5. Kết cấu luận văn
3.3.4. QLNN về ngành kinhdoanh có điều kiện về an ninh, trật tự
Trong những năm qua tình hình an ninh, trật tự trong nhiều ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vẫn diễn ra rất phức tạp, gây lo lắng trong nhân dân, bức xúc, lo lắng trong xã hội. Theo thống kê của Công an các đơn vị, địa phương, từ năm 2010 đến hết năm 2015 thông qua công tác quản lý cơ quan Công an đã phát hiện trên 65 nghìn vụ vi phạm có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh này, qua đó đã đề nghị truy tố gần 1.000 vụ với hơn 1.700 đối tượng bị xử lý hình sự. Do đấu tranh và xử lý quyết liệt đối với các hành vi vi phạm nên đã góp phần tạo môi trường an ninh, trật tự ổn định để tổ chức, cá nhân yên tâm hoạt động kinh doanh.
Đối với sản phẩm có tính chất gây nổ và sát thương như Pháo hoa thì việc quản lý sản xuất, kinh doanh càng phải đảm bảo an toàn, không để thất thoát sản phẩm, không có hiện tượng mua bán trái phép, tất cả đều được quản lý nghiêm ngặt.
Với đặc thù dây chuyền sản xuất pháo hoa luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao, do điều kiện mặt bằng rộng nên việc quản lý sản xuất đảm bảo an toàn luôn được chú trọng đặt lên hàng đầu. Việc quản lý an toàn cần phải khoa học, luôn bám sát và thực hiện theo các quy định an toàn được cho phép, cụ thể như:
- Phổ biến quán triệt mọi người hiểu rõ quy định về an toàn, đặc biệt về việc chấp hành định lượng, định người trên mặt bằng là yêu cầu bắt buộc.
- Kiểm tra giám sát bằng nhiều hình thức gồm: trực tiếp, giám sát qua camera, gián tiếp (qua sổ sách). Nếu phát hiện vi phạm đều có ghi sổ theo dõi chấn chỉnh nhắc nhở, tùy theo mức độ có xử lý theo quy định.
- Hàng tuần, tháng có lập kế hoạch kiểm tra an toàn định kỳ đối với từng tổ, có biên bản đánh giá.
- Thường xuyên rà soát các điều kiện an toàn, phát hiện các điểm bất hợp lý, chưa phù hợp để khắc phục.