Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 41)

4. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở một số địa phương

Tính hết năm 2018, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 126 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng 20 mô hình so với cuối năm 2017. Trong đó, một số địa phƣơng có nhiều mô hình nhƣ: huyện Mê Linh có 18 mô hình, ở huyện Gia Lâm hiện tới 17 mô hình và huyện Thƣờng Tín 14 mô hình. Thành phố hiện có khoảng 110 ha canh tác hoa ứng dụng công nghệ cao nhƣ mô hình trồng hoa lan của Hợp tác xã Đan Hoài - Flora Việt Nam (huyện

Đan Phƣợng), Hợp tác xã hoa, cây cảnh Thụy Hƣơng (huyện Chƣơng Mỹ). Ngoài ra còn có hơn 924 ha sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao với nhiều sản phẩm chất lƣợng nhƣ nhãn chín muộn (huyện Hoài Đức), cam Canh (huyện Thanh Oai), chuối tiêu hồng (các huyện Thƣờng Tín, Gia Lâm).

1.3.1.1. Huyện Đông Anh

Định hƣớng trở thành đô thị vệ tinh, huyện Đông Anh đang tích cực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bƣớc đầu mang lại những tín hiệu khả quan, từng bƣớc tạo ra phƣơng thức sản xuất mới, hiện đại, hiệu quả kinh tế cao... Huyện Đông Anh phát triển nhiều mô hình trồng trọt ứng dụng công nghệ cao cho hiệu quả kinh tế cao. Điển hình nhƣ mô hình trồng rau hữu cơ tại xã Tiên Dƣơng, với diện tích 1ha có thể cho doanh thu từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/ha/năm. Đây cũng là tiền đề để huyện Đông Anh triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao. Ngoài mô hình trồng rau hữu cơ nêu trên, huyện Đông Anh còn xây dựng thành công cơ sở trồng rau an toàn ứng dụng công nghệ tƣới Israel ở xã Liên Hà với diện tích 1.000m2, doanh thu đạt từ 400 đến 500 triệu đồng/ha/năm. Hay mô hình trồng rau an toàn của Hợp tác xã Sông Hồng trên diện tích 6.000m2, trong đó 2.000m2 trồng trong nhà màng lắp hệ thống tƣới theo công nghệ Israel, cho doanh thu 1,5 tỷ đồng/ha/năm.

1.3.1.2. Huyện Ứng Hòa

Là vùng chiêm trũng, đƣợc quy hoạch là vành đai xanh của Thủ đô, huyện Ứng Hòa đã rất chú trọng khai thác thế mạnh của địa phƣơng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả canh tác cho ngƣời dân. Nông nghiệp huyện đang phát triển theo hƣớng sản xuất tập trung, quy mô lớn, dần hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hƣớng công nghệ cao. Mô hình sản xuất VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao nhƣ: mô hình rau an toàn trồng trong nhà lƣới 5.000m2 tại xã Sơn Công; mô hình trồng dƣa lƣới trong

nhà kính tại 2 xã Phù Lƣu, Hồng Quang với hệ thống tƣới tự động, thiết bị cảm biến đo nhiệt độ, độ ẩm và các chỉ tiêu nông hóa thổ nhƣỡng; mô hình trồng bƣởi VietGAP tại xã Đồng Tiến. Trong suốt thời gian qua, nông nghiệp huyện đã phát triển theo hƣớng sản xuất tập trung có quy mô lớn, sản xuất theo hƣớng công nghệ cao. Hiện huyện đang phối hợp với Học viện nông nghiệp Việt Nam để xây dựng nhãn hiệu gạo Khu cháy Ứng Hòa cho sản phẩm lúa J02 và Bắc thơm số 7. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm các trang trại từng bƣớc ứng dụng công nghệ để điều khiển nhiệt độ, theo dõi tự động hóa trong chăn nuôi lợn.

1.3.1.3. Huyện Thanh Oai

Tại huyện Thanh Oai – thành phố Hà Nội, đã hình thành một số mô hình liên kết ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Có thể kể đến mô hình cây ăn quả áp dụng VietGAP tại xã Kim An; chuỗi trứng vịt Liên Châu thực hiện theo quy trình giám sát chăn nuôi bảo đảm an toàn, tƣ vấn kỹ thuật chăn nuôi, xử lý dịch bệnh; chuỗi thực phẩm an toàn với quy mô 4.000 con lợn đƣợc chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, liên kết bao tiêu sản phẩm do HTX Hoàng Long thực hiện tại xã Tân Ƣớc... Chính sự đổi mới trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần tạo nên thành công trong xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.

1.3.1.4. Huyện Phú Xuyên

Ở huyện Phú Xuyên, đã có 27 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhƣ các mô hình trồng lúa chất lƣợng cao nhƣ trồng giống lúa JO2 tại xã Nam Phong (30ha), xã Sơn Hà (40ha); 6 mô hình dự án trồng rau các loại, rau an toàn nhƣ mô hình măng tây xã Hồng Thái (5ha), xã Khai Thái (0,7ha), dự án rau cần Khai Thái (30ha), mô hình rau an toàn xã Minh Tân (5ha)… và 4 mô hình trồng bƣởi Diễn, bƣởi Thồ, bƣởi đào chuyên, 1 mô hình nhãn chín muộn, 3 mô hình trồng chuối, mô hình trồng cây dƣợc liệu tại xã Thụy Phú

với diện tích 1 ha, xã Khai Thái với diện tích 3.000m2; 1 mô hình trồng nấm tại xã Tân Dân cho năng suất trung bình từ 25 - 30kg/ngày, thu nhập từ 300.000-450.000 đồng/ngày.

Nhƣ vậy, ở tại Việt Nam sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã dần hình thành tại nhiều khu vực và đƣợc sự quan tâm đầu tƣ của nhiều địa phƣơng và doanh nghiệp trong phạm vi cả nƣớc. Quá trình hình thành, hoạt động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã xuất hiện những mô hình có giá trị kinh tế và thu nhập cao đồng thời cũng bộc lộ những mặt hạn chế bất cập trong quản lý điều hành, đầu tƣ, mua-bán, sử dụng công nghệ, giống….. đòi hỏi phải có những tỗng kết đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)