Khái quát chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Khái quát chung

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước. Là một NHTM quốc doanh có bề dày hoạt động 59 năm, đến nay BIDV đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam và đã chuyển sang hình thức ngân hàng thương mại cổ phần từ tháng 5 năm 2012.

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam... Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

BIDV Thái Nguyên là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết.

Sau hơn 59 năm hoạt động, Ngân hàng đã có 5 lần đổi tên nhằm phù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính, Cụ thể:

+ Từ năm 1957 - 1981: Chi nhánh Kiến Thiết Bắc Thái;

+ Từ năm 1981 - 1990: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Thái Nguyên; + Từ năm 1990 - 1996: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Thái; + Từ năm 1997- 4/2012: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên; + Từ tháng 5/2012 đến nay: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên.

Nay, BIDV Thái Nguyên có tên gọi và địa chỉ cụ thể như sau:

+ Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên.

+ Tên quốc tế: Joint stock Commercial Bank for Invesment and Development of Vietnam, Thai Nguyen Branch

+ Tên gọi tắt: BIDV Thái Nguyên

+ Địa chỉ: Số 653, đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ cuả BIDV Thái Nguyên

* Chức năng: BIDV Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, là một chi nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Thái Nguyên cũng có chức năng như một ngân hàng thương mại. Cụ thể:

Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng NHTM đóng vai trò là cầu nối để dẫn vốn giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.

Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hành hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể sử dụng một trong các phương thức để thực hiện các khoản thanh toán.

Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chinh cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

* Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên bao gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 7 Phòng giao dịch với tổng số 143 cán bộ công nhân viên.

Hình 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên

Nguồn: BIDV Thái Nguyên

- Khối Quản lý khách hàng: gồm Phòng khách hàng doanh nghiệp 1, phòng khách hàng doanh nghiệp 2 và Phòng khách hàng cá nhân làm nhiệm vụ trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu về các sản phẩm tín dụng, thực hiện việc kiểm tra các điều kiện và đề xuất tín dụng để cho vay với khách hàng.

- Khối quản lý rủi ro: gồm 01 Phòng Quản lý rủi ro thực hiện việc thẩm định các dự án, quyết định phê duyệt cho vay đối với các khách hàng lớn, khách hàng mới quan hệ hoặc trình Hội đồng tín dụng với những trường hợp vượt thẩm quyền. Phối kết hợp với các phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân trong việc thẩm định, đánh giá tài sản bảo đảm của khách hàng.

- Khối tác nghiệp: Gồm phòng Quản trị tín dụng, phòng giao dịch khách hàng doanh nghiệp, phòng giao dịch khách hàng cá nhân, phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ. Phòng Quản trị tín dụng thực hiện việc vào máy, giải ngân các hợp đồng tín dụng sau khi đã qua các bước xét duyệt tại các phòng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và phòng quản lý rủi ro. Phòng Dịch vụ khách hàng doanh

Ban giám đốc Khối Quản lý khách hàng Khối Quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối Quản lý nội bộ Khối trực thuộc Phòng KHDN 1 Phòng KHDN 2 Phòng KHCN Phòng QLRR Phòng Quản trị tín dụng Phòng giao dịch KHDN Phòng giao dịch KHCN Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Tài chính-Kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tổ chức - Hành chính 6 phòng giao dịch

nghiệp và phòng dịch vụ khách hàng cá nhân thực hiện các dịch vụ như thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu, mở tài khoản, nhận tiền gửi, giải ngân khoản vay…. Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến kho quỹ, kiểm đếm tiền mặt và cất giữ các loại giấy tờ, tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Khối Quản lý nội bộ: Gồm phòng Tài chính - kế toán, phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch tổng hợp. Phòng Tài chính Kế toán thực hiện việc hạch toán kế toán, xác định kết quả kinh doanh, quản lý thu chi nội bộ; kiểm soát các chứng từ giao dịch của các phòng. Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện việc quản lý, bố trí, sắp xếp nhân sự và các công tác hậu cần phục vụ hoạt động của Chi nhánh. Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Thực hiện việc tổng hợp các số liệu tổng quát, làm các loại báo cáo tổng kết, báo cáo định kỳ, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh và trực tiếp thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với khách hàng và với Hội sở chính của BIDV Việt Nam. Trong phòng Kế hoạch Tổng hợp có Bộ phận điện toán chuyên trách mảng công nghệ thông tin, mạng, phần mềm và tất cả các nghiệp vụ có liên quan đến công nghệ.

- Khối trực thuộc: Gồm 7 phòng giao dịch: PGD Lương Ngọc Quyến, PGD Hoàng Văn Thụ, PGD Phan Đình Phùng, PGD Tân Thịnh, PGD Gang Thép, PGD Đồng Hỷ, PGD Quán Triều. Các phòng giao dịch này thực hiện các nghiệp vụ như nhận tiền gửi, chuyển tiền, phát hành thẻ, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ...

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

3.1.3.1. Môi trường kinh doanh

Năm 2014, nền kinh tế trong nước diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái. Sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của nền kinh tế thế giới cùng những khó khăn từ những năm trước chưa giải quyết triệt để như sức ép nợ xấu còn nặng nề, hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp,.... Trước bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Những thành tựu kinh tế xã hội năm 2014 đạt được như sau: kinh tế vĩ mô tiếp tục

ổn định, GDP đạt 5.34%, lạm phát được kiểm soát tốt; tăng trưởng đạt mức tăng khá và có dấu hiệu khả quan ở những ngành, lĩnh vực trọng yếu (công nghiệp chế biến tăng 8.45%, công nghiệp và xây dựng tăng 7.15%,...);

Hoạt động ngân hàng năm 2014 tiếp tục đối mặt với những khó khăn. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, chất lượng tín dụng chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, các chỉ tiêu đạt được trong năm 2014 cho thấy những tiến bộ nhất định trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của ngân hàng: tổng phương tiện thanh toán tín đến 31/12/2014 tăng 15.99% so với cùng kỳ năm 2013, tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12.62%, huy động vốn tăng 15.76%, dự trữ ngoại hối tăng cao, tỷ giá ngoại tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

Năm 2015, nền kinh tế nước ta tiếp tục có những chuyển biến tích cực và phục hồi rõ nét ở nhiều lĩnh vực, đạt kết quả tăng trưởng khá cao so với mục tiêu đề ra. Những điểm sáng trong bức tranh nền kinh tế nước ta năm 2015 được thể hiện qua các chỉ số vĩ mô tương đối ổn định: GDP tăng 6.68% so với năm 2014, lạm phát được kiểm soát tốt và luôn ở mức thấp; Chính sách tiền tệ, tài khóa được điều hành linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với diễn biến của thị trường; Hệ thống tài chính, ngân hàng đạt được một số thành công ban đầu nhờ thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để nâng cao tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động; Dự trữ ngoại tệ đạt mức cao; Tín dụng tăng trưởng khá, môi trường thể chế đang dần được cải thiện; Xu hướng kinh doanh của khu vực doanh nghiệp có nhiều tín hiệu khả quan phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư được củng cố và tăng lên; tái cấu trúc kinh tế bước đầu có chuyển biến, xuất khẩu duy trì mức tăng khá, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao; tổng cầu nội địa mạnh hơn. Công tác an sinh xã hội được tăng cường, việc làm của người lao động tăng lên nhờ đó thu nhập và đời sống dân cư được cải thiện hơn.

Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách lớn như: lạm phát tuy được kiềm chế và giữ ổn định ở mức thấp nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại do ảnh hưởng từ biến động khó lường của thị trường thế giới hoặc việc điều chỉnh tăng giá trong nước đối với một số mặt hàng dịch vụ. Việc xử lý nợ xấu trong những năm qua tuy đạt được kết quả nhất định

nhưng còn nhiều vướng mắc. Tiến trình tái cơ cấu chậm làm cho chất lượng tăng trưởng thấp là nguy cơ gây ra rủi ro cho nền kinh tế trong thời gian tới. Chất lượng nguồn nhân lực vẫn là điều đáng lo ngại dẫn đến năng suất lao động thấp làm cho hiệu quả và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế bị hạn chế.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế đất nước, kinh tế địa bàn phải đối mặt với càng nhiều khó khăn do Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi, thu nhập, mức sống của nhân dân lao động thấp. Thái Nguyên hiện có 293.000 hộ gia đình, với dân số khoảng 1,3 triệu dân. Dân số thành thị chiếm 30.3% và dân số khu vực nông thôn chiếm 69.7%. Trên địa bàn có 8 trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên Ngoài ra còn có gần 20 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đáp ứng yêu cầu về cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề không chỉ riêng cho tỉnh mà còn cung cấp cho cả các tỉnh khác. Toàn tỉnh có khoảng 550.000 thanh niên bước vào tuổi lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều ngân hàng lựa chọn Thái Nguyên để mở chi nhánh hoặc phòng giao dịch. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên tính đến thời điểm 31/12/2015 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên số lượng các chi nhánh ngân hàng đang hoạt động như sau:

+ 15 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước gồm: BIDV Thái Nguyên, BIDV Nam Thái Nguyên, Vietinbank Thái Nguyên, Vietinbank Lưu Xá, Vietinbank Sông Công, Agribank Thái Nguyên, Vietcombank Thái Nguyên

+ 12 chi nhánh ngân hàng TMCP gồm: VIB, VP bank, ABbank, Techcombank, MB bank, Seabank, Maritimebank. Sacombank, DongAbank. NCB, SHB, Lienvietbank

+ 01 chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội;

+ 01 chi nhánh ngân hàng Phát triển khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên; + 02 quỹ tín dụng nhân dân;

+ 01 tổ chức tài chính vi mô;

+ 10 chi nhánh huyện, thành phố, thị xã trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên;

* Về hoạt động của một vài ngân hàng thương mại trong tỉnh:

+ Agribank: quy mô hoạt động tương đối lớn, lao động hơn 400 người, với nhiều chi nhánh, hoạt động khắp các huyện, thành phố. Agribank có ưu thế trong công tác huy động vốn, thị phần chiếm 28,4%, về lĩnh vực tín dụng thị phần chiếm 23,5% đầu tư khá lớn vào lĩnh vực nông nghiệp.

+ Vietinbank: Hội sở chính, có ưu thế mạnh về công tác phát triển dịch vụ, quảng cáo, tăng trưởng tín dụng. Về lĩnh vực thẻ có ưu thế hơn BIDV Thái Nguyên. Trong những năm tới kế hoạch phát triển của Vietinbank Thái Nguyên là mở rộng chi nhánh và lắp đặt thêm nhiều máy ATM.

+ Sacombank: Sacombank mới thành lập và đi vào hoạt động nên đang trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)