Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP đông á phòng giao dịch 3 tháng 2​ (Trang 64)

Trong một vài năm trở lại đây, người dân có xu hướng sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán. Một trong những lý do dẫn tới thực trạng này là thiếu sự tin tưởng vào khả năng ổn định của nền kinh tế. Do đó để thu hút nguồn nhàn rỗi trong dân cư thì NHNN cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý, chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng. - Thứ hai, NHNN cần có chính sách về lãi suất, về hạn mức, về dự trữ… hợp lý hơn, khoa học hơn trong từng thời kỳ trên cơ sở bảo vệ quyền lợi cho các NH và khách hàng.

- Thứ ba, tăng cường hoạt động thanh tra giám sát các NHTM.

- Thứ tư, xây dựng và điều hành một chính sách tiền tệ ổn định và hợp lý hơn trong từng thời kỳ.

- Thứ năm, mở rộng bảo hiểm tiền gửi.

3.2.2.2. Kiến nghị với Ngân Hàng Đông Á

- Thúc đẩy và hỗ trợ các Chi Nhánh, PGD trong việc xử lý nợ tồn động để lành mạnh hóa tài chính ở các chi nhánh, PGD.

- Tổ chức thi đua khen thưởng ở các Chi Nhánh, PGD.

- Tiến hành đơn giản hóa hồ sơ vay vốn, hoặc bỏ bớt những biểu mẫu không cần thiết nhưng đảm bảo đúng pháp luật.

- Tăng cường trang bị những thiết bị kỹ thuật cao, hiện đại hóa Ngân hàng. - Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị của Ngân hàng.

Như vậy, với chức năng là trung gian tài chính, Ngân hàng Đông Ácần đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.Cũng có nghĩa là Ngân hàng luôn có những giải pháp để huy động được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu ngày càng mạnh mẽ của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước góp phần tạo sự phát triển kinh tế của đất nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn tiền gửi của PGD 3 Tháng 2 ở chương 2, chương 3 đã ghi nhận những kết quả đạt được cũng như các hạn chế của PGD trong thời gian qua. Đồng thời cũng nêu ra những định hướng phát triển trong thời gian tới.

Hạn chế cơ bản của hoạt động huy động vốn tiền gửi đó là:Tính chủ động trong công tác huy động nguồn vốn tiền gửi và cơ cấu huy động vốn tiền gửi và cho vay chưa hợp lý và hình thức huy động vốn tiền gửi chủ yếu vẫn là tiết kiệm dân cư và các hình thức tiền gửi ngắn hạn, khâu quảng cáo và tiếp thị còn yếu… những nguyên nhân này là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và kiến nghị cụ thể của chương 3.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, mặc dù đất nước đối mặt với nhiều thách thức, thiên tai, dịch bệnh diễn ra nhiều nơi, khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát cao, đồng tiền mất giá, đời sống nhân dân khó khăn nhưng hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân Hàng Đông Á- PGD 3 Tháng 2 nói riêng đã có những nổ lực rất lớn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn và dịch vụ Ngân hàng cho mục tiêu phát triển kinh tế.

Để đáp ứng nhu cầu vốn tăng trưởng kinh tế thì Đông Á nói chung đặc biệt là Đông Á- PGD 3 Tháng 2 nói riêng đã có những chính sách huy động vốn rất năng động, sáng tạo trong việc lựa chọn các chính sách phát triển sản phẩm cũng như việc lựa chọn phân khúc thị trường có nét khác biệt như phong cách phục vụ, cung ứng các dịch vụ mang tính cạnh tranh cao, huy động tiền gửi linh hoạt, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu gửi tiền đa dạng của nền kinh tế. Với những sản phẩm dịch vụ đa dạng nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng luôn tăng qua các năm.Hơn nữa, Ngân hàng không ngừng mở rộng và phát triển mạng lưới huy động vốn nên nguồn huy động ngày càng đảm bảo tốt hơn nhu cầu của khách hàng và nguồn vay ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn.

Nền kinh tế ngày phát triển thì hội nhập kinh tế sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các ngành kinh doanh do đó Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn để nâng cao khả năng cạnh tranh trên kĩnh vực huy động vốn. Tuy nhiên, một Ngân hàng hoạt động không chỉ nhắc đến hoạt động huy động vốn mà đó là sự kết hợp hiệu quả giữa huy động và cho vay là tất yếu, có như thế Ngân hàng mới nâng cao được lợi nhuận, nâng cao vị thế cho mình trong nên kinh tế để đạt đến mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại trong xu thế hội nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại, Nhà Xuất Bản Thống Kê “Phương thức huy động vốn qua tiền gửi”

[2]. Tạp chí thông tin các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam

[3]. Luật các Tổ chức tín dụng 2010 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

[4]. Các wedsite: www.dongabank.com“Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đông Á, Tình hình nhân sự, Các lĩnh vực hoạt động”

www.cafef.vn“Quy trình chung mở sổ tiết kiệm của các NHTM”

PHỤ LỤC

BỔ SUNG PHẦN 2.4:QUY TRÌNH MỞ SỔ TIẾT KIỆM TẠI PGD 3 THÁNG 2 Giấy yêu cầu gửi tiết kiệm của khách hàng A

Người tham gia Tiến trình thực hiện Tham kh o

Khách hàng 1

Giao dịch viên 2

Giao dịch viên/Thủ quỹ 3

Giao dịch viên 4

Ban giám đốc 5

Ban giám đốc 6

Giao dịch viên 7

Giao dịch viên 8

Giao dịch viên/Kế toán 9

Yêu cầu gửi tiết kiệm

Nhận chứng từ, kiểm tra yêu cầu

Kiểm soát, phê duyệt thông tin Cập nhật thông tin và in sổ + thẻ lưu

Ký tên, đóng dấu

Trả sổ tiết kiệm cho khách hàng

Cất tiền, ghi sổ quỹ

Luân chuyển và lưu chứng từ Nhận tiền, kiểm tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP đông á phòng giao dịch 3 tháng 2​ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)