Giải pháp về quy hoạch, chính sách
Xây dựng và thực hiện các dự án khảo sát, nghiên cứu khu di tích. Phân tích, đánh giá, lập hồ sơ khoa học đầy đủ về thực trạng và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra. Trong đó ƣu tiên các nghiên cứu về khảo cổ, kỹ thuật, vật liệu, thủy văn, môi trƣờng;
Xây dựng và thực hiện các dự án gia cố, cứu vãn, duy trì các di tích, phế tích và dấu vết di tích gốc nhằm giảm thiểu những thiệt hại, đổ vỡ, mất mát thêm cho khu di tích. Thông qua đó xây dựng các quy trình kỹ thuật cơ bản phù hợp với tính chất, đặc thù của các di tích ở Mỹ Sơn, trong đó có sự kết hợp hợp lý và khoa học giữa công nghệ truyền thống và kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Giải pháp phục hồi từng phần có thể tính đến nhƣng rất hạn chế và chỉ nhằm mục đích gia cố, liên kết các thành phần nguyên gốc của từng di tích;
Việc cải tạo các điều kiện kỹ thuật hạ tầng nhằm tạo điều kiện bảo tồn và phát huy có hiệu quả hơn các giá trị của khu di tích là không thể thiếu trong giai đoạn này. Do vậy, cần đƣợc tiến hành đồng thời với các dự án bảo tồn di tích.
Xây dựng các quy định cụ thể cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích nhƣ: các quy định về quản lý, hoạt động bảo tồn di tích, hoạt động khai thác du lịch, hoạt dộng xây dựng bảo vệ khôi phục cảnh quan môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, hoạt động tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, chính sách thu hút đầu tƣ. Trong đó, hoạt động bảo tồn di tích là trọng tâm, mọi hoạt động khác trong khu di tích đều phải nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn di tích.
Giải pháp phát huy giá trị lịch sử, văn hóa
Về phát huy giá trị khu di tích, cần tập trung phát triển du lịch, trƣớc mắt là du lịch văn hóa. Do vậy, trƣớc mắt cần xây dựng hạ tầng phục vụ khai thác du lịch, tuân thủ nghiêm ngặt theo quy hoạch, không làm ảnh hƣởng đến cảnh quan chung
của di tích. Hoạch định lại tuyến tham quan phù hợp với tính chất của khu di tích và nhu cầu khai thác đồng thời áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế các tác động xấu từ khách tham quan tới các di tích;
Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền hình, báo, đài huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch Khu di tích. Thông qua các chuyên mục bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn trên truyền hình, truyền thanh để các tầng lớp nhân dân có thể tiếp cận và dần dần nâng cao nhận thức ngƣời dân và khách du lịch;
Nâng tầm tổ các lễ hội văn hóa truyền thống của ngƣời Chăm nhƣ lễ hội mở cửa tháp, lễ hội cầu mƣa, lễ hội Kate; các sự kiện văn hóa du lịch tại Khu di tích để thu hút khách tham quan du lịch;
Các dịch vụ du lịch văn hóa ở Mỹ Sơn còn rất ít, chƣa thực sự thu hút đối với khách du lịch. Đầu tƣ vốn và cơ sở vật chất để phát triển hiệu quả du lịch cộng đồng Homestay ở Mỹ Sơn và các loại hình dịch vụ khác để khách du lịch có thể lƣu trú qua đêm. Lƣu trú tại nhà ngƣời dân để trải nghiệm cuộc sống bình thƣờng, giản dị của con ngƣời nơi đây và những nét truyền thống trong cách sống, cách làm việc của họ. Năm 2013, dịch vụ làng cộng đồng ở Mỹ Sơn đã đƣợc đi vào hoạt động nhƣng đến nay chƣa đạt đƣợc hiệu quả thực sự. Trung bình một năm, chỉ có khoảng 20-30 khách du lịch lƣu trú tại đây. Để phát triển làng cộng đồng, cần mở thêm các dịch vụ mới nhƣ đi xe đạp vòng quanh khu làng, trải nghiệm làm nông, trải nghiệm nấu ăn dân giã;
Mở rộng kết hợp các công ty và tour du lịch để giới thiệu rộng rãi về những nét đặc trƣng tiêu biểu của Khu di tích Mỹ Sơn; kết nối hơn nữa các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng - Hội An - Cù Lao Chàm, tăng lƣợng khách tham quan đến với Khu di tích Mỹ Sơn.
Giải pháp bảo tồn dựa vào cộng đồng
Nâng cao vai trò cộng đồng:
- Khuyến khích các cộng đồng địa phƣơng trong vùng đệm tham gia vào việc quy hoạch và quản lý các hoạt động bảo tồn. Giúp cộng đồng địa phƣơng lập kế hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm một cách bền vững;
- Trƣớc hết, công tác phối hợp giữa các ngành quảy lý phải chặt chẽ, việc quản lý di tích ở các địa phƣơng chủ yếu do cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý và quan tâm. Hệ thống quản lý di tích ở các địa phƣơng phải đƣợc đƣợc hình thành từ cấp nhỏ nhất là cấp xã, để ngƣời dân địa phƣơng có thể nắm bắt và tiếp thu thông tin cập nhật;
- Có sự trao đổi thông tin và điều phối chặt chẽ để đảm bảo các quy hoạch
và kế hoạch quản lý phát triển của chính quyền địa phƣơng và các đơn vị kinh tế ở vùng đệm mang tính hỗ trợ (và không đi ngƣợc lại) các mục tiêu bảo tồn đã đề ra. Các hoạt động đầu tƣ trong một vùng đệm cần đƣợc điều phối để hƣớng tới thực hiện các mục tiêu bảo tồn đề ra của vùng đệm và vùng lõi di sản.
Nâng cao nhận thức cộng đồng:
- Nhìn chung, đa số ngƣời dân sinh sống ở quanh Khu di tích đều tự hào
vì Khu di tích Mỹ Sơn đƣợc công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngƣời dân cũng nhận thức đƣợc rằng Khu di tích này cần đƣợc bảo vệ. Nếu ngƣời dân sống bàng quang và không tác động đến Khu di tích, đó không phải là bảo tồn. Ngƣời dân tác động đến Khu di tích, họ không nhận thức đƣợc tác động đó là tốt hay xấu, đó cũng không phải là bảo tồn. Bảo tồn cần có sự tác động tích cực của cộng đồng địa phƣơng;
- Tổ chức thực hiện tốt pháp luật, chính sách về di sản văn hóa nhƣ Luật Di
sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2011; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009; Luật Di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH ngày 23/07/2013 và các văn bản, quy định hiện hành khác của Chính phủ, hƣớng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa;
- Tăng cƣờng hơn về công tác tuyên truyền giáo dục về bảo vệ tài nguyên
rừng và môi trƣờng cho cộng đồng ngƣời dân sống trong vùng đệm và phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng địa phƣơng, chính quyền địa phƣơng các xã với lực lƣợng kiểm lâm của BQL di tích Mỹ Sơn, lực lƣợng kiểm lâm của các huyện xã Duy Phú, Duy Hòa (huyện Duy Xuyên), xã Quế Trung (huyện Nông Sơn) để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng quanh Khu di tích;
- BQL phối hợp với trƣờng học địa phƣơng, Phòng Giáo dục huyện Duy Xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa về Mỹ Sơn. Giao lƣu kết nghĩa với các xã xung quanh nhằm tạo kết nối, tuyên truyền giáo dục ngăn chặn ngƣời dân vào rừng và đƣa trâu bò vào khu vực rừng cảnh quan. Vận động ngƣời dân tham gia vào các chƣơng trình bảo vệ, bảo tồn Khu di tích. Đặc biệt là các hoạt động diễu hành, hoạt động văn hóa lễ hội, tín ngƣỡng tôn giáo. Sau đó là các hoạt động tình nguyện nhƣ làm sạch môi trƣờng, xử lý rác thải gây ô nhiễm, trồng cây phục hồi HST quanh Khu di tích.
Nâng cao sinh kế cộng đồng:
- Để ổn định sinh kế cho ngƣời dân địa phƣơng cần vận dụng và phát huy
các điều kiện về tài nguyên thiên nhiên, con ngƣời trong vùng đệm, đầu tƣ có trọng điểm, thực hiện đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện riêng của các xã, có thị trƣờng tiêu thụ theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm, tạo cơ cấu hợp lý trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp;
- Đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế các xã vùng đệm của Khu di tích phải gắn
với việc phát triển xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo tồn các giá trị văn hóa và cảnh quan của Khu di tích, đảm bảo sự hòa hợp giữa các cộng đồng dân tộc trên địa bàn;
- UBND xã phối hợp với lực lƣợng kiểm lâm và BQL Di sản văn hóa Mỹ Sơn thực hiện công tác rà soát điều chỉnh quy hoạch rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
- Tạo công việc cho ngƣời dân địa phƣơng qua các hoạt động trùng tu, bảo
tồn khu di tích. Ngƣời dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động.