Về chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại nhà máy z121 bộ quốc phòng (Trang 88 - 90)

5. Kết cấu luận văn

4.2.1. Về chất lượng sản phẩm

Vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Do đó việc ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu để nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Nhà máy. Để làm tốt công việc này cần làm tốt công tác quản lý chất lượng. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng là quá trình lâu dài, tác động vào tất cả các mặt, bộ phận, con người của Nhà máy. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN/ ISO cần được thực hiện triển để. Cụ thể Nhà máy nên thực hiện một số nội dung sau:

a/ Nâng cao nhận thức về công tác quản lý chất lượng trong Nhà máy

Việc nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa và hiểu cặn kẽ về chương trình quản lý chất lượng của lãnh đạo Nhà máy là điều kiện tiên quyết để xây dựng công tác quản lý chất lượng. Giám đốc Nhà máy là người quyết định chính sách, công bố chính sách và chiến lược chất lượng.

Phổ biến thường xuyên và nâng cao một cách có hệ thống nhận thức về vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng trong nội bộ Nhà máy thông qua quá trình tự đào tạo, đào tạo. Trưởng phòng KCS cùng phòng nhân sự chịu trách nhiệm trực tiếp về mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá... Trong quá trình đào tạo cần nhấn mạnh và việc hiểu và thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Cần hiểu đúng và rộng hơn về khái niệm “ Chất lượng” trong nền kinh tế thị trường. Gắn việc hiểu về chất lượng với việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Cần cụ thể hoá yêu cầu của khách hàng với hoạt động của từng phòng ban, bộ phận cụ thể để quá trình đào tạo có tính thực tiễn, dễ hiểu hơn cho mỗi bộ phận.

- Quản lý chất lượng phải là việc quản lý theo quy trình, trong đó đầu ra của mỗi quá trình lại là đầu vào của quá trình kế tiếp. Và việc quản lý này không chỉ thuộc trách nhiệm của phòng KCS mà thuộc trách nhiệm của tất cả các thành viên, bộ phận trong Nhà máy.

- Quản lý chất lượng cần có cách nhìn toàn diện, chú ý đến tính đồng bộ như đảm bảo đồng bộ giữa chất lượng sản phẩm và chất lượng nguyên liệu, phụ liệu đầu vào, đồng bộ giữa các biện pháp kinh tế - kỹ thuật - công nghệ, tổ chức, pháp lý, giáo dục tư tưởng, đồng bộ trong quản lý chất lượng từ các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm.

- Nhấn mạnh yếu tố con người trong quản lý chất lượng, việc xử lý các vi phạm bằng các hình thức như lập biên bản, phạt lỗi sai hỏng chỉ là một giải pháp tức thời có tính ép buộc của vấn đề để khắc phục sai phạm mà vấn đề cơ bản là hình thành tính tự giác trong việc chấp hành các quy trình, quy định, tạo thành thói quen nếp sinh hoạt hàng ngày trong sản xuất. Toàn thể CB - CNV được huấn luyện các kỹ năng về kỹ thuật sản xuất, phương pháp làm việc, hướng dẫn cho mọi người biết cách sử dụng các công cụ, phương pháp phù hợp trong quản lý chất lượng

- Quản lý chất lượng đòi hỏi phải liên tục cải tiến chất lượng theo vòng tròn “Deming” để tiến tới mục tiêu đáp ứng sự mong đợi của khách hàng.

b/ Duy trì có hiệu quả nhóm chuyên trách quản lý chất lượng

Nhóm chuyên trách về chất lượng bao gồm có sự tham gia của đại diện lãnh đạo, trưởng bộ phận KCS, kỹ thuật, nhân sự và quản đốc phân xưởng để đảm bảo điều phối, sự dụng đồng bộ các nguồn lực của công ty cho công tác quản lý chất lượng.

c/ Quản lý chất lượng trong khâu chuẩn bị sản xuất

Chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để triển khai sản xuất đảm bảo thuận lợi ít có sự vướng mắc. Việc chuẩn bị này nên lưu ý một số nội dung cơ bản sau:

Cần nắm bắt toàn bộ những yêu cầu của khách hàng, và tổng hợp tiêu chuẩn kỹ thuật của mỗi đơn hàng trên cơ sở hệ thống kỹ thuật và quy trình sản xuất đã có để đưa ra các giải quyết kỹ thuật phù hợp nhất cho từng sản phẩm.

Thực hiện tốt khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào. 100% các lô nguyên liệu, BTP đầu vào phải được lấy mẫu, chế thử theo các công đoạn sản xuất đảm bảo yêu cầu và các thông số mới đưa vào sản xuất hàng loạt

Thực hiện tốt công tác bảo quản nguyên liệu trong kho nhằm giảm tới mức thấp nhất chất lượng của chúng trong quá trình tồn trữ.

d/ Đảm bảo tốt tiến độ giao hàng cho khách hàng

Việc giao hàng đạt chất lượng, đúng tiến độ là một yêu cầu hết sức cơ bản, quan trọng của khách hàng và để đảm bảo chữ “Tín” của Nhà máy. Để đảm bảo giao hàng đúng tiến độ cần triển khai một số hoạt động sau:

- Cán bộ theo dõi đơn hàng cần nắm vững kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao hàng của các đơn hàng để đặt nguyên vật liệu đúng và kịp thời cho quá trình sản xuất.

- Thực hiện tốt các kế hoạch điều độ hàng ngày. Theo dõi tình hình thực hiện định mức năng suất để có biện pháp xử lý kịp thời

- Kịp thời thông báo với khách hàng những vấn đề phát sinh liên quan tới tiến độ giao hàng để cùng bàn bạc, thống nhất, tránh bị động khi không đáp ứng được tiến độ giao hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa tại nhà máy z121 bộ quốc phòng (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)