Tăng cƣờng công tác thu thập nâng cao chất lƣợng thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 7 TP HCM​ (Trang 80 - 81)

5. Kết cấu tổng quát của luận văn

3.2.7 Tăng cƣờng công tác thu thập nâng cao chất lƣợng thông tin

Cơ sở của giải pháp:

Hiệu quả của công tác tín dụng phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của thông tin, nên nâng cao chất lƣợng tín dụng thông tin là một đòi hỏi khách quan cấp bách. Thông thƣờng ở các nƣớc phát triển nguồn cung cấp thông tin rất nhiều từ các cơ quan thông tin đại chúng hoặc từ các cơ quan chuyên bán thông tin. Ở Việt Nam hiện nay, các cán bộ tín dụng rất khó khăn trong vấn đề nguồn thông tin. Mặc dù, đã có trung tâm thông tin tín dụng CIC nhƣng các thông tin ở đây còn nghèo nàn và độ chính xác không cao. Còn hệ thống thông tin tín dụng tại chi nhánh mới chỉ dừng lại ở các thông tin nhƣ khách hàng vay vốn của chi nhánh hiện đang có tài khoản tại ngân hàng nào, số dƣ bao nhiêu, quá hạn bao nhiêu,…Chính vì thế, ngân hàng cần phải đẩy mạnh công tác thu thập và nâng cao chất lƣợng thông tin để đánh giá đúng tình trạng của khách hàng cũng nhƣ phòng tránh đƣợc các rủi ro.

Mục đích thực hiện giải pháp:

Nâng cao hiệu quả hệ thống hông tin tín dụng từ đó giúp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, thu thập và lƣu trữ thông tin thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành những

lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hệ thống thông tin khách hàng đƣợc nâng cấp để hoạt động hiệu quả hơn, trở thành nguồn thông tin thống nhất, chuẩn xác mà khi cần các chi nhánh trong hệ thống Agribank cũng nhƣ các ngân hàng khác đều có thể khai thác dễ dàng

Thực hiện giải pháp:

 Thu thập thêm các thông tin thông qua việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng bằng các hình thức nhƣ: phỏng vấn trực tiếp, tham quan nhà xƣởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc và ngƣời lao động, xem xét vật thế chấp ,.. có thể giúp cán bộ ngân hàng loại trừ đƣợc các báo cáo, các thông tin kém chinh xác.

 Thu thập các thông tin về khách hàng của mình từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với ngƣời vay hay từ những doanh nghiệp có quan hệ với doanh nghiệp xin vay. Đặc biệt là các doanh nghiệp bán nguyên liệu, và những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của ngƣời vay. Qua việc tìm hiểu hoặc kiểm tra số liệu từ các doanh nghiệp này, có thể cho thấy đƣợc khá nhiều vấn đề từ thanh toán, chất lƣợng, số lƣợng sản phẩm cho tới độ tin cậy hay uy tín của doanh nghiệp xin vay.

 Thƣờng xuyên cập nhật thông tin từ báo chí, internet... Đây là nguồn thông tin bổ sung, hoàn thiện cho hệ thống thông tin tín dụng. Báo chí thực hiện chức năng cung cấp thông tin khách quan cho công chúng nên đã phản ánh đầy đủ những sự kiện, vấn đề đang diễn ra trong đời sống xã hội.

 Thƣờng xuyên quan tâm tới những thông tin từ trung tâm tín dụng CIC, một hệ thống do ngân hàng nhà nƣớc quản lý. Tuy nó chƣa thực sự phản ánh đầy đủ nhƣng cũng nó cũng là 1 kênh thông tin để ngân hàng có thể tham khảo thêm.

 Bên cạnh đó, ngân hàng cần quy định rõ về trách nhiệm gửi báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp và xem việc gửi báo cáo đúng thời hạn, đảm bảo độ chính xác cho báo cáo là điều kiện quan trọng để khách hàng có thể duy trì đƣợc quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 7 TP HCM​ (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)