Khát vọng giải phóng quê hương và lí tưởng của thế hệ chống Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhật ký chu cẩm phong (Trang 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Khát vọng giải phóng quê hương và lí tưởng của thế hệ chống Mỹ

Theo cha tập kết ra Bắc và được nuôi dưỡng, đào tạo trong môi trường hạnh phúc của người dân tự do, người dân làm chủ đất nước nhưng nỗi nhớ

mẹ, nhớ quê hương luôn đau đáu trong con người Chu Cẩm Phong. Quê hương anh ngày đêm bị quân thù tàn phá, người thân, bạn bè, hàng xóm của anh phải sống trong sự khổ đau, kìm kẹp dưới ách cai trị của quân thù nên giải phong quê hương là niềm mong mỏi luôn trào thúc trong anh. Vì những điều này mà Chu Cẩm Phong vào chiến trường với tâm trạng hồ hởi và ý chí đầy quyết tâm.

Chu Cẩm Phong cũng như bao chàng trai, cô gái Việt Nam thời đó hăng hái khoác trên mình chiếc ba lô và lăn lộn cuộc đời giữa mưa bom bão đạn, chiến đấu vì sự nghiệp chung của dân tộc… Trong số họ có nhiều người sinh ra, lớn lên ở miền Nam đã ra Bắc tập kết để được học tập, rèn luyện, bồi dưỡng thành đội ngũ cán bộ của đất nước. Chu Cẩm Phong là một trường hợp như vậy, anh theo cha tập kế ra Bắc được nuôi dưỡng, giáo dục trở thành trí thức để thực hiện nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Nhưng hình ảnh người mẹ già ở quê hương Hội An luôn thôi thúc anh sớm trở lại vùng đất thân thương, gắn bó. Việc mẹ anh bị bắt tù đày khi hoạt động cách mạng, quê hương anh bị quân thù xâm chiếm, tàn phá, đồng bào miền Nam bị đàn áp… đã khiến Chu Cẩm Phong quyết tâm vào chiến trường để cầm sung, cầm bút phục vụ cách mạng. Do đó, giải phóng quê hương là nội dung bao trùm toàn bộ trong Nhật

ký Chu Cẩm Phong, điều này đã giải thích rất rõ cho chúng ta biết vì sao vùng

đất phố cổ Hội An giao tranh ác liệt như vậy nhưng Chu Cẩm Phong luôn hướng tới trong những chuyến đi thực tế. Anh muốn trở lại quê hương sau bao năm xa cách, muốn gặp lại mẹ anh. Ấy vậy mà khi đã đến đất Hội An, nhìn thấy căn nhà của mình, nhưng do điều kiện công tác, kỷ luật quân đội, Chu Cẩm Phong vẫn nén lòng mình, không vào thăm mẹ, tiếp tục hành quân. Qua đó, cho chúng ta thấy Chu Cẩm Phong là người trách nhiệm, chịu đựng ra sao, anh đã hy sinh những điều riêng tư vì nền tự do, độc lập của dân tộc,

điều tưởng trừng rất đơn giản nhưng đặt vào hoàn cảnh cụ thể thì không phải ai cũng thực hiện được.

2.2.2. Góc nhìn, quan điểm của nhà văn về chiến tranh, về đồng đội, về nhân dân

Có những lúc, tâm trạng Chu Cẩm Phong cũng buồn thương nhớ mong da diết đối với quê hương, gia đình, bạn bè, người yêu, một nỗi lo lắng rất mơ hồ xuất hiện trong tâm trí anh như mình ra đi mãi mãi không bao giờ trở về, không còn được gặp lại người thân thì sẽ đau khổ biết chừng nào. Nhưng những dòng suy nghĩ đó chỉ thoảng qua, phút chốc còn trong cuốn nhật ký của mình, Chu Cẩm Phong đã dành những giây phút sâu lắng nhất của trái tim để nhớ về người yêu. Chúng ta hãy cảm nhận điều nay khi đọc những dòng nhật ký anh viết cho P.L: “Chiều hôm qua và chiều hôm nay. Anh nhớ em đến điêu đứng và buồn đến rã rời. Em ạ, anh nói thật điều đó mà không sợ em chê. Anh sẽ mang theo hình ảnh đằm thắm dịu dàng, ngọt ngào và tha thiết của em ra chiến trường cùng với những thương nhớ cháy bỏng trong tim anh. Anh sẽ đi xa, đến nơi đến chốn, sẽ sống xứng đáng. Anh không bao giờ muốn hai đứa

mình là những kẻ tầm thường, tình yêu của mình chật hẹp...”. Lời hẹn ước

của Chu Cẩm Phong với người yêu sẽ có một đám cưới ngày gặp lại đã không thành hiện thực. Tất cả họ, những con người giản dị trong sáng đó đều chất chứa trong mình những tâm trạng nhớ nhung da diết. Cũng có những người lính trước khi lên đường mà không kịp trao lời yêu thương đến người mình yêu và âm thầm day dứt lỡ như mình không bao giờ còn có cơ hội để bày tỏ nỗi lòng thì đáng buồn biểt bao. Tình yêu là một nguồn động lực vô hình có sức mạnh cổ vũ, khích lệ Chu Cẩm Phong trên những con đường hành quân vất vả và những khó khăn thử thách nơi chiến trường ác liệt, mong chóng đến ngày đoàn tụ sum vầy trong hạnh phúc. Ở Chu Cẩm Phong hay những người lính trẻ khác là sự tỏa sáng của lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng mà họ

cống hiến một cách vô tư không hề do dự, đặt hạnh phúc to lớn của cả dân tộc lên trên hạnh phúc cá nhân nhỏ bé của mình. Cũng giống như bao thế hệ thanh niên thời đó, Chu Cẩm Phong ý thức sâu sắc nhiệm vụ của công dân khi đất nước có chiến tranh, vì thế anh luôn đặt nền độc lập của nước nhà lên trên hạnh phúc cá nhân, tất cả cho chiến trường không tiếc hy sinh thân mình.

Chiến trường có thể một đi không trở lại, nhưng Chu Cẩm Phong và các chiến sĩ cách mạng thời đó với ý chí sắt đá và lòng quyết tâm đó vẫn không hề phai nhạt lý tưởng, thêm vững bước đi lên, vì có niềm tin vào cuộc sống. Dù phải đối diện với thiếu thốn, khó khăn gian khổ thậm chí là cái chết nhưng Chu Cẩm Phong hay các chiến sĩ khác không hề nuối tiếc hay ân hận vì quyết định của mình. Ví dụ như chàng sinh viên khoa Toán, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Nguyễn Văn Thạc đã tạm gác sự nghiệp học tập, từ chối cơ hội tốt đẹp để hăng hái xung phong lên đường. Khoác trên mình chiếc ba lô nặng trĩu với cái nắng bỏng rát trên đường hành quân, những thử thách ban đầu đối với anh lính tân binh trước khi ra trận chiến. Hay như Đặng Thùy Trâm, cô gái nhỏ nhắn đất Hà thành từ chối một cuộc sống hạnh phúc với người thân, một công việc tốt đang đón đợi một mình xông pha nơi tuyến lửa, chấp nhận đương đầu với khó khăn thách thức. Còn với Vũ Xuân, người con của đất chè, đất thép Thái Nguyên vừa tốt nghiệp phổ thông với học lực giỏi, tư chất thông minh, nhanh nhẹn lẽ ra cánh cửa tương lai phải rất rộng mở với anh. Nhưng khi đất nước còn chia cắt, anh đã tình nguyện nhập ngũ để đi khắp các chiến trường miền Nam, qua Lào rồi anh dũng hy sinh tại miền Tây Nam Bộ để lại sự tiếc thương đối với người thân, đồng đội.

Với Chu cẩm Phong cũng vậy, anh có lý tưởng cách mạng của thế hệ trẻ lúc bấy giờ nên sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng tư để tình nguyện nhập ngũ, cống hiến sức trẻ của mình cho Tổ quốc...Song, ở Chu Cẩm Phòng có một điều khác hơn so với các chiến sĩ cách mạng quê ở miền Bắc tình nguyện vào

Nam chiến đấu để thống nhất đất nước thì Chu Cẩm Phong có thêm tình yêu của quê hương, người thân bởi anh sinh ra tại đất Hội An, tỉnh Quảng Nam. Trong lý tưởng chung của thể hệ trẻ lúc bấy giờ, Chu Cẩm Phong còn có cái riêng đó nên sự quyết tâm chiến đấu, công tác để giải phóng quê hương. Do vậy, từ tinh thần, tư tưởng đến việc làm của anh luôn rất quyệt liệt. Khi liên tưởng, suy nghĩ về tinh thần cách mạng của Chu Cẩm Phong và một số chiến sĩ cách mạng từ miền Nam tập kết ra Bắc từ năm 1954 như: Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân…chúng ta sẽ hiểu được vì sao giữa đầy trời bom đạn mà các anh vẫn quyết tâm lào vào cuộc chiến không một chút do dự. Bởi đó là quê hương máu thịt mà các anh đã xa cách bao năm…

Tất cả những chiến sĩ cách mạng nhỏ bé, giản dị mà cũng vĩ đại vô cùng, luôn cống hiến hết mình vì sự nghệp vĩ đại của dân tộc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng cách mạng, không hề do dự hay đắn đo suy nghĩ thiệt hơn cho bản thân mình. Nguyễn Văn Thạc đã nói với những đứa em mà cũng là nói với chính lòng mình: “Em ơi, tất cả những niềm vui nhỏ bé đó, phải biết hy sinh. Nếu em muốn đi xa hơn nữa. Đất nước gọi em, và chìa tay đón em vào lòng, với ước mong em là đứa con khỏe mạnh và có ích. Em hãy biết bỏ qua những điều không nhỏ mà nắm lấy cái gì lớn nhất mà cánh tay em có thể

dâng trọn cho Tổ quổc” [29, tr 145]. Hay nồi buồn và xấu hổ khi đã chính

thức trở thành một anh lính thông tin vậy mà, Nguyễn Văn Thạc vẫn chưa cầm súng giết chết tên giặc nào: “Ta biết giấu mặt vào đâu, vào gấu quần hay gấu áo, khi đường Trường Son không có dấu chân ta? Khi cả cuộc đời ta chưa có niềm vui mãnh liệt của người chiến thắng, cắm cờ Tổ quốc trên cả

nước thân yêu” [29, tr 53]. Đối với Đặng Thùy Trâm cũng bộc lộ tâm sự của

mình trong những trang nhật ký: “Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống và chiến đấu và nghĩ rằng mình ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã

dâng trọn đời mình cho Tổ quôc. Dĩ nhiên con cũng cay đăng vì không được sông tiêp trong cuộc sông hòa bình hạnh phúc mà mọi người trong đó có con đã đổ xương máu để giành lại. Nhưng có gì đâu, hàng triệu người như con đã ngã xuống mà chưa hề được hưởng trọn lấy một ngày hạnh phúc. Cho nên có

ân hận gì đâu.” [32, tr 167]. Hay cũng có khi đó là lời tự vấn đầy tâm trạng

của chị như: “Tuối xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng.. .tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc lẽ ra họ phải có... Ước mơ bây

giờ là đánh giặc Mĩ, là Độc lập, Tự do của đất nước” [32, tr 206]. Hay những

lời tâm sự với người thân trong nhật ký, liệt sĩ Hoàng Kim Giao đã viết: “Anh quan niệm hạnh phúc của chúng ta vững chắc, khi chúng ta đóng góp được nhiều nhất sức lực của chúng ta cho cách mạng. Hạnh phúc lớn lao sẽ đảm

bảo hạnh phúc riêng tư của chúng ta” [11, tr 39]. Anh cũng giống như biết

bao thế hệ thanh niên thời đó, không quản gian lao, dâng trọn cuộc đời mình vì sự nghiệp chung của dân tộc, sẵn sàng chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân vì lợi ích chung với tài năng của một thanh niên ưu tú tốt nghiệp hai trường đại học, một nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp cho tích cực về giải pháp khoa học công nghệ với công trình “Phá hủy lôi từ tính và bom từ

trường, đảm bảo giao thông 1967- 1972”. Cống hiến này của Hoàng Kim

Giao đã được Đảng Nhà nước vinh danh, truy tặng anh Giải thưởng Hồ Chí Minh 1996. Anh đã ngã xuống khi đang làm nhiệm vụ, phá bom thông đường cho xe ra tiền tuyến, cho sản xuất thuận lợi. Sự hy sinh của anh cùng biết bao chiến sĩ thời đó đã trở thành tấm gương anh dũng bất khuất, góp phần cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mang lại thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc.

Đôi lúc, nhìn mái tóc của mình, Nguyễn Văn Thạc chán nản nghĩ đến người thân, người yêu và không muốn gặp gỡ, không muốn sẻ chia với ai nữa, kể cả với nhật ký của mình anh cũng không muốn viết. Có lúc, anh thấy nỗi buồn, trống trải và sự thất vọng ghê gớm xâm chiếm tâm hồn mình, có lúc lại thấy bị dằn vặt, buồn rầu thậm chí cả cảm giác điên dại, bi quan khi nghĩ chắc chắn mình sẽ chết và không còn được găp ai nữa.. .Hay tâm trạng buồn chán vì mình chưa thực sự được Đảng tin tưởng, chưa được chính thức đứng vào hàng ngũ vẻ vang đó vì hoàn cảnh xuất thân không thuận lợi như những người khác. Anh tự vấn lòng mình: “Mình đi bộ đội, chẳng qua là buộc phải đi! Không đi ư, thì tức là anh đã chống lại chính sách, chống lại Đảng. Đấy,

những ngày đầu đi bộ đội của mình là như thế” [29, tr 181]. Có khi, trước

thực tế khắc nghiệt và nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu da diết, Nguyễn Văn Thạc thấy chán nản: “Phải, tôi hiểu rằng với một người con trai đang khỏe mạnh, đang sung sức, đang ở giữa mùa xuân của đời mình thì buồn nản, thì chán

đời là một điều xấu xa và không thể nào tưởng tượng được - Người ta đã chửi

rủa biết bao lần những thanh niên như thể - Nhưng tôi biết làm sao khi chính

bản thân tôi đang buồn chán đến tận cùng này” [29, tr 232]. Nhiều khi anh

lính binh nhì thấy buồn nản vì gần một tuổi quân nhưng chưa được đứng trong hàng ngũ của Đảng, chưa được Đảng tin cậy hoàn toàn. Anh cũng băn khoăn vì hoàn cảnh xuất thân của mình và cảm giác mình không được ưu ái như đồng đội: “không ở đâu sự đấu tranh giai cấp lại diễn ra quyết liệt như

trong quân đội cả”. Thậm chí là tâm trạng đầy chất chứa nỗi niềm của

Nguyễn Văn Thạc: “Đôi lúc, mình có cảm giác tội lỗi rằng mình đi bộ đội là tạm thời thôi. Hình như xa nhà chỉ vài ngày và không lâu nữa lại trở về Hà Nội” [29, tr 114]. Khi được hỏi đển chuyện đi học ở nước ngoài Nguyễn Văn Thạc cũng thấy chạnh lòng: “Dũng hỏi mình về chuyện đi nước ngoài. Khơi dậy làm gì chuyện ấy. Nó khiến mình buồn bã suốt một thời gian dài. Thật

Bản thân bác sĩ Đặng Thùy Trâm cũng vậy, những cảm xúc buồn vui nhớ mong da diết luôn hướng về miền Bắc yêu thương, ở đó chị có ba, có mẹ, có các chị em gái thân thương và những người bạn học... đến với chiến trường ác liệt, hàng ngày hàng giờ, chị phải đối mặt với sự chết chóc, hy sinh, với khó khăn thiếu thốn trăm bề, và hon hết là sự thất vọng về lòng người vẫn còn mang nặng tư tưởng kèn cựa đố kị nhau vì mang danh là con gái đất Hà thành và tiểu tư sản nên đường đi có lắm chông gai thử thách, tâm trạng bực dọc khiến Đặng Thùy Trâm bộc lộ: “Đành rằng vì tính chất giai cấp, nhưng mình vẫn thấy rất rõ có một điều ngoài cái lẽ dĩ nhiên ấy. Có một cái gì đó bắt bẻ, gọi là bắt bí của một vài cá nhân có trách nhiệm. Chẳng biểt nói sao, đời nó

là như vậy đó”. Có những lúc tưởng chị sẽ gục ngã vì khối lượng công việc

quá sức đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của mình, hay có những lúc sự mất mát hy sinh đã khiến ý chí của con người không còn kiên định, không còn thấy hào hứng gánh vác công việc được giao phó nữa. Chị nhận thấy: “Những chuyến ra đi vẫn còn tiếp diễn, mình đã gặp biết bao người vì nhiệm vụ ra đi, chưa chắc đã có đầy đủ niềm tự hào phấn khởi khi bước chân trên con đường rất đỗi vinh quang. Vì sao ư? Dễ hiểu thôi,vì chiến trường đòi hỏi qúa cao mà

hậu phương thì đã tất cả cho tiền tuyển từ những năm nào” [32, tr 168- 169].

Khi đó chị phải tự động viên, cô vũ mình để vượt qua khó khăn gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với niềm tin yêu nơi mảnh đất Đức Phổ thân yêu, nơi quê hương thứ hai của chị, nơi mà chị đã cống hiến tuổi xuân, mồ hôi và nước mắt của mình và hơn hết bên cạnh chị vẫn có những người em như Thuận, người đồng đội thân yêu như Hường, anh Tân, Cúc.. .luôn hiểu và yêu thương chị hết lòng.

Những cảm xúc chân thực, sự hoang mạng lo lắng, những phút giây dao động rất bản thể của con người trôi qua rất nhanh. Họ lại trở về sống trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhật ký chu cẩm phong (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)