7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nhật ký Chu Cẩm Phong
Do bản thân tác giả Chu Cẩm Phong là một người được đào tạo chuyên về viết văn tại Trường đại học Tổng hợp Hà Nội và đã trở thành nhà văn khi có nhiều tác phẩm nên trong cuốn Nhật ký Chu Cẩm Phong, chúng ta thấy được những thủ pháp sáng tạo ngôn từ rất đặc sắc. Trên cấp độ từ vựng, Chu Cẩm Phong đã sử dụng một cách rất độc đáo và linh hoạt nhiều lớp từ vựng, mang đến những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ. Với việc lặp đi lặp lại những từ ngữ, hình ảnh, sử dụng lớp từ triết lí, lớp từ phân tích tâm lí đã tạo ra được cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, con người trong chiến tranh, thấy được ý chí, nghị lực của nhà văn khoác trên mình màu xanh áo lính này. Hơn thế nữa, việc tác giả sử dụng thành thạo tiếng địa phương cũng như tiếng của bà con dân tộc ít
người cho thấy tài năng cũng như sự gần gũi, gắn bó của tác giả với nhân dân.
“Xứ đất này trở nên tốt tươi. Trong những đám thổ mình đi qua, đậu phụng xanh mướt, giàn khổ qua rậm rịt, những bãi bí ngô lổn ngổn trái, dày đặc mà người ta chưa vội hái. Đặc biệt những luống khoai tề chỉnh, tăm tắp cả gần một thước, lá sum xuê, bò xoã ra luống đất lực lưỡng, nở nang. Khoai ở đây
chưa bằng ở Trà Đoã nhưng cũng ngon lắm” (nhật ký ngày 31-3-68).
Trên cấp độ câu văn, nhà văn đã sử dụng những cấu trúc câu đa dạng, gợi cảm, những câu văn trần thuật chứa đựng nhiều thông tin và đặc biệt là khả năng sử dụng linh hoạt các loại câu kế, câu tả và câu cảm thản, Chu Cẩm Phong đã tạo cho mình được một phong cách sử dụng ngôn ngữ rất riêng và thành công. “Trời nắng dữ dội. Các dãy núi bên bờ sông X bị chất độc giờ ngả màu như một đốm lửa lớn liếm qua tất cả, khô héo trong màu nâu cháy nhức mắt. Người ta vẫn cứ phát rẫy, trỉa bắp. Đây đó trên các sườn đồi núi bốc lên những đụn khói lớn, lúc đầu màu vàng chạch, sau chuyển sang màu trắng nhẹ nhàng, tản đi trong nắng. Trên bầu trời máy bay trinh sát L19, OV10A, trực thăng vẫn quần, rình mò. Các đám cháy, đụn khói vẫn thách thức…” (nhật ký ngày 21-2-70). Điều này có vai trò tích cực trong việc thể hiện những trăn trở, những suy nghĩ trong con người Chu Cẩm Phong.
Đáp lại lời kêu gọi của quê hương đất nước, những chàng trai, cô gái tạm từ bỏ ước mơ, tương lai, cuộc sống bình yên và hạnh phúc cá nhân để hòa mình vào cuộc chiến của toàn dân tộc. Dù biết khó khăn gian khổ, cái chết luôn diễn ra từng giây từng phút nhưng nó không làm họ nhụt chí mà ngược lại còn làm tăng thêm ý chí chiến đấu và trả thù cho người đã khuất. Tất cả những điều đó thế hiện rõ nét qua ngôn ngữ trong cuốn nhật ký của Chu Cẩm Phong. Chính điều này đã tạo nên sức hút vô cùng hấp dẫn và mang lại sức sống cho cuốn nhật ký này.
Trong điều kiện khó khăn về mọi mặt có lẽ điều kinh khủng nhất mà người lính phải đối mặt là cái đói và những cơn sốt rét rừng. Tiểu ban văn nghệ của Chu Cẩm Phong dường như đã quá quen thuộc với những bữa cơm thòm thèm, chia nhau từng củ sắn, bát ngô, thậm chí đói quá thì những củ sắn chết nhựa cũng trở thành món ngon, anh kể về những hôm cõng gùi đi vào làng xin đổi khoai sắn của bà con thật xúc động: bộ đội đã đói nhưng nhiều gia đình còn đói hơn mình, cứ trồng được luống ngô, khoai sắn nào thì lại bị bọn giặc thả chất độc ngấm vào khiến chúng không thể sống nổi; hay khi vào nhà dân xin lương thực, nhìn vào đáy thùng chỉ còn lại ít gạo, vậy mà họ cũng vui vẻ san sẻ cho anh... tất cả những chi tiết miêu tả về cuộc sống khó khăn thiếu thốn đủ đường đó đã được anh ghi lại trong nhật ký một cách chi tiết và đầy đủ nhất, nhưng những thiểu thốn “đói hoa cả mắt tay run không thể cầm bút mà viết được”, đó không làm mất đi ý chí chiến đấu trong anh. Phải chống chọi với những cơn đói, với trận sốt rét rừng ác tính vậy mà anh vẫn hăng say sáng tác, mau chóng hoàn thành những tác phẩm văn nghệ phục vụ chiến đấu. Trong Nhật ký Chu Cẩm Phong ta bắt gặp những ngôn ngữ được người viết dùng như một kí hiệu chỉ riêng mình biết. Đó là tên gọi của đồng đội, bạn bè thậm chí là của người yêu... là cách để tác giả tự nói với mình hay hình dung ra những người thân yêu của mình đang hiện diện, thổ lộ tâm tư tình cảm và thái độ của mình với họ. Trong nhật ký thông thường, cách sử dụng này cũng xuất hiện, nhưng với nhật ký chiến tranh thì mật độ xuất hiện vô cùng dày đặc, các ký hiệu tên được viết tắt. Những ngôn ngữ quy ước này được tác giả sử dụng như một thứ ký hiệu riêng trong những trang nhật ký của mình, để gọi tên một người thân thương nào đó và để bộc lộ cảm xúc suy nghĩ, thái độ của mình một cách kín đáo và khách quan nhất. Nhật ký chiến tranh là những trang viết từ chiến trường khói lửa, giữa làn mưa bom bão đạn, vì thế để viết ra những dòng chữ đó của một người phải thật sự trải qua tất cả. Người chiến sĩ của chúng ta hoàn toàn không có nhiều thời gian để có thể đầu
tư vào câu chữ sao cho thật trau chuốt hay chọn lựa các tình tiết, sự kiện để ghi chép, trái lại, đó là những ghi chép nhanh, linh hoạt và chi tiết những sự kiện đang diễn ra trên mặt trận. Kể cả những lúc đau ốm, mưa bão phải nằm nhà một mình của Chu Cẩm Phong... Điều này hoàn toàn khác biệt với những cuốn nhật ký thông thường khác, vì nhật ký thông thường có thể viết lúc rảnh rỗi hay tùy theo tâm trạng muốn viết hay không muốn viết. Vì thế nhật ký chiến tranh thực sự như những cuộc hành trình ngôn ngữ gian nan, đồng hành cùng tác giả. Những cuốn nhật ký được hoàn thiện và nguyên vẹn đến với độc giả đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn giữa trăm bề thiếu thốn. Trải nghiệm qua gian khổ mới thấy hết nỗi gian truân mà những người lính của chúng ta đang nếm trải, càng khẳng định nỗ lực phi thường và sức sống mãnh liệt mà không bom đạn của kẻ thù nào có thể khuất phục được họ. Những trang viết đầy sức sống của những người nghệ sĩ - chiến sĩ đã tái hiện và miêu tả một cách sinh động về một thời đại hào hùng của dân tộc, đã trở thành kho tư liệu vô giá những gì mà chiến tranh đã đi qua, phản ánh được một cách chân thực những tấm gương anh dũng của thế hệ cha anh đi trước, đặc biệt là ước mơ hoài bão và lý tưởng sống của tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh, đã thành niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam mọi thế hệ. Nhà văn Thanh Quế có nhận xét rất chí tình chí lý về Chu Cẩm Phong như sau:“Chu Cẩm Phong ghi chép rất kĩ
lưỡng. Trong cuốn sổ tay để lại anh tả từng khuôn mặt người, ghi từng câu
nói, từng từ lạ, những từ mang bản sắc vùng đất cùng những vật dụng mà bà con dùng ở từng vùng... Những gì anh viết ra chỉ là một phẩn rất nhỏ so với những điều anh thu nhặt được. Anh hiểu thấu đáo nhiều việc xảy ra ở đồng
bằng, miền núi khu V... Tạng của anh là tạng của một nhà tiểu thuyết lớn”.