Cơ cấu tổ chức của Ngân Hàng TMCP Đông Á-PGD 3 Thán g2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP đông á phòng giao dịch 3 tháng 2​ (Trang 36)

2.1.3.1. Chức năng của từng phòng ban

Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2

Ban giám đốc: Giám đốc quản lý bộ phận phát triển tín dụng và Phó Giám Đốc quản lý bộ phận vận hành. Ban giám đốc chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chính sách, quy định của pháp luật và Điều lệ, các quy chế, quy định nội bộ của Ngân Hàng, nghị quyết, quyết định của HĐQT.

Bộ phận kinh doanh: là bộ phận thực hiện hoạt động mua bán ngoại tệ bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đúng theo quy định về quản lý ngoại hối của NHNN, mua bán vàng. Bên cạnh đó, bộ phận kinh doanh cũng chịu trách nhiệm về việc cho vay ở các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Bộ phận dịch vụ khách hàng: Giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng, chịu trách nhiệm quản lý và vận hành máy ATM an toàn hiệu quả và luôn trong tình trạng sẵn sàng để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Bộ phận quản lý tín dụng: tư vấn và trao đổi sơ bộ và lập toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nhiệm vụ là định giá giá trị tài sản thế chấp của khách hàng sau đó tiến hành các thủ tục giải ngân.

Bộ phận kiểm ngân: quản lý an toàn tiền mặt, các giấy tờ có giá, tài sản thế chấp,và các tài sản khác theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân hàng nhà nước quy định.

BỘ PHẬN DỊCH VỤ KH BỘ PHẬN QUẢN LÝ TD BỘ PHẬN NGÂN QUỸ BỘ PHẬN KINH DOANH

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của PGD 3 Tháng 2

VẬN HÀNH PHÁT TRIỂN

KINH DOANH

2.1.3.2. Ưu, nhược điểm của bộ máy tổ chức

Ưu điểm

Với mô hình hoạt động như trên, trước hết tạo điều kiện cho việc phân công trách nhiệm của từng cán bộ, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng hướng tới giao dịch tại Ngân hàng. Ngoài ra, bộ máy còn có những ưu điểm sau: Bộ máy tổ chức chặt chẽ giữa cấp lãnh đạo và các phòng ban; số lượng phòng ban tương đối hợp lý, đầy đủ, phù hợp với công việc; từng bộ phận tập trung được nhân lực để hoạt động chuyên sâu, chú trọng đến hiệu quả làm việc.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm đó, thì Phòng Giao Dịch cũng gặp phải những vấn đề khó khăn như: dù đã có nhân viên giao dịch chuyên trách nhưng do số lượng còn hạn chế trong khi vào giờ cao điểm, số lượng khách hàng đến giao dịch rất đông, nhân viên phải hướng dẫn khách hàng làm thủ tục… đồng thời phải giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Do thời gian dành cho một khách hàng hạn chế nên đôi khi không giải đáp cặn kẽ thắc mắc của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Ngân hàng cũng như dẫn đến rủi ro cho khách hàng.

2.1.4. Đặc điểm địa bàn hoạt động kinh doanh

Ưu điểm

Ngân hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 nằm trong khu vực có mật độ dân cư đông và ổn định, hầu hết là đầu tư bất động sản, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và những người trong giai đoạn nghỉ hưu, là nơi tập trung siêu thị MaxiMax, Spa, khu chung cư và chợ,… đóng vai trò tập kết, trung chuyển và phân phối hàng hóa đi đến các quận khác trong thành phố.

Vị trí địa lý thuận lợi giao thông trên một địa bàn rộng với sự đa dạng các ngành nghề: thương mại bán buôn, bán lẻ,…Ngân hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 có ban lãnh đạo trẻ gồm những người có trình độ kinh doanh giỏi đã tìm kiếm nhiều nguồn khách hàng đa dạng cho Phòng Giao Dịch.

Nhược điểm

Cùng với sự mở rộng và phát triển của kinh tế Quận 10, các ngân hàng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực mở thêm chi nhánh và PGD tại Quận 10. Sự tăng thêm

về số lượng các PGD, chi nhánh ngân hàng ở khu vực vừa tạo ra khó khăn thách thức vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của PGD ngân hàng, đặc biệt là hoạt động huy động vốn.

Với số chi nhánh và PGD nằm cạnh nhau trên cùng một tuyến đường như vậy thì có thể thấy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khu vực gay gắt như ACB, An Bình, BIDV,… thị trường hoạt động của ngân hàng Đông Á bị chia sẻ nhiều hơn. Các chi nhánh và PGD mới mở với chính sách lãi suất và sản phẩm hấp dẫn đã thu hút được một lượng lớn người dân gửi tiền, giành mất một phần không nhỏ khách hàng truyền thống của ngân hàng.

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Đông Á-PGD 3 Tháng 2

Bảng 2.1:Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Đông Á- PGD 3 Tháng 2

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 2012 2013 2014

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%)

TỒNG THU NHẬP 155.128 183.079 241.419 27.951 18,02 58.340 31,87 TN từ hoạt động TD 105.479 157.544 225.035 52.065 49,36 67.491 42,84 TN phí từ HĐDV 3.427 4.452 5.879 1.024 29,89 1.427 32,05 TN từ HĐKD khác 108 39 164 -69 -63,82 125 321,6 TN khác 27.494 14.161 9.233 -13.334 -48,5 -4.928 -34,8 TỔNG CHI PHÍ 132.371 155.125 208.750 22.754 17,19 53.625 34,57 CP hoạt động TD 76.833 119.612 178.427 42.779 55,68 58.815 49,17 CP hoạt động DV 473 372 1.429 -101 -21,41 1.057 284,52 Nộp thuế & các khoản phí 44 199 134 155 354,5 -65 -32,63

CP HĐKD khác 38 213 1.232 175 462,3 1.019 478,81

Chi phí cho nhân viên 7.642 8.886 12.460 1.244 16,27 3.575 40,23 Chi HĐ quản lý & công cụ 5.299 6.077 6.560 778 14,68 483 7,95 Chi về tài sản 4.618 3.025 6.495 -1,593 -34,5 3.470 114,72 CP dự phòng 16.409 10.621 1.614 -5.788 -35,27 -9.008 -84,81 Chi phí khác 2.624 1 6 -2.623 -99,95 5 330,12 LỢI NHUẬN 22.757 27.954 32.670 5.197 22,84 4.716 16,87 Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2 ĐVT:Triệu VNĐ

Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 2.1

Với hoạt động nền tảng cơ sở là cung cấp các sản phẩm truyền thống và kết hợp với các dịch vụ mới tạo bước đi vững chắc do đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Á-PGD 3 Tháng 2 đã phát triển theo chiều hướng tích cực. Doanh thu,lợi nhuận liên tục tăng từ năm 2012-2014.

- Thu nhập: Thu nhập của ngân hàng luôn là một khoản mục được quan tâm, đó là kết quả cuối cùng phản ánh chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập của ngân hàng bao gồm: Thu từ HĐTD, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu khác.

Mức thu nhập năm 2012 này đạt 155.128 triệu đồng thấp hơn so với năm 2013là 27.951 triệu đồng. Nguyên nhân là do thu nhập của PGD chủ yếu là từ các khoản tín dụng cho vay. Trong năm 2013, PGD đã thực hiện cơ chế cho vay theo thỏa thuận. Bởi thế, PGD có điều kiện mở rộng dư nợ tín dụng, đồng thời mở rộng các hình thức kiểm soát hoạt động tín dụng chặt chẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng giữ ở mức cao hơn so với năm trước cũng là một biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro xong mặt trái của hoạt động này sẽ làm ảnh hưởng tới một phần thu nhập của ngân hàng làm cho năm 2013 thu nhập có tăng nhưng không cao lắm đạt 18,02%so với năm 2012. Bên cạnh đó PGD cũng đã đẩy mạnh thu từ các hoạt động ngoài tín dụng, thu nợ đã xử lý rủi ro. Bước sang năm 2014, thu nhập đạt 241.419 triệu đồng tăng 58.340 triệu đồng đạt 31,87% so với năm 2013. Tổng thu nhập tăng

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

155.128 183.079 241.419 132.371 155.125 208.750 22.757 27.954 32.670 Đơ n vị tín h : t riệu đ ồn g

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

một cách đáng kể đó là do PGD đã thực hiện các biện pháp kích cầu tăng cường các sản phẩm ưu đãi và mở rộng nhiều mối quan hệ với khách hàng tiềm năng vì thế hoạt động tín dụng trong năm 2014 tăng cũng khá cao đạt 225.035 triệu đồng trong tổng thu nhập.

- Chi phí: Chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của PGD.

Ta thấy tổng chi phí đang có chiều hướng tăng qua các năm. Năm 2013 đạt 155.125 triệu đồng tăng so với năm 2012 đạt 132.371 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 17,19% do năm 2013 ngân hàng đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi như tiết kiệm dự thưởng, phải trích quỹ dự phòng rủi ro... Năm 2014 tổng chi phí đạt 208.750 triệu đồng tăng so với năm 2013 là 53.625 triệu đồng, tương đương tăng 34,57%. Nguyên nhân là do trong năm 2014, các ngân hàng đồng loạt dùng công cụ lãi suất để tiến hành cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng về với mình, do vậy PGD cũng phải điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với sự biến động của thị trường. Còn một nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là năm 2014 PGD còn gặp khó khăn do việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Đó là phải tăng cường đầu tư vào trang thiết bị , cơ sở vật chất, nhân viên để phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động, mạng lưới giao dịch. Đây chính là nguyên nhân làm cho các khoản chi phí tăng lên mức 208.750 triệu đồng.

Trong những năm tiếp theo Ngân hàng cần tích cực tìm kiếm những nguồn vốn rẻ và an toàn để giảm chi phí xuống mức thấp nhất, đồng thời cần phải thẩm định kỹ trước khi quyết định cho vay, ưu tiên khách hàng uy tín (khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, trung thực trong kinh doanh, hoàn trả nợ đúng hạn cả gốc lẫn lãi và quản trị kinh doanh có hiệu quả) tránh tình trạng bỏ qua khách hàng tốt và cấp tín dụng cho những khách hàng xấu. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khả quan, bởi lẽ trong giai đoạn 3 năm 2012-2014 nền kinh tế suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn. Xét trên tốc độ tăng của chi phí và thu nhập thì có thể thấy rằng hoạt động đầu tư mở rộng của PGD đã có những hiệu quả nhất định, tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Năm 2013 thu nhập tăng 18,02%, trong khi đó chi phí tăng 17,19%. Năm 2014 do việc mở rộng hoạt động kinh doanh đã dẫn đến chi phí tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận giảm hơn so với năm 2013.Đây là biểu hiện tích cực, chứng tỏ những định hướng và chính sách của Chi nhánh là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thị trường đồng thời có được kết quả

trên là do có sự cố gắng của tất cả cán bộ nhân viên và minh chứng cho sự hợp lý của cơ cấu và sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng.

2.3. Thực trạng công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân Hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 2.3.1. Quy mô huy động tiền gửi của Ngân Hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2

Bảng 2.2:Tình hình huy động vôn tiền gửi tại Ngân hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 ĐVT:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Tiền gửi của

TCKT và cá nhân

180.320 220.827 315.783 40.507 22,46% 94.956 43,00%

Nguồn: Bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy quy mô nguồn vốn tiền gửi của PGD 3 Tháng 2 tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao.

Năm 2013, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 220.827 triệu đồng, tăng 22,46% so với năm 2012, tương đương 40.507 triệu đồng, để đạt được kết quả này, DongA Bank đã đưa ra nhiều chiến lược kinh doanh linh hoạt. Tuy nhiên năm 2013 là năm được đánh dấu bởi nhiều khó khăn và thử thách cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại; cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng giá vàng và ngoại tệ biến động.

Bước sang năm 2014, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư có nhiều thuận lợi hơn do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, mức tăng trưởng đạt 43%, tương đương 94.956 triệu đồng. Để đạt được mức tăng trưởng như vậy, PGD 3 Tháng 2 đã nâng cao chất lượng dịch vụ, không ngừng cải tiến sản phẩm, đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng có thể sử dụng dịch vụ thấu chi trên sổ tiết kiệm của mình thông qua sử dụng sản phẩm “Thấu chi dành cho tài khoản thẻ” như một tiện ích gia tăng. Bên cạnh đó ngân hàng còn tổ

chức các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như “SỞ HỮU XE SH VỚI GIÁ 0 ĐỒNG”, khuyến mãi tưng bừng mừng sinh nhật lần thứ 21 cùng chương trình “ RƯỚC XE SANG- ĐÓN NGÀN QUÀ TẶNG”. Đặc biệt dành cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm bằng VND hoặc USD với chương trình “QUÀ TẶNG NGẬP TRÀN-MUÔN VÀN YÊU THƯƠNG” với hàng ngàn quà tặng hấp dẫn. Một nguyên nhân khác góp phần đáng kể vào việc gia tăng nguồn vốn huy động là sự đóng góp của tập thể nhân viên PGD 3 Tháng 2, với sự nhiệt tình và thân thiện luôn hết lòng vì khách hàng.

2.3.2. So sánh quy mô tăng trưởng huy động vốn tiền gửi giữa Ngân hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 và Ngân hàng SeaBank-PGD Quận 10 PGD 3 Tháng 2 và Ngân hàng SeaBank-PGD Quận 10

Bảng 2.3:So sánh quy mô tăng trưởng huy động vốn tiền gửi ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013

Tiền gửi của tổ chức kinh tế và cá nhân Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Đông Á 180.320 220.827 315.783 40.507 22,46% 94.956 43,00% Seabank 212.220 247.825 338.295 35.605 16,78% 90.470 35,51% Nguồn: Bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

180.320 220.827 315.783 212.220 247.825 338.295 DongAbank Seabank Đơn vị tính: triệu đồng

SO SÁNH QUY MÔ TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI

Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng 2.3

Biểu đồ 2.2:So sánh quy mô tăng trưởng huy động vốn tiền gửi

Để có cái nhìn khách quan hơn về công tác huy động vốn tiền gửi Đông Á-PGD 3 Tháng 2, cần có sự so sánh với các ngân hàng khác, điển hình như ngân hàng TMCP Đông Nam Á. Nếu xét về quy mô tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư thì Ngân hàng Đông Á vẫn còn thấp hơn so với SeaBank.

Nếu xét về tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư thì Ngân hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 lại tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với SeaBank-PGD Quận 10. Cụ thể như sau, tốc độ tăng trưởng của tiền gửi cá nhân và tổ chức kinh tế năm 2013 Ngân hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 đạt mức 22,46% trong khi đó thì Ngân hàng SeaBank- PGD Quận 10 chỉ đạt 16,78%. Sang năm 2014, tốc độ tăng trưởng của quy mô tiền gửi Ngân hàng Đông Á tiếp tục tăng cao đạt 43%, ngân hàng SeaBank-PGD Quận 10 thấp hơn nhưng cũng đạt tỷ lệ khá cao 35,51%. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi không thể đánh giá chính xác hiệu quả huy động vốn tiền gửi của ngân hàng và không thể dùng chỉ tiêu này để so sánh hiệu quả huy động vốn tiền gửi giữa ngân hàng Đông Á và SeaBank.Bởi hiệu quả huy động vốn tiền gửi còn được đánh giá bởi nhiều nhân tố khác nữa. Bên cạnh nguồn vốn tiền gửi huy động, SeaBank còn huy động một lượng vốn lớn từ các nguồn khác như tiền gửi của các tổ chức tín dụng,… Đặc biệt, khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP đông á phòng giao dịch 3 tháng 2​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)