5. Kết cấu tổng quát của luận văn
2.2.1 Thực trạng về nhu cầu vốn của các DNVVN hiện nay
Nếu trƣớc năm 1989, DNVVN chủ yếu tập trung ở khu vực quốc doanh thì trong giai đoạnh này, số DNVVN thuộc sở hữu Nhà nƣớc giảm đáng kể. Ngƣợc lại, số DNVVN ngoài quốc doanh lại tăng nhanh về số lƣợng, chất lƣợng và ngành nghề. Sự phát triển của các DNVVN đã góp phần đáng kể trong huy động vốn đầu tƣ xã hội, giải
quyết công ăn việc làm, đóng góp chung cho sự phát triển đất nƣớc. Theo khảo sát của Phòng Thƣơng Mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có 22.5% doanh nghiệp cho biết không thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng vì lãi suất quá cao, 20.5% doanh nghiệp cho biết không thể đáp ứng yêu cầu của ngân hàng đƣa ra, 2.5% doanh nghiệp nói có nợ xấu, 41.6% doanh nghiệp không có nhu cầu vay và 13.1% doanh nghiệp thuộc các trƣờng hợp khác.
Chính phủ đã đề ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011 - 2015 là thành lập mới 350.000 doanh nghiệp và đến ngày 31/12/2015, cả nƣớc sẽ có khoảng 700.000 doanh nghiệp hoạt động. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc, đầu tƣ của khu vực này chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, đóng góp 40% GDP, 30% tổng thu ngân sách nhà nƣớc, tạo thêm 3.5 - 4 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2011- 2015. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít khó khăn để phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn vay. Nguyên nhân xuất phát từ chính quy mô, ít chiến lƣợc bài bản nên không đáp ứng đƣợc những điều kiện về tài sản thế chấp, uy tín và thƣơng hiệu của loại hình doanh nghiệp này, cửa vay vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có phần hạn chế hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn vấp phải những hạn chế khác về trình độ quản lý, vốn, tài sản thế chấp, năng lực sản xuất kinh doanh…
2.2.2 Quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh 7, TPHCM
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng cần thiết lập một quy trình tín dụng hợp lý. Và đây cũng là quy trình bắt buộc phải thực hiện khi khách hàng vay vốn.
Quy trình tín dụng đƣợc Agribank chi nhánh 7 xây dựng gồm: Bƣớc 1: Tiếp xúc trực tiếp và tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng:
Cán bộ tín dụng là ngƣời tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, để nắm bắt mọi nhu cầu về sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách hàng, tƣ vấn giúp đỡ và hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục vay vốn.
Bƣớc 2: Kiểm tra hồ sơ và phân tích khách hàng:
Cán bộ tín dụng thực hiện công việc kiểm tra hồ sơ và phân tích khách hàng trƣớc khi cho vay. Đây là công việc rất quan trọng quyết định đến chất lƣợng của khoản cho vay. Nội dung chủ yếu của bƣớc này là thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến khách
hàng vay vốn bao gồm năng lực pháp lý, năng lực tài chính, năng lực sử dụng vốn vay; uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận, nguồn ngân quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế liên quan khác đến khách hàng vay vốn; tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án hoặc dự án vay vốn; tính thanh khoản của tài sản bảo đảm trong trƣờng hợp phải xử lý tài sản để thu nợ; dự báo về các rủi ro có thể xảy ra.
Bƣớc 3: Thẩm định, phân tích các khoản vay:
Đây là bƣớc quan trọng nhất và thƣờng chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình cho vay. Việc thẩm định này sẽ đƣa đến kết quả có tài trợ cho khoản vay đó hay không. Để thẩm định khoản vay, ngân hàng thƣờng dựa trên những thông tin đã thu thập đƣợc tại bƣớc 1 về khách hàng, đồng thời căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng từ nội tại ngân hàng (nhƣ nguồn vốn cho vay, định hƣớng cho vay…). Kết thúc bƣớc này cán bộ tín dụng và phòng tín dụng phải viết báo cáo về kết quả thẩm định để trình lãnh đạo ra quyết định cuối cùng về khoản vay.
Bƣớc 4: Quyết định cho vay và ký hợp đồng tín dụng:
Căn cứ kết quả thẩm định tại bƣớc 3 lãnh đạo ngân hàng ra quyết định cho vay (hay không cho vay), có thông báo gửi cho khách hàng, trƣờng hợp đồng ý cho vay thì cùng với khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng: hợp đồng tín dụng là văn kiện ghi lại thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về việc cho vay. Hợp đồng tín dụng có những nội dung chính sau: Giới thiệu về khách hàng và ngân hàng; Mục đích sử dụng vốn vay; Lãi suất vay vốn và các loại phí (nếu có); Thời hạn cho vay; Các loại bảo đảm; Điều kiện và kỳ hạn giải ngân; Điều kiện thanh toán và các điều kiện khác. Thông thƣờng các mẫu hợp đồng đã đƣợc các ngân hàng chuẩn hoá. Tuy nhiên, nếu khoản vay có tính đặc thù cao, phức tạp, giá trị vay lớn, đƣợc nhiều ngân hàng đồng tài trợ… thì hợp đồng này sẽ đƣợc soạn thảo từng lần và thƣờng do một công ty tƣ vấn luật chuyên nghiệp thực hiện.
Bƣớc 5: Giải ngân và kiểm soát trong và sau khi cho vay:
Sau khi ký hợp đồng tín dụng, ngân hàng có trách nghiệm chuyển tiền cho khách hàng theo cam kết nhƣ đã thoả thuận. Đồng thời ngân hàng kiểm tra việc sử dụng vốn vay về mục đích vay vốn, tiến độ thực hiện phƣơng án/dự án sản xuất kinh doanh. Quá trình này cho phép ngân hàng có thêm thông tin về khách hàng và khoản vay để có các biện pháp xử lý kịp thời. Ví dụ nếu chất lƣợng khoản cho vay bị đe doạ ngân hàng có thể thu hồi nợ trƣớc hạn hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo.
Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu hết nợ gốc và lãi và hợp đồng tín dụng đƣợc thanh lý. Trƣờng hợp khách hàng không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng cần xem xét nguyên nhân để có ứng xử cho vay phù hợp, ví dụ khách hàng chƣa trả đủ nợ do nguyên nhân khách quan, chính đáng, ngân hàng có thể xem xét cơ cấu lại nợ, tuy nhiên nếu khách hàng cố tình không trả nợ ngân hàng có thể xem xét xử lý các TSĐB để thu hồi nợ hoặc khởi kiện khách hàng theo quy định pháp luật.
Trƣờng hợp cho vay dự án vƣợt quyền phán quyết của chi nhánh thì sau khi hoàn tất hồ sơ, thẩm định, lập tờ trình và chuyển hồ sơ lên chi nhánh ngân hàng cấp trên thẩm định lại và xét duyệt, khi có thông báo về việc chấp thuận cho vay, chuyển xuống, chi nhánh ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và tổ chức giải ngân, quản lý món vay.
2.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh 7 TPHCM giai đoạn 2102-2014
2.2.3.1 Tình hình chung vể hoạt động kinh doanh tại chi nhánh 2.2.3.1.1 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất đối với NHTM bởi nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của NHTM là nguồn vốn huy động dƣới các hình thức tiền gửi, do đó kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phần lớn phụ thuộc vào kết quả hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên với chính sách thắt chặt tiền tệ và kiềm chế lạm phát nhƣ hiện nay thì khả năng huy động vốn của ngân hàng rất khó khăn. Nhận thấy đƣợc những khó khăn này, ngân hàng luôn chú trọng đến việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cƣ và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm, ngân hàng luôn có tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn khá cao. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 từ năm 2012 đến năm 2014 ( đơn vị: tỷ đồng)
Tình hình huy động vốn
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tổng nguốn vốn huy động 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162
1.Cơ cấu huy động theo loại tiền 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162
Nội tệ 2,153 68.2% 2,379 65% 2,710 70.9% 10.5% 226 13.9% 331
Vàng huy đổi ra VND 601 19.1% 645 17.6% 659 17.3% 7.3% 44 2.2% 14
Ngoại tệ huy đổi ra VND 401 12.7% 635 17.4% 452 11.8% 58.4% 234 (28.8) (183)
2.Cơ cấu huy động theo kỳ hạn 3,155 100% 3,659 100% 3,821 100% 16 % 504 4.43% 162
Tiền gửi không kỳ hạn 284 9% 616 16.8% 629 16.5% 117% 332 2.1% 13
Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng 1,105 35% 1,278 34.9% 1,357 35.5% 15.6% 173 6.2% 79
Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 1,766 56% 1,765 48.3% 1,835 48% (0.05) (1) 4% 70
Huy động từ dân cƣ 1,036 32.8% 1,340 36.6% 1,479 38.7% 29.3% 304 10.37% 139
Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế 1,869 59.2% 2,319 63.4% 2,342 61.3% 24.1% 450 1% 23
Tiền gửi từ các TCTD, TCTC khác 250 7.9% 0 0% 0 0% (7.9) (250) 0% 0
Hình 2.1 Biểu đồ tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014
Dựa vào bảng 2.1 ta thấy nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh 7 qua các năm từ 2012 đến 2014 đều tăng. Nhằm tăng cƣờng nguồn vốn đáp ứng cho các hoạt động đầu ra, ngân hàng luôn quan tâm khai thác các nguồn vốn nhƣ: huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, vốn ủy thác đầu tƣ,…huy động vốn qua phát hành kỳ phiếu và các loại tiền gửi. Cụ thể năm 2013 tổng nguồn vốn huy động là 3,659 tỷ đồng tăng 504 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 16% so với năm 2012. So với những năm trƣớc thì đây vẫn là sự tăng trƣởng chậm và có phần sụt giảm. Cuối năm 2014, tình hình huy động vốn vẫn tiếp tục giảm sút, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại ngày càng gây gắt với nhiều mức lãi suất linh hoạt khác nhau. Do vậy, năm 2014 tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 162 tỷ đồng nhƣng tốc độ tăng trƣởng thấp hơn năm 2013 với 4.43%.
Cơ cấu huy động xét theo đối tƣợng thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế qua các năm đều chiếm tỷ trọng cao hơn 50% tổng nguồn vốn huy động. Theo số liệu bảng 2.1 cho thấy, năm 2012 tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 59.2%, năm 2013 là 63.4% và năm 2014 là 61.3%. Nguyên nhân là do hiện nay hầu hết các tổ chức kinh tế, các công ty, doanh nghiệp đều mở tài khoản của mình tại ngân hàng nhằm phục vụ cho việc chi trả cho các hoạt động mua bán, thanh toán hợp đồng XNK và chi trả lƣơng cho nhân viên, nộp thuế,…nên tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đều tăng qua các năm.
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
3155
3659 3821
Tổng vốn huy động
Tổng vốn huy động (tỷ đồng)
Xếp thứ hai sau nhóm các tổ chức kinh tế là các nguồn vốn huy động đƣợc từ dân cƣ. Qua các năm, tiền gửi trong dân cƣ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu huy động vốn của ngân hàng. Năm 2012 tiền gửi trong dân cƣ của chi nhánh là 1,306 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32.8% trong tổng nguồn vốn huy động. Do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng gay gắt nên chi nhánh đã đƣa ra nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng với nhiều sản phẩm hấp dẫn cùng nhiều chƣơng trình khuyến mãi để thu hút ngƣời dân đến gửi tiền tại chi nhánh. Kết quả, đến năm 2013, tiền gửi từ dân cƣ là 1340 tỷ đồng tăng thêm 304 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 36.6% trong tổng vốn huy động và năm 2014 là 1479 tỷ đồng tăng 139 tỷ đồng, đạt tỷ trọng 38.7%.
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng cao là cơ sở của việc tăng trƣởng tín dụng, ngoài ra với việc không ngừng tăng cƣờng và cũng cố đội ngũ cán bộ một cách nghiêm túc khi làm việc đã tạo đƣợc thế cạnh tranh cho chi nhánh trong hệ thống ngân hàng. Điều này có thể giúp chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tín dụng mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời cũng giúp chi nhánh khẳng định vị thế của mình trong hệ thống Argibank cũng nhƣ lòng tin trong lòng khách hàng trong địa bàn TPHCM.
2.2.3.1.2 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay đóng vay trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khoảng 80% lợi nhuận của ngân hàng đến từ hoạt động cho vay. Tình hình tín dụng tại Agribank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 có nhiều biến động do nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và phục vụ đời sống của các cá nhân ngày càng cao và đa dạng. Ngân hàng đã nổ lực hoạt động đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng với nhiều hình thức tín dụng nhƣ cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, chiết khấu giấy tờ có giá,…Tình hình dƣ nợ của hoạt động tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2012-2014 nhƣ sau:
Bảng 2.2 Doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ tại Agribank chi nhánh 7, giai đoạn 2012-2014 (Đơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Tốc độ tăng trƣởng bình quân Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Doanh số cho vay 1202.5 1327.1 1435.3 10.4% 124.6 8.15% 108.2 9.3% Doanh số thu nợ 1189.3 1298.1 1413.7 9.1% 108.8 8.9% 115.6 9% Dƣ nợ 1423 1480 1497 4% 57 1.15% 17 2.6%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh 7)
Hình 2.2 Biểu đồ doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ tại Argibank chi nhánh 7 giai đoạn 2012-2014 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1202.5 1327.1 1435.3 1189.3 1298.1 1413.7 1423 1480 1497
Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ
Doanh số cho vay (tỷ đồng)
Doanh số thu nợ (tỷ đồng)
Dư nợ (tỷ đồng)
Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ nhu cầu vay tiêu dùng phục vụ sinh hoạt của cá nhân, từ kết quả trên ta thấy: doanh số cho vay các thành phần kinh tế của chi nhánh tăng qua các năm từ 2012 đến 2014 với tốc độ tăng trƣởng bình quân 9.3%. Năm 2013 doanh số cho vay tăng 124.6 tỷ đồng, với tốc độ tăng trƣởng 10.4% so với năm 2012. Xã hội ngày càng phát triển, để bắt kịp sự tiến bộ, ngày một đi lên của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị của mình để tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Do vậy, đến năm 2014, con số này vẫn tiếp tục tăng lên 108.2 tỷ đồng, với tốc độ tăng trƣởng 8.15% so với năm 2013.
Cùng với việc đẩy mạnh cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng rất đƣợc chi nhánh quan tâm. Vì vậy việc thu hồi nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi luôn đƣợc đặt lên hàng đầu để đồng vốn bỏ ra đƣợc quay vòng nhanh chóng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn chung doanh số thu hồi nợ của chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2013 đạt 1298.1 tỷ đồng, tăng 108.8 tỷ đồng so với năm 2012. Đến năm 2014, con số này tăng lên 1413.7 tỷ đồng, tăng 115.6 tỷ so với 2013. Tốc độ tăng trƣởng trong giai đoạn 2012-2014 biến động không nhiều và đạt bình quân 9%/năm. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng, nó cho thấy các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay để mở rộng đẩy mạnh sản xuất, hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận, có khả năng thanh toán