4. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Khái quát về huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc Thủ đô, có diện tích đất tự nhiên 30.551,3 ha, trong đó đất nông lâm nghiệp 18.667,7 ha (đất sản xuất nông nghiệp 13.628,4 ha, đất lâm nghiệp 4.760,63 ha); địa hình Sóc Sơn dọc theo hƣớng Tây bắc đông nam, là đầu mối giao thông phía bắc của Thủ đô, trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đƣờng quốc gia nối thủ đô với các tỉnh phía bắc nhƣ đƣờng Bắc Thăng Long - Nội Bài, đƣờng quốc lộ 2; quốc lộ 3B, đƣờng quốc lộ 18, đƣờng cao tốc Nội Bài- Lào Cai,… đặc biệt Sóc Sơn có sân bay Quốc tế Nội Bài đây là đầu mối giao thông lớn quan trọng của quốc gia. Trên địa bàn huyện còn có tuyến đƣờng sắt Hà Nội- Thái Nguyên, có gần 70 km đƣờng sông (sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ) với trên 32 km đê cấp 3 (Hữu cầu 12 km, Tả Cà Lồ 20 km). Bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn. Có vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - Phía Nam giáp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh - Phía Tây giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Do đó huyện Sóc Sơn đã có những lợi thế nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời lƣu thông hàng hoá, hành khách, thƣơng mại, xuất khẩu trong và ngoài nƣớc.
3.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Dân số toàn huyện hiện có gần 300.000 ngƣời với 71.450 hộ, trong đó hộ sản xuất nông nghiệp 47.293 hộ.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên Sóc Sơn còn nghèo nàn, ngoải tài nguyên rừng với 4.557 ha còn lại chủ yếu la khai thác, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng nhƣ: Gạch nung, cao lanh, cát sỏi các sản phẩm chế biến đồ gỗ gia dụng và xây dựng sản xuất chè, sản phẩm đan lát… là một trong những thế mạnh mang lại giá trị sản xuất cao và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phƣơng.
Toàn huyện có 298.125 ngƣời với 173.806 ngƣời trong độ tuổi lao động, trong đó: lao động trong nông nghiệp 116.450 ngƣời (chiếm 67%). Sóc Sơn là huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở.Trên địa bàn Huyện có 3 trƣờng cao đẳng nghề, 1 trung tâm dạy nghề, tuy nhiên việc đào tạo lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chƣa thực sự quan tâm, nhận thức của ngƣời dân về vấn đề này còn nhiều hạn chế, do đó tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo còn thấp (năm 2010 đạt 27,71%): Là Huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ hai Thành phố, đất đai chia thành ba vùng đặc trƣng tƣơng đối riêng biệt nên Sóc Sơn có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau.
Sóc Sơn là có địa hình đa dạng, phức tạp và có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn Huyện đƣợc chia thành 3 vùng với những đặc trƣng khác nhau về địa hình. Ngoài ra với lợi thế về giao thông cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, tài nguyên sẵn có của địa phƣơng để phát triển ngành vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là 5 khu, cụm công nghiệp của Thành phố, Huyện đã và đang hình thành sẽ giúp giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu, tăng thu nhập cho lao động trên địa bàn huyện nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.
a) Về khí hậu:
Có hai hƣớng gió chính là gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa đông. Sóc Sơn chịu nhiều cơn bão bắt đầu từ 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, đe dọa không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cả đời sống nhân dân.
Nhìn chung, khí hậu của huyện Sóc Sơn khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, thủy sản… tuy nhiên nhƣợc điểm là lƣợng mƣa lớn trong năm nên dễ gây ngập lún, đất nhanh xoáy mòn, rửa trôi khiến đất không còn đƣợc màu mỡ, tạo điều kiện cho thực vật phát triển, nhất là những vùng đất không có thảm thực vật che phủ, độ dốc lớn
b) Về Sông ngòi - Thủy văn
Huyện Sóc Sơn có hệ thống sông ngòi dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hƣởng đến chế độ thủy văn của huyện. Bên cạnh nó là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nƣớc quan trọng vào mùa khô. Hệ thống sông không chỉ là nguồn cung cấp nƣớc tƣới và nƣớc sinh hoạt mà còn là nới tiếp nhận nguồn nƣớc thải và tiêu nƣớc khi vào mùa lũ đến.
Bên cạnh đó huyện Sóc Sơn còn có các hồ lớn nhƣ hồ Hàm Lợn, hồ Đồng Đò, hồ Đồng Quan, hồ Cầu Bãi... Hệ thống sông ngòi phát triển dày đặc, đây chính là điều kiện cho huyện Sóc Sơn phát triển vận tải thuỷ và đáp ứng đƣợc nhu cầu nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô nƣớc các sông cạn kiệt gây khó khăn cho việc cung cấp nguồn nƣớc cho sản xuất nông nghiệp và giao thông trên các sông lớn.
c) Về địa chất - tài nguyên khoáng sản * Địa chất công trình:
- Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhƣng tập trung chủ yếu ở các xã phía Nam huyện, tổng diện tích có khoảng 5.061 ha. Đất phù sa đƣợc hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của các con sông, đã có sự phân hóa theo thời gian, không gian và đặc điểm hình thành. Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng.
- Đất bạc màu bao gồm 2 loại: đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản phẩm feralitic, đây là loại đất phổ biến nhất với tổng diện tích 10.655 ha, chiếm 1/3 tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã vùng đồi gò. Đất dốc tụ xen đồi núi bạc màu không có sản phẩm feralitic, là loại đất chỉ có ở Sóc Sơn, nằm xen kẽ các thung lũng hẹp với diện tích 1.846 ha.
- Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện.
- Đối với vùng đồi núi thấp: Với nên đất này có thể phát triển khu dân cƣ xây nhà từ hai đến năm tầng có thể không cần gia cố nên móng.
- Đối với vùng đồng bằng gồm 4 lớp đất thích hợp với nhiều kiểu nuôi trồng cây lúa, ruộng, đất phù sa màu mỡ.
* Địa chất thủy văn:
- Vùng đồng bằng: Mực nƣớc ổn định, áp lực yếu không ảnh hƣởng tới các công trình, các dự án xây dựng.
- Vùng đồi núi thấp: mực nƣớc ngầm có ở độ sâu từ 30 - 40m, chiều dày tầng chứa nƣớc khoảng 4 - 20m tuỳ theo các khu vực từ Bắc xuống Nam. Chất lƣợng nƣớc tốt thuộc loại nƣớc nhạt từ mềm đến rất mềm. Hàm lƣợng sắt cao cần phải xử lý khi sử dụng.
- Huyện Sóc Sơn có nguồn nƣớc mặt, trữ lƣợng nƣớc mặt khá dồi dào, tuy nhiên nguồn nƣớc mặt đang có nguy cơ ỗ nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Hàng năm lƣợng mƣa phân bố không đều quanh năm, chính vì vậy, nƣớc mặt của huyện khai thác từ 3 nguồn chính: nƣớc mƣa đƣợc giữ lại bằng các hồ chứa, nƣớc của các sông chảy qua huyện, nƣớc từ sông Hồng qua hệ thống tiếp từ Đông Anh.
- Nguồn nƣớc ngầm: huyện nằm trong khu vực có nguồn nƣớc ngầm khá dồi dào với trữ lƣợng khá lớn, chất lƣợng tốt có tầng bảo vệ chống ô nhiễm. Chất lƣợng nƣớc tốt, thuộc loại nƣớc nhạt, nƣớc mềm đến rất mềm hàm lƣợng sắt cao nên khi sử dụng phải có biện pháp xử lý.
Nhìn chung, Sóc Sơn vẫn là vùng nghèo nƣớc, đặc biệt ở vùng đồi gò, lƣợng mƣa phân bố không đều theo không gian và thời gian trong năm đã làm cho huyện trở thành vùng hạn và ngập úng trọng điểm của Hà Nội. Do đó, để phát triển lâu bền môi trƣờng tự nhiên, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cần có chiến lƣợc bảo vệ và phát triển tài nguyên nƣớc cho huyện và cho vùng thông qua xây dựng, nâng cấp các hồ, đập để giữ nƣớc phục vụ sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp, cung cấp nƣớc sinh hoạt cho nhân dân và phát triển du lịch.
3.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy UBND, các Sở, ngành của Thành phố; sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy Sóc Sơn, sự chủ động trong điều hành của UBND huyện, sự nỗ lực của toàn Đảng bộ và nhân dân nên kinh tế của huyện liên tục tăng trƣởng khá cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giá trị sản xuất các ngành luôn đạt và vƣợt chỉ tiêu đề ra.
Giá trị sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 2.64%/năm, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2010 đạt 86 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu ngƣời 18.1 triệu đồng/ngƣời/năm, bƣớc đầu đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung nhƣ vùng chè tại các xã Bắc Sơn, Nam Sơn;
vùng cây ăn quả tại các xã Phú Minh, Phú Cƣờng, Thanh Xuân, Hiền Ninh, Nam Sơn, Bắc Sơn,….; vùng hoa nhài tại các xã Đông Xuân, Phù Lỗ. Vùng rau an toàn tại các xã Thanh Xuân, xã Đông Xuân, xã Xuân Giang và xã Việt Long. Vùng nuôi trồng thủy sản tại các xã ven sông nhƣ: Tân Hƣng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang… Sản lƣợng các loại cây trồng đều tăng, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, chăn nuôi- thủy sản ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nội ngành nông nghiệp.
Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động nông thôn có nhiều tiến bộ, số lao động qua đào tạo đạt 28,74%. Là huyện đƣợc công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ hộ nghèo đến đầu năm 2011 theo chuẩn mới là 15,04%.
Hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn nhiều năm qua đƣợc đầu tƣ ngày càng đáp ứng tốt hơn cho phát triển kinh tế phục vụ đời sống nhân dân.Tính đến hết năm 2010, đã cứng hóa đƣợc trên 60 % đƣờng giao thông nông thôn; kiên cố hóa 100% số xã có hệ thống điện lƣới quốc gia, 100% số xã có hệ thống đài truyền thanh, hệ thống thông tin liên lạc, bƣu điện phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn cao, tỷ lệ kênh mƣơng đƣợc cứng hóa còn thấp; trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục, y tế, văn hóa còn hạn chế.
Trình độ quản lý, năng lực lãnh đạo của cả hệ thống chính trị ở cơ sở trong những năm qua đã đƣợc nâng lên một bƣớc. Song ở một số nơi vai trò lãnh đạo quản lý của chính quyền hiệu lực chƣa cao. Một số chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nhà nƣớc chậm đƣợc cụ thể hóa hoặc triển khai chƣa hiệu quả. Việc huy động nguồn lực đầu tƣ phất triển kinh tế xã hội và phục vụ dân sinh thiếu sự chủ động sáng tạo, chủ yếu dựa vào nguồn đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc, chƣa phát huy hết đƣợc tiềm năng của địa phƣơng và nhân dân.
a) Dân số:
Lực lƣợng lao động của Huyện Sóc Sơn chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao trong tổng dân số. Toàn huyện có 192.264 lao động, chiếm 52,19 % dân số, trong đó chủ yếu là thuần nông. Tính đến năm 2017 số lao động hoạt động tại các doanh nghiệp và hợp tác xã lên đến 52.381 nghìn ngƣời
Bảng 3.1: Số lao động trong các doanh nghiệp, HTX đang hoạt động tại huyện Sóc Sơn
Năm 2010 2014 2015 2016 2017
Sóc Sơn 35629 45255 46075 48066 52381
Nguồn: Tổng Cục Thống kê 2018.
Cơ cấu lao động tại huyện Sóc Sơn đã có nhiều chuyển biến theo hƣớng tích cực nhờ kết quả của công nghiệp hóa và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng lao động vào công cuộc phát triển kinh tế, Sóc Sơn cần có phƣơng án nhằm chủ động giúp ngƣời lao động chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn.
b) Đất đai:
Nhìn chung, trong 5 loại đất của Huyện, nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 44,36%), trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Quỹ đất nông nghiệp lớn là một thuận lợi cho phát triển nông nghiệp của Sóc Sơn.