4. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao
SP của nền NNCNC trƣớc hết phải đáp ứng các yêu cầu SP công nghệ cao: Thứ nhất là có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu tổng giá trị SP. Thứ hai là có tính cạnh tranh cao và hiệu quả KT - XH lớn.
Thứ ba là có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế SP nhập khẩu. Thứ tƣ là góp phần nâng cao năng lực KHCN quốc gia.
Ngoài ra, nông sản phải cơ bản đảm bảo các điều kiện sau đây:
- SP phải hấp dẫn về hình thức: tƣơi sạch, không lẫn tạp chất, bụi bẩn; phải có bao bì hợp vệ sinh; có nguồn gốc rõ ràng.
- SP đƣợc thu hoạch đúng thời điểm, khi SP có chất lƣợng cao nhất; không có các triệu chứng sâu bệnh hay nhiễm các vi sinh vật gây bệnh.
- SP phải đảm bảo an toàn về chất lƣợng, không chứa dƣ lƣợng chất hóa học vƣợt giới hạn cho phép.
- Môi trƣờng SX, thu hoạch, chế biến,… đảm bảo đúng quy định.
- Ngƣời lao động tham gia vào quá trình SX tạo ra SP cũng thực hiện đúng quy trình về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong NN.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao cao
1.2.4.1. Chính sách
Chính sách có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp công nghệ cao. Một số chính sách phải kể đến nhƣ: Chính sách đất đai, hƣớng tới sử dụng bền vững; Chính sách ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ trong phát triển nông nghiệp; Chính sách tái cơ cấu nông nghiệp; Chính sách khác hƣớng tới phát triển nông nghiệp bền vững… Những chính sách này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sản xuất ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào phát triển nông nghiệp; nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, phát
triển ngành công nghiệp chế biến nông sản; đồng thời hỗ trợ tài chính có hiệu quả cho nông nghiệp và nâng cao mức sống của cƣ dân nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) vào phát triển nông nghiệp.
Nhƣ vậy, để việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp có hiệu quả đòi hỏi phải có những chính sách mang tính chất chiến lƣợc, đúng đắn và phù hợp với xu hƣớng phát triển chung của thời đại; công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp cũng ngày càng phát triển theo sự phát triển khoa học công nghệ hiện nay.
1.2.4.2. Khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ có tác dụng làm cải biến nền nông nghiệp từ chỗ sản xuất nhỏ, lạc hậu đến nền sản xuất hiện đại trên quy mô lớn. Để phát huy tối đa vai trò của khoa học và công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Các chủ thể tham gia vào các hoạt động của nền nông nghiệp công nghệ cao phải nhận thức đầy đủ về khoa học và công nghệ đƣợc ứng dụng. Đây là điều kiện đầu tiên, vì điều kiện này làm nảy sinh nhu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, kích thích sự phát triển của công nghệ.
- Đảm bảo về vật chất kỹ thuật theo yêu cầu triển khai, ứng dụng công nghệ.
- Cần có những chính sách đúng đắn trong công tác NC và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Các khoa học công nghệ chủ yếu đƣợc ứng dụng vào nông nghiệp là: - Công nghệ sinh học: đây là một ngành đƣợc nâng cao và ứng dụng nhiều nhất trong ngành nông nghiệp hiện nay, nhƣ: nhân giống cây trồng - vật nuôi; làm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, làm thức ăn, sản xuất vac-xin để tăng sức đề kháng, phòng bệnh cho vật nuôi và thủy sản; chuẩn đoán bệnh và
phân lập cây trồng – vật nuôi; xử lý chất thải nông nghiệp, bảo vệ môi trƣờng, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch;…
- Công nghệ tự động: đƣợc ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bởi các thiết bị tƣới phun tự động, điều chỉnh nhiệt độ; dây chuyền cung cấp thức ăn, nƣớc uống tự động cho vật nuôi; tự động trong khâu thu hoạch, chế biến, giết mổ vật nuôi,…. Công nghệ tự động còn phát hiện ra những loài sinh vật gây bệnh hại cây và vật nuôi; đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng, phát triển của sinh vật,… qua đó giúp ngƣời quản lý nắm bắt đƣợc thông tin kịp thời, xử lý nhanh chóng và dễ dàng hơn.
- Công nghệ vật liệu mới: đã chế tạo ra các sản phẩm polymer nhƣ khay, chậu,... trong kỹ thuật trồng cây không cần đất; màng phủ nông nghiệp, màng che dùng trong nhà có mái che; màng bảo vệ rau quả; sản xuất polymer trƣơng nƣớc từ kỹ thuật hạt nhân, polymer giữ nƣớc bằng bức xạ gama,…
- Công nghệ thông tin và truyền thông: đƣợc ứng dụng trong nông nghiệp bởi các công việc sau: quản lý các khâu của quá trình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; thực hiện các thí nghiệm; quảng bá và tiếp thị sản phẩm đến ngƣời tiêu tiêu dùng trên toàn thế giới thông qua mạng Internet.
- Công nghệ môi trƣờng: ứng dụng công nghệ môi trƣờng trong sự phát triển nông nghiệp nhằm đánh giá sự tác động của các công nghệ đƣợc ứng dụng trong nông nghiệp đến sự thay đổi của môi trƣờng sinh thái và sự thay đổi các nguồn tài nguyên phục vụ nông nghiệp.
Bên cạnh, sự tham gia của các ngành khoa học công nghệ mang tính chất kỹ thuật, nền nông nghiệp công nghệ cao còn có sự tham gia của các ngành khoa học mang tính chất xã hội nhƣ khoa học quản lý, khoa học kinh tế, khoa học cuộc sống,…
Nhƣ vậy, có thể nói rằng sự phát triển của khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp và quyết định đến sự hình
thành và phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao. Sự phát triển khoa học công nghệ và việc ứng dụng chúng trong sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi bức tranh nông nghiệp của từng quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung.
1.2.4.3. Nguồn lao động
Lực lƣợng sản xuất quan trọng nhất của xã hội chính là nguồn lao động. Việc đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp cũng nhƣ đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ cao là lực lƣợng sản xuất có trình độ chuyên môn sâu với kiến thức, kỹ năng nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao; nghiệp vụ quản lý; năng lực tiếp nhận và làm chủ công nghệ để ứng dụng và phát triển và thực thế sản xuất. Về chất lƣợng, nguồn lao động trong nền nông nghiệp công nghệ cao bao gồm cả trí lực và thể lực của ngƣời lao động, cụ thể là sức khỏe, trình độ chính trị, trình độ văn hóa nhận thức, nghiệp vụ và tay nghề của ngƣời lao động nông nghiệp.
Nhƣ vậy, để nền nông nghiệp công nghệ cao đạt đƣợc hiệu quả thì đòi hỏi ngƣời lao động phải đạt trình độ cao về nhiều mặt, nên đào tạo nâng cao chất lƣợng nguồn lao động là một yêu cầu và giải pháp không thể thiếu trong chính sách phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.
1.2.4.4. Quy hoạch
Ảnh hƣởng của công tác quy hoạch, kế hoạch đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao là rất quan trọng. Cần nâng cao nhận thức và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với việc hoàn thiện quy hoạch xây dựng các khu, điểm, vùng nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cƣờng và đổi mới hình thức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trƣơng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc
có liên quan đến phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tạo sự đồng thuận trong hành động của toàn xã hội về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Dân số ngày càng tăng, đất nông nghiệp giảm do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhƣng với phƣơng thức canh tác nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ thì không cung cấp đủ lƣơng thực thực phẩm, nhân loại sẽ rơi vào nạn đói. Do đó cần phải quy hoạch vùng nông nghiệp công nghệ cao để phát triển nâng cao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất và sản lƣợng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng nông sản. Khi thị trƣờng nông sản phát triển, mang lại kinh tế cao sẽ càng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
Bên cạnh đó, thị trƣờng là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Bởi nếu không có sự cọ xát hay giao thoa giữa cung và cầu; ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng dẫn tới tình trạng sản xuất bấp bênh, thiếu định hƣớng. Sự tham gia của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc xúc tiến, thu hút đầu tƣ cũng còn mờ nhạt; chủ yếu là do doanh nghiệp tự tìm hiểu, tự kết nối để hợp tác. Do đó, việc kết nối đƣợc cung và cầu cũng trở nên rất quan trọng với việc tạo nguồn đầu ra cho các sản phẩm của nông nghiệp công nghệ cao đƣợc tiêu thụ đều đặn.
1.3. Cơ sở thực tiễn phát triển nông nghiệp công nghệ cao
1.3.1. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số địa phương
Tính hết năm 2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 126 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng 20 mô hình so với cuối năm 2017. Trong đó, một số địa phƣơng có nhiều mô hình nhƣ: huyện Mê Linh có 18 mô hình, ở huyện Gia Lâm hiện tới 17 mô hình và huyện Thƣờng Tín 14 mô hình. Thành phố hiện có khoảng 110 ha canh tác hoa ứng dụng công nghệ cao nhƣ mô hình trồng hoa lan của Hợp tác xã Đan Hoài - Flora Việt Nam (huyện
Đan Phƣợng), Hợp tác xã hoa, cây cảnh Thụy Hƣơng (huyện Chƣơng Mỹ). Ngoài ra còn có hơn 924 ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm chất lƣợng nhƣ nhãn chín muộn (huyện Hoài Đức), cam Canh (huyện Thanh Oai), chuối tiêu hồng (các huyện Thƣờng Tín, Gia Lâm).
1.3.1.1. Huyện Đông Anh
Định hƣớng trở thành đô thị vệ tinh, huyện Đông Anh đang tích cực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bƣớc đầu mang lại những tín hiệu khả quan, từng bƣớc tạo ra phƣơng thức sản xuất mới, hiện đại, hiệu quả kinh tế cao... Huyện Đông Anh phát triển nhiều mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình nhƣ mô hình trồng rau hữu cơ tại xã Tiên Dƣơng, với diện tích 1ha có thể cho doanh thu từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Đây cũng là tiền đề để huyện Đông Anh triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao. Ngoài mô hình trồng rau hữu cơ nêu trên, huyện Đông Anh còn xây dựng thành công cơ sở trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ tƣới Israel ở xã Liên Hà với diện tích 1.000m2, doanh thu đạt từ 400 đến 500 triệu đồng/ha/năm. Hay mô hình trồng rau an toàn của Hợp tác xã Sông Hồng trên diện tích 6.000m2, trong đó 2.000m2 trồng trong nhà màng lắp hệ thống tƣới theo công nghệ Israel, cho doanh thu 1,5 tỷ đồng/ha/năm.
1.3.1.2. Huyện Ứng Hòa
Là vùng chiêm trũng, đƣợc quy hoạch là vành đai xanh của Thủ đô, huyện Ứng Hòa đã rất chú trọng khai thác thế mạnh của địa phƣơng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả canh tác cho ngƣời dân. Nông nghiệp huyện đang phát triển theo hƣớng sản xuất tập trung, quy mô lớn, dần hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hƣớng công nghệ cao. Mô hình sản xuất VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhƣ: mô hình rau an toàn trồng trong nhà lƣới 5.000m2 tại xã Sơn Công; mô hình trồng dƣa lƣới trong
nhà kính tại 2 xã Phù Lƣu, Hồng Quang với hệ thống tƣới tự động, thiết bị cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm và các chỉ tiêu nông hóa thổ nhƣỡng; mô hình trồng bƣởi VietGAP tại xã Đồng Tiến. Trong suốt thời gian qua, nông nghiệp huyện đã phát triển theo hƣớng sản xuất tập trung có quy mô lớn, sản xuất theo hƣớng công nghệ cao. Hiện huyện đang phối hợp với Học viện nông nghiệp Việt Nam để xây dựng nhãn hiệu gạo Khu cháy Ứng Hòa cho sản phẩm lúa J02 và Bắc thơm số 7. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm các trang trại từng bƣớc ứng dụng công nghệ để điều khiển nhiệt độ, theo dõi tự động hóa trong chăn nuôi lợn.
1.3.1.3. Huyện Thanh Oai
Tại huyện Thanh Oai – thành phố Hà Nội, đã hình thành một số mô hình liên kết ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Có thể kể đến mô hình cây ăn quả áp dụng VietGAP tại xã Kim An; chuỗi trứng vịt Liên Châu thực hiện theo quy trình giám sát chăn nuôi bảo đảm an toàn, tƣ vấn kỹ thuật chăn nuôi, xử lý dịch bệnh; chuỗi thực phẩm an toàn với quy mô 4.000 con lợn đƣợc chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, liên kết bao tiêu sản phẩm do HTX Hoàng Long thực hiện tại xã Tân Ƣớc... Chính sự đổi mới trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần tạo nên thành công trong xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.
1.3.1.4. Huyện Phú Xuyên
Ở huyện Phú Xuyên, đã có 27 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhƣ các mô hình trồng lúa chất lƣợng cao nhƣ trồng giống lúa JO2 tại xã Nam Phong (30ha), xã Sơn Hà (40ha); 6 mô hình dự án trồng rau các loại, rau an toàn nhƣ mô hình măng tây xã Hồng Thái (5ha), xã Khai Thái (0,7ha), dự án rau cần Khai Thái (30ha), mô hình rau an toàn xã Minh Tân (5ha)… và 4 mô hình trồng bƣởi Diễn, bƣởi Thồ, bƣởi đào chuyên, 1 mô hình nhãn chín muộn, 3 mô hình trồng chuối, mô hình trồng cây dƣợc liệu tại xã Thụy Phú
với diện tích 1 ha, xã Khai Thái với diện tích 3.000m2; 1 mô hình trồng nấm tại xã Tân Dân cho năng suất trung bình từ 25 - 30kg/ngày, thu nhập từ 300.000-450.000 đồng/ngày.
Nhƣ vậy, ở tại Việt Nam sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã dần hình thành tại nhiều khu vực và đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của nhiều địa phƣơng và doanh nghiệp trong phạm vi cả nƣớc. Quá trình hình thành, hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã xuất hiện những mô hình có giá trị kinh tế và thu nhập cao đồng thời cũng bộc lộ những mặt hạn chế bất cập trong quản lý điều hành, đầu tƣ, mua-bán, sử dụng công nghệ, giống….. đòi hỏi phải có những tỗng kết đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp công nghệ cao của các địa phƣơng trong nƣớc và nƣớc ngoài có điều kiện tƣơng đồng về tài nguyên đất đai, khí hậu so với huyện Sóc Sơn, có thể rút ra một số bài học nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Sóc Sơn, nhƣ sau:
Một là, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển ở một địa phƣơng không thể tách rời với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách phát triển chung của quốc gia. Mọi chính sách kế hoạch đề ra trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh hay huyện đều phải dựa trên các chiến lƣợc, quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của cả nƣớc và xu hƣớng phát triển của khu vực cũng nhƣ trên thế giới.
Hai là, để phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững phải tổ chức đánh giá tiềm năng phát triển một cách khoa học từ đó xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách khai thác một cách hợp lý. Phát triển nông nghiệp