Con người trong chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhật ký chu cẩm phong (Trang 37 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Con người trong chiến tranh

Đọc Nhật ký Chu Cẩm Phong từ đầu cho tới kết thúc, chúng ta đều thấy

tác giả không chọn ghi riêng những con người tiêu biểu trong chiến đấu, sản xuất, công tác mà cả những con người rất đỗi bình dị như một ông lão người dân tộc thiểu số, một em nhỏ hay một chị phụ nữ quá lứa, lỡ thì…Những con người ấy trong Nhật ký Chu Cẩm Phong đều bình dị nhưng kiên trung, bất khuất và cũng đầy tính người - điều đó đã làm nên thành công của tác phẩm. Bởi chính những con người ấy là niềm khát khao khiến tác giả muốn tìm đến, là nguồn cảm hứng sáng tác không hề vơi cạn, cứ đầy lên từng ngày trong Chu Cẩm Phong. Chính trong chiến trường khốc liệt của đạn bom, của sự ngặt nghèo, thiếu thốn, chính sự bao dung, yêu thương của cấp trên, của đồng đội, nhân dân đã giúp Chu Cẩm Phong chắc tay súng, vững vàng tay bút.

“Buổi chiều mình ra làng đồng bào chơi. Làng đang ăn Tết. Người các làng khác đến đông quá, chật chội, nên tối mình không ở lại như kế hoạch mà về. Về nhà đọc sách nhưng nghe tiếng trống tiếng chiêng và nhất là tiếng reo hò,

tự nhiên muốn biết thêm về người Kà Dong và các phong tục của họ. Về những điệu nhảy này, mình đã biết rồi nhưng mình nhận thấy bỏ qua là một thiếu sót. Thế là mình mượn đèn pin lần mò ra làng. Hai đêm nay trăng sáng lắm. Hôm nay là 14 trăng lọt qua vòm lá rọi xuống loang lổ như da trăn. Quanh cái bếp giữa gian nhà kháng chiến, người đứng chật như nêm. Một số phải đứng nhà bên cạnh vạch nứa nhìn qua. Tuần tự buổi vui chơi của họ như thế này: nấu cơm ra họ vãi xung quanh bếp, khắp sạp và quanh nhà (họ cầu mong mùa lúa gạo thừa thãi?), sau đó nhảy. Đàn ông nhảy trước, nhảy vòng tròn quanh đống lửa theo nhịp trống miệng hét vang: “Cà vô! Cà vô!” theo nhịp dóng đôi. Đàn ông nhảy rất ồn ào. Những người già vẫn ngồi ở góc nhà ăn trầu. Họ nhảy mồ hôi vã ra, có người vừa nhảy vừa bốc cơm trên giàn mà ăn. Họ nhảy như vậy rất lâu sau đó họ mới ngồi quanh bếp lửa. Những người trong gia đình cúng: người già nhất trong gia đình cầm một ngọn lửa, một ống nứa, một cành cây đi quanh bếp miệng đọc thần chú, cuối cùng ông đi đến chỗ đặt những teo, bồ lúa huơ lửa. Trong lúc đó mọi người trong gia đình: đàn bà, các người khác đứng bất kỳ ở đâu đều đọc to những câu thần chú, khấn vái rất lộn xộn, họ đọc ran rồi lại tiếp tục nhảy, rồi uống rượu. Tất cả mọi người đều uống, đàn ông, đàn bà, con nít, chủ, khách…Mấy ông già cắt nghĩa với mình:

- Ai cũng uống. Ai cũng làm, ai cũng đánh Mỹ, ai cũng uống.

Sau đó phụ nữ nhảy. Phụ nữa nhảy theo nhịp trống và chiêng. Họ nhảy không ôn ào, ầm ĩ như nam giới. Có những cô rất diện. Prết đao đầy cổ, thòng xuống đến bụng cooc đeo đầy hai ống tay, quanh người đeo đầy…Trong mặc áo, ở ngoài mặc yếm. Áo và yếm đều mới. Họ nhảy say sưa theo một tiết tấu rất đơn giản. Động tác cũng đơn giản. Họ nhảy đến sáng

Điều này đã lý giải sức sống mãnh liệt của nhân dân miền Trung Trung bộ qua Nhật ký Chu Cẩm Phong khiến kẻ thù khiếp sợ vì bom đạn tàn phá hôm trước, hôm sau căn nhà kháng chiến mới đã được dựng lên bằng cây rừng, nứa lá. Sức mạnh ấy thể hiện bằng những thửa ruộng, nương rẫy hôm trước bị bom mìn hất tung tóe thì vài hôm sau mầm non của hạt giống đã xanh biếc, bám dễ sâu xuống lòng đất mẹ và cả những điệu nhảy mê say, tiếng trống, tiếng chiêng của đồng bào dân tộc ít người vang vọng cả núi rừng…

Song, vũ khí của kẻ thù không phân biệt được trắng đen, phải trái, nó như con ác quỷ phá hết, giết sạch khi phát nổ bất cứ đâu khiến sự tang thương đến vô tận. Cái chết với muôn hình muôn vẻ luôn hiện hữu quanh Chu Cẩm Phong, khi anh thấy những xác chết không toàn thây, khi khác anh lại thấy cảnh hoang tàn đổ nát sau những trận càn của kẻ thù, cái chết hiện ra trong những trang nhật ký. Tất cả nhưng điều nêu trên đã là tư liệu sống giúp Chu Cẩm Phong sáng tác, tạo cảm hứng và tinh thần trách nhiệm để sáng tác văn chương nghệ thuật phục vụ cách mạng... Chu Cẩm Phong và đồng đội của anh - những con người nhỏ bé, bình dị lại mang trong mình bầu nhiệt huyết với sức mạnh ghê gớm của tình yêu nước. Đặc biệt là lý tưởng sống cao đẹp của Chu Cẩm Phong và những người lính thời đó thật đáng khâm phục

Cuộc sống luôn là vậy, luôn có những người tốt, kẻ xấu, những hành động, việc làm khiến chúng ta phải ngưỡng mộ, kính trọng, điều này càng có ý nghĩa khích lệ ý chí của thế trẻ khiến họ cảm thấy yên lòng vững bước, giữ vững lập trường của mình, hăng hái bước tiếp con đường lý tưởng phía trước. Dù thất vọng khi thấy đồng đội còn bon chen, kèn cựa nhau từng tý bởi phàm là con người đều có đức tính này nếu không rèn luyện để vượt qua chính mình. “Đảng viên cơ quan ở lại chỉnh huấn. Cả 2 ngày mình đều bị sốt. Nhiều vấn đề mình muốn phát biểu, nhưng nằm trên võng mệt quá. Trường hợp BMQ hơi buồn, trước đây mình cũng đã nghe, mình không ngờ cậu ta lại

có những suy nghĩ tệ vậy, mình thất vọng ghê. (chuyện trên đường đi, chuyện định xin ra, chuyện ghen tị với mình). Trong chỉnh huấn cậu ta tự phê phán thành khẩn, kiểm điểm tốt. Minh tin cậu ta sẽ khác. Quốc ơi, muốn sáng tác phục vụ tốt cho nhân dân, hãy vứt bỏ những cái quái quỷ, thấp kém đó đi”

(nhật ký ngày 13-10-67). Những “khoảng tối” trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc thập kỷ 60 của thế kỷ trước rất ít xuất hiện trong các sáng tác của các thể loại văn học khác mà chủ yếu là chủ đề về hùng ca, sử thi và nếu có cũng chỉ xuất hiện thời hậu chiến. Sự khác biệt này của thể loại nhật ký so với các thể loại văn học khác được thể hiện rõ, khách quan nhất là quá trình sáng tác, ghi chép với mục đích dành riêng cho mình của Chu Cẩm Phong. Đây có thể coi là một trong những dấu ấn tạo nên sự khác biệt giữa

Nhật ký Chu Cẩm Phong với các tác phẩm văn học khác trong hời kỳ kháng

chiến chống Mỹ.

Những con người và mảnh đất anh hùng trên đường hành quân qua khiến Chu Cẩm Phong phải cảm phục. Hình ảnh những o du kích dịu dàng nhưng rất dũng cảm khi cõng thương binh, nhanh nhẹn gan dạ khi tải đạn, phá bom mở đường thông xe... Điều này đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí Chu Cẩm Phong thêm vững bước hành quân và tin vào ngày mai tươi sáng của dân tộc vì vẫn còn có những con người cùng chí hướng, cùng tâm huyết cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc như mình. Trên hành trình đi tìm nguồn tư liệu sáng tác phục vụ kháng chiến, nhà văn, chiến sĩ Chu Cẩm Phong cũng đã gặp những con người, những gia đình anh dũng, những tấm gương sáng khiến anh thầm cảm phục và ngưỡng mộ. Cái nghèo không làm con người nơi đây trở nên ích kỉ, nhỏ nhen, họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho bộ đội, thậm chí chia nhau từng củ sắn đã cương vàng, mất vị.

Đó là mảnh đất Quảng Nam kiên cường với gia đình đồng chí tên Dũng, nhà anh có 9 người thì cả 9 người đều đi bộ đội, cha mẹ anh ở nhà tăng gia sản xuất, nuôi giấu cán bộ, người cha nổi tiếng về tài rèn và chế tác vũ khí,

giặc dụ dỗ mua chuộc nhiều lần không được nên bắt ông đi tù và hành hạ. Song, tinh thần bất khuất đó không hề nao núng và khuất phục trước sự dã man tàn bạo của kẻ thù. Phải chứng kiến cái chết của đồng đội, anh vừa xót thương vừa cảm phục: “Ngày hôm nay, tổn thất thật đau đớn, Phong hy sinh vì vấp phải mìn trong khi xách AK chạy theo bắn máy bay... Trước khi chết cậu ta tỉnh táo bắt tay tiễn anh em hoạt động phía trước. Phong hỏi tham mưu tình hình dân bị bắt rồi nói: “Cố gắng đánh địch cả phía trước phía sau”. Bắt tay anh em chưa kịp thả ra thì giật chân tay tắt thở”. Đó là anh chiến sĩ tên Miên, dù đã bị thương trong một trận đánh nhưng vẫn anh dũng chiến đấu với kẻ thù: “Chân bị thương rồi anh còn dùng lựu đạn và thủ pháo diệt thêm một địch mới thôi. Anh bị thương nặng, nhưng không chịu để đồng chí vác mình, anh nói với bạn: “đồng chí hãy vác tử sĩ’. Ở bệnh viện điều trị anh quyết tâm tập đi ngay khi vừa bỏ đôi nạng và đi kiếm củi cho bệnh viện. Khi được ra Bắc an dưỡng, anh van xin được ở lại chiến trường. Anh xin phép được về thăm đơn vị rồi sẽ trở lên. Nhưng anh đã nói dối và ở lại luôn đơn vị vì: “anh không thể đi Bắc giữa lúc này, giữa lúc cả quê hương anh cần từng người con, dốc hết sức lực đi vào giai đoạn quyết liệt của cuộc chiến đấu. Anh kể chuyện vượt đường số 1 và chứng minh rằng anh có thể chạy, có thể chiến

đấu được” [24, tr 130]. Khi đồng chí thủ trưởng không cho phép anh trở lại

đơn vị, anh đã nói gần như khóc: “Trời ơi. Không, từ ngày làm chiến sỹ, tôi chưa lần nào trái lệnh của đồng chí, đồng chí thủ trưởng ạ, tôi đã làm đúng kỷ luật của một quân nhân cách mạng. Nhưng lần này, xin đồng chí, xin đồng

chí cho tôi được không tuân lệnh đồng chí” [24, tr 131]. Trước nhiệt tình cách

mạng của anh, lãnh đạo đã điều anh về tổ quân giới, và anh nhanh chóng thích nghi ngay với nhiệm vụ mới. Hay như cô gái có tên Hồng- người được tặng huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba rất rụt rè nói không ra lời cho thật trôi chảy về những chiến công xuất sắc của mình nhưng lại là người con gái đầu tiên cưỡi lên trái bom 500kg để mở bom, xung phong nhận công việc

nguy hiểm. Cái chết có thể đến với mình bất cứ lúc nào không hề run sợ, cô nói với đồng đội: “Tôi vừa mở và nói to cho các đồng chí biết, làm tới đâu

nói tới đó. Tôi có hy sinh các đồng chí rút kinh nghiệm” [24, tr 131]... Những

con người nhỏ bé đó thật gan góc, kiên cường, súng đạn kẻ thù không là họ run sợ hay lùi bước, trái lại càng khiến họ càng nung nấu quyết tâm chiến thắng kẻ thù mang lại hòa bình trên mảnh đất quê hương. Tận mắt thấy, tai nghe những con người bình dị và hiên ngang, bất khuất đó càng giúp Chu Cẩm Phong kiên định về cuộc chiến nhất định thắng lợi.

Trên khắp mảnh đất đau thương này, đâu đâu ta cũng bắt gặp những gia đình, những người con anh dũng, họ thật gần gũi, giản dị mà anh dũng biết bao. Đó thực sự là một nghị lực phi thường của tình yêu nước đã giúp họ, những con người nhỏ bé, giản dị đó anh dũng gan dạ đối diện với cái chết một cách hết sức nhẹ nhàng: “Cẩm Thanh bị phá hoang tàn, khủng khiếp. Trước đây mình viết “Làng trụi” đọc cho anh em nghe, anh em bảo mình viết về Cẩm Thanh, nhưng thật ra Cẩm Thanh bị tàn phá ghê gớm. Ở đây như Củ Chi vậy. Toàn xã chỉ có 1 thôn có dân. Thôn 1 bị bom và pháo ghê gớm, không có ngày nào, đêm nào là không có hàng tràng bom đạn trút xuống, nhưng dân vẫn bám trụ cái thôn xác xơ, trơ trụi, đúng hơn chỉ là cài gò bé xíu

giữa con sông mênh mông…” (nhật ký ngày 7-4-68).

Những khó khăn đó không quật ngã được ý chí chiến đấu của những người lính như Chu Cẩm Phong mà anh kiên cường luôn hướng về miền Nam ruột thịt chiến đấu và mong đến ngày hòa bình lập lại trên quê thân yêu. Anh sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, tương lai và xương máu của mình vì nền độc lập của dân tộc. Thật đáng tự hào và cảm phục biết bao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhật ký chu cẩm phong (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)