Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP đông á phòng giao dịch 3 tháng 2​ (Trang 55 - 58)

2.5.1. Tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân

Tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân= ChiphíhuyđộngVTG

Tổngchiphí x 100%

Bảng 2.12: Bảng số liệu thể hiện tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chi phí huy động VTG 9.456 11.555 31.773

Tổng chi phí 132.371 155.125 208.750

Tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân 7,14% 7,45% 15,22%

Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2

Chỉ tiêu này đánh giá chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra cho hoạt động huy động vốn tiền gửi so với tổng chi phí hoạt động. Qua bảng phân tích số liêu trên ta thấy chi phí mà ngân hàng bỏ ra để huy động vốn ngày càng tăng, cụ thể năm 2012 tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân đạt 7.14%, năm 2013 tỷ suất này đã tăng nhưng không đáng kể 7.45%. Năm 2014, tỷ suất chi phí huy động VTG bình quân tăng đột ngột gấp 2 lần so với năm 2012 và 2013, điều này là do năm 2014 PGD đã mở rộng mạng lưới kinh doanh hoạt động đồng thời cũng tăng cường hoạt động quảng cáo tiếp thị và những chương trình khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho những khách hàng truyền thống nhằm gia tăng nguồn tiền gửi. Việc gia tăng chi phí huy động trong khi tổng nguồn vốn huy động cũng gia tăng là hợp lý nhất là khi thị trường có nhiều cạnh tranh đặc biệt là về lãi suất. Bởi lãi suất huy động về phía ngân

hàng là chi phí nhưng đối với khách hàng là lợi ích trực tiếp quyết định hành vi gửi tiền của khách hàng.

2.5.2. Hệ số tổng vốn tiền gửi trên tổng dư nợ

Tổng VTG trên tổng dư nợ= TổngVTG Tổngdưnợ

Bảng 2.13: Bảng số liệu thể hiện hệ số tổng vốn tiền gửi trên tổng dư nợ ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng VTG 180.320 220.827 315.783

Tổng dư nợ 136.257 180.440 250.758

Tổng VTG trên tổng dư nợ 1,32 1,22 1,26

Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2

Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn tiền gửi huy động có đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng hay không, phản ánh sự cân đối giữa nguồn vốn tiền gửi huy động được với hoạt động tín dụng, đầu tư. Qua bảng phân tích trên thì ta thấy cả 3 năm các hệ số đều > 1 điều này chứng tỏ nguồn vốn tiền gửi của PGD thừa để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động quan trọng đối với mỗi NHTM, nó là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng do đó, nếu biết cách sử dụng vốn một cách hợp lý thì sẽ giúp các NHTM nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Qua bảng ta thấy tổng dư nợ đạt ở mức cao và tăng trưởng đều qua mỗi năm chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn huy độn của mình, mặc dù hệ số tổng VTG trên tổng dư nợ có giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của PGD.

2.5.3. Vòng quay huy động vốn

Vòng quay huy động vốn = Tổngdoanhthu

TổngVTG

Bảng 2.14: Bảng số liệu thể hiện vòng quay huy động vốn

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng doanh thu 155.128 183.079 241.419 Tổng VTG 180.320 220.827 315.783 Vòng quay huy động vốn 0,86 0,83 0,76 (2.3) (2.4) Nguồn:bộ phận kế toán PGD 3 Tháng 2

Năm 2012 vòng quay huy động vốn đạt mức 0,86 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn sẽ tạo ra được 0,86 triệu đồng doanh thu, sang năm 2013 thì hệ số này đã giảm nhẹ còn 0,83. Năm 2014 là năm PGD phải mở rộng hoạt động kinh doanh nên tốn kém rất nhiều chi phí nên đã ảnh hưởng đến kết quả doanh thu vì thế hệ số đã giảm 0,07 so với năm 2013. Nếu vòng quay huy động vốn càng lớn cho thấy NH sử dụng vốn càng hiệu quả, qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số này ngày càng giảm nhưng không đáng kể.Vì thế, PGD cần có những biện pháp hợp lý để cải thiện tình hình này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận chương 1 thì chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 như sau: Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đông Á và sau đó nghiên cứu sâu vào thực trạng huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Đông Á-PGD 3 Tháng 2 bằng các phương pháp so sánh, phân tích và vẽ biểu đồ; cuối cùng là đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của PGD trong 3 năm 2012-2014 thông qua các chỉ số tài chính. Qua đó, ta thấy được những kết quả đạt được cũng như nguyên nhân và những hạn chế từ đó đưa ra nhận xét đánh giá giúp Ngân hàng hoàn thiện hơn nghiệp vụ huy động vốn tiền gửi trong chương 3.

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Đánh giá và nhận xét về kết quả huy động tiền gửi của Ngân Hàng Đông Á – PGD 3 Tháng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP đông á phòng giao dịch 3 tháng 2​ (Trang 55 - 58)