Chi nhánh BIDV TPHCM – PGD Nguyễn Đình Chiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TP HCM PGD nguyễn đình chiểu năm 2012 2014​ (Trang 30)

Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 15/11/1976 trực thuộc BIDV tại số 134 Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Chi nhánh gồm 4 đơn vị trực thuộc: PGD. Bùi Thị Xuân, PGD. Nguyễn Đình Chiểu, PGD. Trần Hưng Đạo, và PGD. Ngô Gia Tự.

Là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống BIDV. Trải qua gần 40 năm hoạt động, BIDV TPHCM luôn là đơn vị tiên phong và

năng động trong hệ thống BIDV với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng khách hàng.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các Tổ tại BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu

2.1.3.1. Cơ cu t chc ti BIDV TPHCM – PGD. Nguyn Đình Chiu

Sơđồ 2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu BIDV – Chi nhánh TPHCM Ban giám đốc Khối Quản lý khách hàng Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1 Phòng Khách hàng doanh nghiệp 2 Phòng Khách hàng doanh nghiệp 3 Phòng Khách hàng cá nhân Phòng Kinh doanh thẻ Khối Quản lý rủi ro Phòng Quản lý rủi ro Khối Tác nghiệp Phòng Quản trị tín dụng Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp 1 Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp 2 Phòng Quản lý và Dịch vụ Kho quỹ Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân Phòng Dịch vụ và Quản lý ATM Khối Quản lý nội bộ Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Phòng Tài chính - Kế toán Phòng Pháp chế Phòng Tổ chức - Nhân sự Văn phòng Khối Trực thuộc PGD Bùi Thị Xuân PGD Nguyễn Đình Chiểu PGD Trần Hưng Đạo PGD Ngô Gia Tự

Sơđồ 2.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu

Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu

2.1.3.2. Chc năng, nhim v ca các T T Chăm sóc khách hàng

Thực hiện kế hoạch kinh doanh tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu: số lượng khách hàng mới; số lượng thẻ nội địa, thẻ tín dụng mới; số dư huy động vốn, huy động vốn bình quân (nếu có) và các chỉ tiêu kinh doanh khác phù hợp với hoạt động của Phòng giao dịch trong từng thời kỳ;

Chăm sóc khách hàng huy động vốn trong phân đoạn được giao quản lý theo chính sách chăm sóc khách hàng trong từng thời kỳ nhằm duy trì và phát triển nguồn khách hàng với mục tiêu nâng hạng;

Giới thiệu, tư vấn, bán tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng;

Phối hợp với các Tổ nghiệp vụ liên quan trong Phòng giao dịch để phục vụ, chăm sóc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ khác;

Kiểm tra và tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của khách hàng;

Làm hồ sơ vay và thu nợ cầm cố sổ tiết kiệm cho khách hàng.

T Tác nghip

Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh do Giám đốc PGD phân khai cụ thể hàng tháng hoặc hàng quý (nếu có);

Hỗ trợ cán bộ quan hệ khách hàng chăm sóc khách hàng theo chính sách khách hàng đã được Chi nhánh ban hành trong từng thời kỳ;

Tiếp thị, chào bán các sản phẩm dịch vụ tại quầy;

Ban lãnh đạo Phòng giao dịch

Tổ Chăm sóc khách

Mở tài khoản cho khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế;

Thực hiện các giao dịch liên quan công tác huy động vốn như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,…

Chuyển tiền thanh toán trong nước; Thanh toán lương;

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chuyển tiền thanh toán quốc tế (TTR), nghiệp vụ mua bán ngoại tệ;

Thực hiện các giao dịch thu chi tiền mặt, thanh toán hoá đơn tiền điện, viettel, chi trả kiều hối (WU);

Bán séc cho khách hàng;

Giao thẻ ATM cho khách hàng;

Thực hiện giải ngân, thu nợ theo đề nghị của bộ phận tín dụng (hồ sơ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

Tiếp nhận, kiểm tra và đăng ký dịch vụ cho khách hàng trong các chương trình ứng dụng điện toán như: BSMS, IBMB,… theo đề nghị của khách hàng.

T Tín dng

Tìm kiếm, tiếp thị/marketing và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của BIDV đến đối tượng khách hàng tiềm năng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình;

Đàm phán với khách hàng về các điều kiện liên quan đến quá trình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ;

Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề nghị Ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo quy định của BIDV và của Chi nhánh;

Thẩm định hồ sơ đề nghị của khách hàng, đưa ra quyết định hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định việc bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng; thông báo kết quả xử lý cho khách hàng;

Trong trường hợp Chi nhánh chấp thuận cung cấp sản phẩm, dịch vụ bán lẻ cho khách hàng, cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân là đầu mối thực hiện hoặc chuyển cho các Phòng nghiệp vụ, cá nhân có thẩm quyền thực hiện hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo đúng các quy trình, quy định của BIDV;

Cập nhật và trao đổi với khách hàng những thông tin có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng; kịp thời phát hiện các vấn đề khó khăn, bất cập

nảy sinh từ phía khách hàng có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của BIDV và có biện pháp xử lý theo quy trình, quy định của BIDV;

Tăng cường tiếp thị, bán chéo sản phẩm đến khách hàng cùng bạn bè, người thân và doanh nghiệp của khách hàng – mở rộng, phát triển các khách hàng mới;

Chủ động thực hiện và/hoặc đề xuất Lãnh đạo Phòng giao dịch hỗ trợ các giải pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh được giao.

3

2.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 Chiểu năm 2012-2014

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014

Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chênh lệch 2012-2013 Chênh lệch 2013-2014

Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm

Tổng tài sản 2.932.388 3.735.118 3.800.588 802.730 27,37 65.470 1,75 Vốn chủ sở hữu 162.200 194.437 218.228 32.237 19,87 23.791 12,24 Huy động vốn 2.824.589 3.213.603 3.598.896 389.014 13,77 385.293 11,99 Dư nợ 1.680.013 1.931.893 2.868.998 251.880 14,99 937.105 48,51 Lợi nhuận trước thuế 90.136 98.095 112.008 7.959 8,83 13.913 14,18

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu

Để trở thành một trong những Chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất, BIDV TPHCM cùng các phòng giao dịch luôn là Chi nhánh tiên phong và năng động trong hệ thống BIDV với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng khách hàng. Cùng với sự phát triển của khu vực, BIDV TPHCM và PGD. Nguyễn Đình Chiểu kinh doanh đa tổng hợp, hoạt động đầy đủ các chức năng của NHTM – kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân

hàng phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Cụ thể kết quả kinh doanh của PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014 được thể hiện thông qua bảng 2.1 trên cho thấy:

Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng trưởng ổn định: Năm 2012 tổng tài sản

là 2.932.388 triệu đồng; và tăng thêm 802.730 triệu đồng vào năm 2013 đưa tổng tài sản đạt 3.735.118 triệu đồng, tăng trưởng là 27,37%. Tổng tài sản năm 2014 là 3.800.588 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 65.470 triệu đồng, và tỷ lệ là 1,75%, tuy không có sự tăng trưởng cao so với năm trước đó 2012-2013;

Vốn chủ sở hữu cũng có mức tăng trưởng ổn định như tổng tài sản: Đạt 162.200 triệu đồng vào năm 2012; năm 2013 đạt 194.437 triệu đồng, tăng trưởng năm 19,87% so với năm 2012. Đến năm 2014 vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng thêm 23.791 triệu đồng so với năm 2013, đạt 32.237 triệu đồng và có tăng trưởng là 12,24% so với năm 2013. Dẫu có dấu hiệu hạ xuống, nhưng với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt được thì Phòng giao dịch vẫn chứng tỏ là một trong thành viên của ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất thị trường.

Tổng dư nợ tăng trưởng tích cực, chất lượng tín dụng được cải thiện: Dư nợ

tín dụng năm 2012 là 1.680.013 triệu đồng; năm 2013 là 1.931.893 triệu đồng, tăng trưởng đạt 14,99% so với năm 2012. Đến năm 2014 dư nợ là 2.868.998 triệu đồng, tăng vượt thêm 937.105 triệu đồng, và có mức tăng trưởng 48,51% so với năm 2013. Điều này cho thấy quy mô, lượng vốn đầu tư phát triển về hoạt động tín dụng của Phòng giao dịch luôn cải thiện không ngừng. Mặt dù với tỷ trọng tăng trưởng tốt và năm 2014 lại có sự tăng mạnh mẽ hơn hẳn các năm trước, góp phần làm tăng thu nhập trong hoạt động kinh doanh nhưng đây cũng là một tiềm ẩn nhiều rủi ro cho PGD. Nguyễn Đình Chiểu.

Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn: Năm 2012 nguồn vốn huy động được là 2.824.589 triệu đồng; năm 2013 là 3.213.603 triệu đồng, tăng 389.014 triệu đồng so với năm 2012, có tỷ lệ là 13,77%. Tiếp tục năm 2014, huy động vốn đạt 3.598.896 triệu đồng, tăng 385.293 triệu đồng, và tăng trưởng 11,99% so với năm 2013. Dù có xu hướng giảm nhẹ so với năm trước nhưng không đáng kể chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn cải thiện theo hướng gia tăng tính ổn định, bền vững, tăng tỷ trọng tiền gửi dân cư.

Hiệu quả kinh doanh tăng trưởng ổn định phù hợp với tốc độ tăng trưởng quy mô: Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt 90.136 triệu đồng; năm 2013 đạt 98.095 triệu đồng; đến năm 2014 đạt 112.008 triệu đồng. Qua 3 năm lợi nhuận trước thuế của PGD. Nguyễn Đình Chiểu đều tăng ổn định, năm 2013 tăng thêm 7.959 triệu đồng, và có tăng trưởng là 8,83% so với năm 2012; và năm 2014 cũng tăng thêm là 13.913 triệu đồng, và tăng trưởng 14,18% so với năm 2013.

Nguồn vốn huy động và doanh số cho vay của PGD. Nguyễn Đình Chiểu đều tăng qua các năm với tốc độ tăng khá cao, đặc biệt là dư nợ cho vay tăng rất nhanh. Điều đó chứng tỏ lượng vốn ngân hàng đã đáp ứng cho nền kinh tế tăng theo nhu cầu chung của nền kinh tế để phục vụ cho đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như nhu cầu mua sắm của người dân khi mà đời sống của họ ngày càng tăng thì nhu cầu mua sắm cũng tăng theo. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, ở nơi nào có kinh tế càng phát triển thì hoạt động tín dụng càng sôi nổi và ngược lại ở nơi nào hoạt động tín dụng càng phát triển sẽ càng thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển nhanh hơn.

Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu năm 2012-2014

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV TPHCM – PGD. Nguyễn Đình Chiểu

2.1.5. Định hướng phát triển của BIDV TPHCM

Năm 2015, với những dự báo ổn định, khả quan của nền kinh tế và đặc biệt Việt Nam sẽ hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn, trong đó nổi bật là tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Tpp)... BIDV tiếp tục đổi mới mạnh mẽ từ nội tại, hội đủ sức mạnh và nguồn lực để chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp, bạn hàng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh để vững bước phát triển và hội nhập. Đối với BIDV, năm 2015 cũng là năm cuối của kế hoạch 5 năm (2011-2015) và kết thúc đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013- 2015. Định hướng chiến lược của BIDV và Chi nhánh TPHCM năm 2015, tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; Chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền

vững; Cơ cấu lại danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính; Nâng cao

2.932.388 3.735.118 3.800.588 162.200 194.437 218.228 2.824.589 3.213.603 3.598.896 1.680.013 1.931.893 2.868.998 90.136 98.095 112.008 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 2012 2013 2014 Đơn vị: triệu VND

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Huy động vốn

năng lực Quản trị rủi ro; Chủđộng áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam; Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ

thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế.

2.1.6. Quy trình tín dụng cá nhân của BIDV

Bước 1. Phỏng vấn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ

Cán bộ tín dụng tìm hiểu sơ bộ xem mục đích vay, loại vay và tình hình tài chính của khách hàng phù hợp hay không với chính sách tín dụng của ngân hàng. Trong giai đoạn này, nếu nhu cầu vay của khách hàng không phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng thì cán bộ tín dụng từ chối khoản vay, không tiếp nhận hồ sơ, còn trường hợp khoản vay phù hợp với quy định cho vay của ngân hàng thì hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ.

Xác minh: Cán bộ tín dụng hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ vay, nhằm mục đích xác minh tính chính xác và đầy đủ của dữ liệu, thông tin mà khách hàng đã cung cấp. Để xác minh tính chính xác các dữ liệu, thông tin của khách hàng, cán bộ tín dụng cần thực hiện các bước sau:

- Phỏng vấn, thảo luận trực tiếp khách hàng vay, người trả nợ thay (nếu có).

- Hướng dẫn khách hàng kê khai thông tin trên giấy đề nghị vay vốn (mẫu ngân

hàng).

- Xác minh nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng: các chứng từ chứng minh nguồn thu nhập của khách hàng, như: hợp đồng lao động, bảng lương (hoặc sao kê tài khoản,...); nếu kinh doanh thì có giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế (3 tháng gần nhất,...).

- Các giấy tờ sở hữu của tài sản đảm bảo.

- Báo cáo của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC – Credit Information Centre), thông tin từ các ngân hàng khác.

- Thông tin về khả năng tài chính và các mối quan hệ gia đình của khách hàng.

Sau khi thu thập và xác minh tính đúng đắn của dữ liệu, thông tin khách hàng, cán bộ tín dụng chuyển sang giai đoạn phân tích để lập tờ trình cho lãnh đạo xem xét phê duyệt.

Bước 2. Đánh giá, phân tích hồ sơ tín dụng của khách hàng

Từ những thông tin thu thập được của khách hàng và các nguồn hỗ trợ, cán bộ tín dụng phân tích, lập tờ trình và trình lãnh đạo xét duyệt.

Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng cần phân tích các điểm sau:

Mục đích vay Loại vay có phù hợp với quy định của Chi nhánh hay không. Số tiền vay Phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng và tỷ lệ cho vay

trên tài sản đảm bảo của Chi nhánh.

Khả năng trả nợ Nhằm đảm bảo thu nhập ổn định, trả nợ đúng hạn, tránh nợ quá hạn, khó đòi.

Cần tìm hiểu về đặc điểm công việc của khách hàng: chức vụ, mức lương, thời gian công tác, kinh nghiệm, uy tín,... và các mối quan hệ của họ trong gia đình, xã hội. Cán bộ tín dụng thu thập thông tin từ khách hàng càng nhiều thì càng có lợi cho việc phân tích nguồn trả nợ khoản vay, giảm thiểu mức độ rủi ro mất khả năng trả nợ khách hàng.

Tài sản đảm bảo Kiểm tra tính pháp lý và định giá tài sản đảm bảo (nhà ở, đất ở, giấy tờ có giá, phương tiện lưu thông,...) để xác định mức vay phù hợp với tỷ lệ cho vay của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh TP HCM PGD nguyễn đình chiểu năm 2012 2014​ (Trang 30)