệu nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong

3.2.2.1. Giọng điệu tự sự, tâm tình

Trong Nhật ký Chu Cẩm Phong, một người nghệ sĩ trực tiếp có mặt nơi chiến trường ác liệt để tìm tư liệu sáng tác phục vụ văn nghệ trong chiến

tranh, độc giả không thể tưởng tượng được trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn trăm bề, đặc biệt là người nghệ sĩ lúc nào cũng phải đối mặt với những cơn sốt rét hành hạ và cái đói triền miên lại có thể sáng tạo nghệ thuật lại một cách đều đặn, anh viết trong những trang nhật ký của mình: “Mình lấy một cửa hầm làm phòng viết, bàn là một tấm ván một đầu kê vào bậc lên xuống

của cửa hầm, một đầu bắc lên một đoạn tre” [ 2 4 , tr875]. Hành trình đi tìm

tư liệu sáng tác đầy nguy hiểm gian lao, nhiều khi không theo đúng như ý muốn, dự định của tác giả, cái đói, những trận sốt rét và những trận ốm làm suy giảm đi sức lực của anh, đặc biệt anh viết lại hoàn cảnh của mình ngay trong lúc bị cái đói hoành hành khiến mắt hoa, tay run không thế nhấc nổi bút để viết nữa: “Ăn ngày hai bữa 0,8 lon gạo với thân cây dớn, bụng sôi sùng sục, cồn cào. Mấy đêm liền mỗi đêm chỉ ngủ có 2 tiếng, thức khuya bụng đói”

[24, tr 613]...

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta vẫn thấy ở những con người nhỏ bé đó, sức chịu đựng của họ thật phi thường, đáng khâm phục. Khả năng nhanh nhạy trước mọi hoàn cảnh để ghi lại cảm xúc suy tư của mình một cách sâu lắng nhất, chân thành nhất. Sự linh hoạt đó thể hiện ở nội dung của nhật ký hết sức đa dạng phong phú, mô tả được nhiều cung bậc cảm xúc của người viết. Trong các cuốn nhật ký, chúng ta đều bắt gặp yếu tố tổng hợp, nghĩa là ghi chép tất cả những gì tác giả cảm nhận, chứng kiến và trải nghiệm, chứ không hề có sự chọn lựa, chắt lọc những tình tiết hay sự kiện nổi bật mà trau chuốt ngôn từ sao cho thật hay, thật hấp dẫn, mà thay vào đó, tất cả đều là những chi tiết có thật, đầy sống động đang diễn ra trước mắt họ. Để duy trì sự tồn tại và có mặt của những cuốn nhật ký đến ngày nay như: Nhật ký Chu

Cẩm Phong hay của các tác giả khác không biết bao người đã truyền tay gìn

truân, khói lửa, bom đạn chiến tranh đã vùi lấp chúng, xé lẻ từng số phận của những cuốn nhật ký.

3.2.2.2. Giọng điệu di chúc, từ biệt

Bên cạnh phong cách ghi chép linh hoạt, sự gửi gắm cũng là một yểu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của Nhật ký Chu Cẩm Phong. Sự thật chiến tranh được khắc họa một cách sinh động và đầy đủ nhất, hiện thực khắc nghiệt của chiến trường khiến người đọc phải trùng lòng xúc động khi tưởng tượng ra những mất mát hy sinh, khó khăn thiếu thốn mà những người lính của chúng ta phải chịu. Đối mặt với thách thức đó, con người ta rất dễ dao động, thậm chí nản lòng khi suy nghĩ về sự sống còn, được - mất sau chiến tranh, sự kiên trì, bền bỉ chiến đấu trường kỳ đó đã được tác giả ghi lại trong những trang nhật ký của mình thật xúc động. Tạm gác lại những ước mơ, sự nghiệp và một tương lai sáng lạn phía trước, họ vui vẻ khoác ba lô lên đường đáp lời kêu gọi của non sông, những chàng trai, cô gái phơi phới tuổi xuân chưa thể và không thể hình dung nổi hiện thực khắc nghiệt cùng với những thử thách đang đón đợi họ phía trước. Phải đối diện và chứng kiến cái chết đang diễn ra từng ngày, từng giờ của đồng đội, thậm chí chính bản thân họ cũng nhiều lần nguy hiểm đến tính mạng, ở chốn chiến trường này cái chết hiện diện khắp mọi nơi, cái chết tưởng chừng như có thể sờ thấy được. Vì thế, giọng điệu di chúc là một yếu tố thi pháp đặc thù, nổi bật của thể loại nhật ký chiến tranh. Giọng điệu này chỉ có thể tìm thấy khi tác giả đối mặt với cái chết, khi mà sự ra đi của họ gần như không hẹn ngày trở về. Những dòng tâm tư tình cảm dành cho người ở lại được các tác giả ghi tất cả vào trang nhật ký của mình như một lời di chúc.

Đặc điểm khu biệt cuối cùng của Nhật ký Chu Cẩm Phong là giọng điệu gửi gắm. Do ý thức thường xuyên về cái chết, về sự hy sinh bất chợt, tác giả đã để lại trong các trang viết của mình một kiểu văn phong dặn dò, giả định

những người đọc tương lai sau khi mình đã chết. Người đọc tương lai đó có thể là người yêu, cha mẹ, người thân, bạn bè hay đồng đội. Lời dặn dò có thể được thể hiện, được viết ra trực tiếp. Song, lời gửi gắm cũng có thể ẩn chứa trong từng trang viết như một kiểu hành văn, hơi văn, tạo nên từ những ám ảnh và dự cảm về sự hy sinh đang đến với mình. Thể loại nhật ký nói chung và tác phẩm Nhật ký Chu Cẩm Phong nói riêng có những đặc điểm rất khác so với các tác phẩm văn học tự sự như: truyện ngắn hay tiểu thuyết. Sự khác biệt đó tiêu biểu phải kể đến đó là khả năng đan xen, đổi hướng của ngôn ngữ.

Thông thường, đổi với những tác phẩm văn học tự sự, mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm thường phụ thuộc vào cốt truyện và chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ thường có sự thống nhất từ đầu đến cuối văn bản. Tuy nhiên, đối với thể loại nhật ký nói chung hay đối với Nhật ký Chu Cẩm Phong nói riêng thì tư tưởng, suy nghĩ của nhân vật lại có sự thay đổi, đan xen đa chiều không theo một trình tự nhất định. “Đại hội chi bộ hai đêm liền (ban ngày lo sản xuất). Mình trúng cử vào chi uỷ mới và được phân công làm bí thư. Trong chi uỷ còn có Quốc và Minh. Đại hội lần này thảo luận rất nhiều vấn đề làm thế nào để bảo đảm chỉ tiêu sản xuất, nâng mức sống mà vẫn đảm bảo được 50% thời gian làm công tác chuyên môn. Mình nghĩ làm một anh đảng viên cầm bút lúc này phải để tâm tới tất cả mọi việc, từ nhỏ nhất là cọng rau đến việc

lớn là sự nghiệp sáng tác” (nhật ký 16-5-70).

Sở dĩ có điều khác biệt này là bởi nội dung của Nhật ký Chu Cẩm Phong không phải là tình tiết, sự kiện được sáng tạo ra nhằm mục đích tạo nên một tác phẩm văn học mà nó chính là những suy nghĩ, cảm xúc rất chân thật của người viết, được viết vội vàng trên đường hành quân, công tác, ghi lại những sự kiện, sự việc, con người mà người viết được gặp, được chứng kiến. Nhật ký là thế lời độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy tác giả hay nhân vật giữ ngôi thứ nhất. Nếu trong các thể loại như phóng sự,

tùy bút, bút ký... trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại khác, vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học bao quát, quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngại ngần xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người trực tiếp chứng kiến.

Tuy nhiên, có khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật lại chính là cuộc đổi thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong Nhật ký Chu Cẩm Phong là hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mĩ lớn lao.

Nhật ký chiến tranh là những ghi chép của Chu Cẩm Phong về sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại, có lúc liên tục, nhưng cũng có lúc ngắt quãng vì những lí do khách quan mang tới. Chính vì lẽ đó mà ngôn ngữ trong tác phẩm có sự đan xen, đổi hướng liên tục theo dòng hồi tưởng, suy nghĩ của tác giả. Ta có thể thấy rõ điều này qua trang viết của nhà văn Chu Cẩm Phong. Trong nhật ký ghi ngày 27/1/69, anh có viết: “Cải ký

này mình định đặt đề “Mặt biển, mặt trận” nhưng nằm nghĩ mãi, buổi sáng

mới viết được hơn một trang. Đang viết về tác phẩm ký của mình, Chu Cẩm Phong lại viết tiếp về tình hình chiến sự: “Từ 9 giờ, tàu gáo, tàu rắn mối vào quần bẳn riết vùng thôn 2 thôn 3. Rốc-két, M79 bắn giập như thể một tấm thép, liên thanh. Có tin xe ra, rồi hai chiếc phản lực đến ném bom hàng tiếng đồng hồ, một chiếc gọng bừa chỉ điểm dân thường. Đến chiều thì tin xe ra chính xác. Xe đến thôn 2. Đạn đại liên trên xe bắn rộn và có tràng vút qua

đầu công sự...”. Ta có thế thấy, mỗi một sự chuyển hướng cảm xúc là một sự

chiêm nghiệm, chứng kiến hay suy nghĩ của người viết. Dường như trong cái khó khăn, vất vả, thiếu thốn và đầy hiểm nguy của chiến trường đầy bom đạn,

người lính ấy đã cố gắng để gom hết tất cả những gì mình thấy, mình làm vào từng con chữ, từng trang giấy. Có thể những dòng chữ ấy còn có cái gì đó lộn xộn, bụi bặm của chiến trường khốc liệt và không thiên về văn chương vì bản thân nó chỉ là một sự ghi chép cá nhân nhưng nó lại mang ý nghĩa nhân văn và giá trị lịch sử vô cùng to lớn.

Ngôn ngữ trong Nhật ký Chu Cẩm Phong có sự đổi hướng liên tục theo dòng hồi tưởng và suy nghĩ của người viết, điều này mang lại hiệu quả nghệ thuật rất lớn cho tác phẩm. Nó không chỉ nhấn mạnh tính chất của thể loại nhật ký nói chung mà đồng thời những quan sát, chiêm nghiệm của nhà văn cũng được đặc tả một cách chân thực và sâu sắc nhất. Cuốn nhật ký như một bộ phim tư liệu quay chậm, ghi lại một phần quá khứ đau thương của dân tộc trong chiến tranh. Nó có ý nghĩa giáo dục lớn đối với thế hệ trẻ sau này, nhắc nhở họ phải sống, học tập, lao động và cống hiến sao cho không hổ thẹn với sự hy sinh của thế hệ cha anh đi trước; nhắc nhở họ nhớ rằng, trong thời kỳ bom đạn gian khổ ấy, đã có những con người sống với lý tưởng cao cả, dành trọn trái tim, tâm tư, tình cảm và cả sự sống của mình cho nền độc lập dân tộc. Đáp lại lời kêu gọi của quê hương đất nước, những chàng trai, cô gái tạm từ bỏ ước mơ, tương lai, cuộc sống bình yên và hạnh phúc cá nhân để hòa mình vào cuộc chiến của toàn dân tộc. Dù biết khó khăn gian khổ, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào nhưng nó không làm họ nhụt chí mà ngược lại còn làm tăng thêm ý chí chiến đấu và trả thù cho người đã khuất. Tất cả những điều đó thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ trong cuốn nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong. Chính điều này đã tạo nên sức hút vô cùng hấp dẫn và mang lại sức sống cho cuốn nhật ký này.

Trong các sáng tác văn học nói chung, ngôn ngữ được sáng tạo bởi người nghệ sĩ nhưng không phải lúc nào bản thân ngôn ngữ cũng mang tính chủ quan của cá nhân tác giả. Bởi, ngoài các yếu tố chủ quan thì ngôn ngữ

trong văn học còn bị chi phối mạnh mẽ bởi các nhân tố như cốt truyện, sự kiện, nhân vật... Tuy nhiên, đối với thể loại nhật ký, một thể loại đặc thù với đặc trưng nổi bật là đề cao yếu tố cá nhân thì quan điểm chủ quan của tác giả được tô đậm trong ngôn ngữ diễn đạt.

Yếu tố chủ quan của tác giả trong Nhật ký Chu Cẩm Phong được biểu hiện qua những suy nghĩ, cảm nhận, cảm nghĩ về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh. Nó là những tình cảm xuất phát từ bản thân tác giả, mang tính cá nhân và riêng tư rất cao. Nhật ký Chu Cẩm Phong có đặc tính chủ quan của cá nhân tác giả thông qua ngôn ngữ nghệ thuật càng được biểu hiện một cách rõ nét. Đó có thể là thái độ thất vọng với những hành xử và suy nghĩ chưa chuẩn của một người đồng đội: “Lại phải nghe những chuyện gì đâu, chán vô cùng. Thế mới biết chủ nghĩa cá nhân ở trong mỗi người đều còn nặng nề, muôn hình, muôn vẻ. Với những anh chàng tri thức tiểu tư sản, lại là văn nghệ (cũng có thô lỗ chứ không phải là không đâu, đừng tưởng) mà là thường núp dưới những câu nói ngọt ngào, dưới nhũng cử chỉ vuốt ve để che đậy một sự kèn cựa xen với những tuyên bố rực rỡ về những động cơ cách mạng chân chỉnh là những suy tính về những danh vọng, sau sự hào phóng là những tính toán triền miên...” [19; tr185].

Viết về người lính cảm xúc bao trùm luôn là cảm hứng ngợi ca điều cũng dễ nhận thấy ở Nhật ký Chu Cẩm Phong. Song, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng luôn phơi phới niềm lạc quan. Song cảm hứng ngợi ca về người lính thì chưa đủ, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp ở Nhật ký Chu Cẩm

Phong còn những nỗi niềm sâu kín, những trăn trở suy tư về con người. Nhật

ký chính là người bạn đồng hành của họ, chia sẻ những tình cảm riêng tư thầm kín. Mỗi cuốn nhật ký như những bức tranh toàn diện về tâm hồn của những người viết nên nó. Do vậy, ngôn ngữ trong Nhật ký Chu Cẩm Phong

thể thấy ngôn ngữ trong nhật ký của Chu Cẩm Phong mang đậm dấu ấn chủ quan của bản thân tác giả. Sự chủ quan ấy thể hiện thông qua thái độ, tâm tư, tình cảm của riêng người viết. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thể loại nhật ký nói chung và trong Nhật ký Chu Cẩm Phong nói riêng mang đậm yếu tố chủ quan cá nhân không chỉ góp phần hình thành nên đặc trưng chung của thể loại mà hơn hết, nó tô đậm tính chân thực của lời văn mà không phải thể loại văn học nào cũng có được.

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học sáng tạo, tiếp nhận và đánh giá văn học nói chung và nhật ký nói riêng không thể thiếu yếu tố này... Ngôn ngữ trong văn học vô cùng phong phú, điều này phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và vận dụng của người viết. Ngôn ngữ nghệ thuật là sự phân từ khác của ngôn ngữ tự nhiên, tương đồng nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ tự nhiên. Nhật ký Chu Cẩm Phong là sự kết hợp tài tình vừa mang ngôn ngữ đời thường vừa kết hợp yếu tố tự sự, trữ tình lãng mạn. Điều này khẳng định được tài năng của Chu Cẩm Phong trong việc nghệ thuật hóa ngôn từ với sự tươi mới của cuộc sống thực tại.

Ngôn từ quy ước, ẩn dụ là thứ ngôn ngữ được sử dụng khá phổ biến trong thể loại nhật ký đặc biệt trong nhật ký chiến tranh của Chu Cẩm Phong. Tác giả sử dụng nó như một ký hiệu riêng trong những trang nhật ký của mình, để gọi tên thân thương nào đó và để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, thái độ của mình một cách kín đáo và khách quan nhất. Đó là tên gọi của đồng đội, bạn bè, thậm chí là người yêu là cách tác giả tự nói với mình hay hình dung ra người thân yêu đang hiện diện để thổ lộ tâm sự, tình cảm của mình vói họ. Trong nhật ký thông thường, cách sử dụng ký hiệu này cũng xuất hiện, nhưng

với Nhật ký Chu Cẩm Phong thì xuất hiện với mật độ dày đặc, các ký hiệu,

Bắt nguồn từ điều kiện ra đời, đặc biệt là viết trong bom đạn, trong ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhật ký chu cẩm phong (Trang 65 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)