Phương pháp logi c lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 46 - 48)

4. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp logi c lịch sử

* Phƣơng pháp lịch sử

Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp xem xét sự vật, hiện tƣợng theo đúng trật tự thời gian nhƣ nó đã từng diễn ra trong quá khứ (phát sinh, phát triển và kết thúc). Là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều góc cạnh, nhiều mặt trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tƣợng khác. Phƣơng pháp lịch sử xem xét rất kỹ các điều kiện xuất hiện và hình thành ra nó, làm rõ quá trình ra đời, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến hoàn thiện của các sự vật hiện tƣợng. Đồng thời, đặt quá trình phát triển của sự vật, hiện tƣợng trong mối quan hệ nhiều sự vật hiện tƣợng tác động qua lại, thúc đẩy hoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động của chúng.

Đề tài đã vận dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Sóc Sơn qua các thời kỳ, giai đoạn gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình đó trong giai đoạn sắp tới.

Đây là phƣơng pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Sóc Sơn theo một trình tự liên tục và nhiều mặt. Sử dụng phƣơng pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ các điều kiện, các vấn đề, các chính sách, chủ trƣơng, các nhân tố… có ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp công nghệ. Đồng thời, đặt vấn đề thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong quan hệ tƣơng tác qua lại, thúc đẩy hoặc cản trở lẫn nhau trong quá trình phát triển. Bằng phƣơng pháp này có thể cho ta thấy đƣợc bức tranh toàn diện về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Sóc Sơn.

* Phƣơng pháp logic

Phƣơng pháp logic là phƣơng pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện lịch sử dƣới dạng tổng quan, nhằm vạch ra bản chất, khuynh hƣớng tất yếu, quy luật vận động của lịch sử. Khác với phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic không đi sâu vào toàn bộ diễn biến, những bƣớc quanh co, thụt lùi lịch sử mà nó bỏ qua những cái ngẫu nhiên có thể xảy ra mà nắm lấy bƣớc phát triển tất yếu, nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử. Nhƣ vậy, phƣơng pháp locgic cũng phản ánh quá trình lịch sử nhƣng phản ánh dƣới hình thức trừu tƣợng và khách quan bằng lý luận. Có nghĩa là phƣơng pháp logic trình bày sự kiện một cách khái quát trong mối quan hệ đúng quy luật, loại bỏ những chi tiết không cơ bản. Đó là hình thức đặc biệt phản ánh quá trình lịch sử.

Luận văn trình bày các sự việc và đƣa ra những nhận định đã có chú ý đến sự vận động logic của phát triển kinh tế - xã hội huyện gắn với triển khai

chính sách, chƣơng trình thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chỉ ra quy luật xu hƣớng vận động của nó. Chẳng hạn, để thúc đẩy đƣợc quá trình phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao thì ngoài những quan điểm chỉ đạo, chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, của huyện, nó còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, chất lƣợng nguồn nhân lực, khả năng thích ứng, tiếp cận ngƣời dân địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)