Hai thành phần chính của HST là quần xã sinh vật và các yếu tố môi trƣờng. Đại diện chính của quần xã sinh vật là thảm thực vật 8, 35. Vì vậy, kế thừa số liệu về thành phần loài, kết hợp với bản đồ, ảnh vệ tinh và điều tra thực địa, toàn bộ khu di tích Mỹ Sơn đƣợc chia thành 5 hệ sinh thái. Diện tích mỗi hệ sinh thái đƣợc trình bày ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Diện tích các hệ sinh thái tại Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam
STT Loại HST Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 HST rừng phục hồi thƣờng xanh 684,85 59,14 2 HST rừng trồng 339,78 29,34 3 HST trảng cỏ cây bụi 114,45 9,88 4 HST dân cƣ 15,13 1,31 5 HST suối 3,79 0,33 Tổng cộng 1.158,00 100,00
Nếu đánh giá theo HST lớn, ở khu di tích Mỹ Sơn có hai HST lớn là HST trên cạn và HST thủy vực. Tuy nhiên, HST trên cạn và HST thủy vực là một khái niệm rất rộng, khó có thể đƣa ra những đặc trƣng riêng biệt. Vì vậy, đa dạng HST đƣợc đánh giá ở mức độ chi tiết hơn. Đối với HST trên cạn bao gồm: HST rừng phục hồi thƣờng xanh, HST rừng trồng, HST trảng cỏ cây bụi và HST dân cƣ. HST thủy vực chỉ bao gồm HST suối.
3.2.2.1. Hệ sinh thái rừng phục hồi thường xanh
HST rừng đƣợc xác định là nơi có rừng che phủ. Tuy nhiên, HST rừng phục hồi là HST tự nhiên, khác với HST rừng trồng.
Rừng phục hồi thƣờng xanh là trạng thái rừng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khu vực. Với diện tích là 684,85 ha chiếm 59,14% tổng diện tích của Khu di tích Mỹ Sơn. Đây là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn tác động chủ yếu đến việc điều tiết
nguồn nƣớc cho suối Khe Thẻ, bảo vệ các khu đền tháp phía hạ nguồn. Khu vực này còn là nơi có chức năng bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh học, lƣu giữ nguồn gen. Đây là vùng lõi của rừng đặc dụng Mỹ Sơn cần đƣợc quan tâm bảo vệ.
Một số loài đặc trƣng cho HST này bao gồm: bồng bồng (Lygodium
conforme C. Chr.) bông bạc (Vernonia arborea Buch.-Ham. ex D. Don), thành
ngạnh (Cratoxylum pruniflorum (Kurz) Kurz), bùng bục (Mallotus barbatus
Muell.Arg) bƣớm lông (Mussaenda rehderiana Hutch), ba chạc (Euodia lepta
(Spreng.) Merr), mua (Melastoma normale D. Don), chòi mòi (Antidesma
ghaesembilla Gaertn)... chiếm đa số diện tích trong trạng thái rừng phục hồi thƣờng xanh của khu vực. Ngoài ra, còn có các loài cây bản địa phổ biến trong HST này nhƣ: Mán đỉa (Croton tiglium L.), Kháo nƣớc (Phoebe pallida Nees), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii (Hickel & A. Camus) A. Camus), Dền trắng (Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr. & L. M. Perry),…
Hình 3.5. Rừng phục hồi thƣờng xanh ở khu di tích ở phía Nam khu di tích Mỹ Sơn
Hình 3.6. Rừng phục hồi bằng cây tiên phong ƣa sáng
(Ảnh: Đặng Ngọc Bích, 2016)
Trong HST có những loài thực vật quý hiếm, có trong Sách Đỏ VN 2007, IUCN. Theo Danh lục Đỏ trong Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực vật (2007) 4, Khu
di tích Mỹ Sơn có loài Giền trắng (Xylopiapierrei) thuộc cấp độ Sẽ nguy cấp (VU).
Theo danh lục của IUCN (2017) 53, hệ thực vật Khu di tích Mỹ Sơn có 6 loài cần quan tâm bảo vệ, đó là:
Rất nguy cấp (CR): Chò đen (Parashoreastellata).
Sẽ nguy cấp (VU): Giền trắng (Xylopia pierrei) và Sao đen (Hopea odorata).
Sắp bị đe dọa ( LR): Thành ngạnh nam (Cratoxylumcochinchinensis),
Thành ngạnh đẹp (Cratoxylumformosum) và Cầy (Irvingiamalayana).
Có 6 loài đƣợc ghi nhận trong các thang phân loại nguy cấp của IUCN (2017) là sự đa dạng nguồn gen có giá trị bảo tồn đƣợc ghi nhận trong hệ thực vật Khu di tích Mỹ Sơn. Đây là cơ sở quan trọng cho các các nhà quản lý định hƣớng nghiên cứu bảo tồn - PTBV nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa trong tự nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đối với lớp Chim ở HST này ghi nhận 01 loài thuộc IUCN (2017) là Treron phayrei (Cu xanh ngực vàng) ở mức NT, 01 loài nằm trong nghị định 32/2006/NĐ-
CP là Copsychus malabaricus (Chích chòe lửa) ở mức IIB - loài hạn chế khai thác,
sử dụng vì mục đích thƣơng mại.
Đối với lớp Thú, ghi nhận ở rừng đặc dụng ở Khu di tích Mỹ Sơn có 2 loài nằm trong danh lục IUCN (2017) 53, 2 loài nằm trong SĐVN (2007) 5, 4 loài nằm trong NĐ32/2006/NĐ-CP 10, 2 loài nằm trong NĐ160/2013/NĐ-CP 11. Đặc biệt, ở
Khu di tích Mỹ Sơn có 02 loài cần đặc biệt lƣu ý bảo vệ. Loài Cu li lớn (Nycticebus
bengalensis) đang ở mức nguy cấp VU (sắp nguy cấp) trong danh lục IUCN và SĐVN, mức IB (Động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại) theo NĐ32/2006/NĐ-CP, mức I2 (Động vật quý hiếm) theo NĐ160/2013/NĐ-CP. Loài Tê Tê Java (Manis javanica) mức độ CR (Cực kỳ nguy cấp) theo danh lục IUCN, mức ER (nguy cấp) theo SĐVN, mức IIB (Động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại) theo NĐ32/2006/NĐ-CP, mức I2 (Động vật quý hiếm) theo NĐ160/2013/NĐ-CP. Có thể thấy, Tê tê Java đang nằm ở mức nguy cấp nhất trong tất cả các danh sách bảo tồn loài quý, hiếm. Chúng đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần đƣợc lƣu ý bảo vệ nghiêm ngặt trong tự nhiên.
Lớp Lƣỡng cƣ có độ đa dạng cao, theo danh lục IUCN (2017), tại khu di tích Mỹ Sơn 2 loài ở mức NT (Near threatened - Sắp bị đe dọa), 1 loài ở mức VU (Vulnerabale - Sắp nguy cấp). Đặc biệt, 2 loài ở mức NT là Xenophrys longipes
(Cóc mắt chân dài) và Quasipaa verrucospinosa (Ếch gai sần), 1 loài ở mức VU là
Leptobrachium banae (Cóc mày ban na). Theo Danh lục Đỏ Việt Nam, 2007, có 1
loài ở mức VU (Vulnerabale - Sắp nguy cấp) là Ingerophrynus galeatus (Cóc rừng),
thuộc Bufonidae (họ Cóc). Đối với các loài nguy cấp, quý hiếm ở mức VU và NT chỉ ghi nhận đƣợc qua phỏng vấn bằng hình ảnh đối với ngƣời dân tại địa phƣơng chứ không thu thập đƣợc hình ảnh và mẫu vật của những loài này.
Lớp Bò sát đƣợc ghi nhận là nhóm có số lƣợng loài quý hiếm nhiều nhất tại HST này, có 5 loài ở mức VU là Python molurus (Trăn đất, trăn mốc), Naja atra
(Rắn hổ mang Trung Quốc), Ophiophagus hannah (Rắn hổ mang chúa), Cuora
EN là Platysternon megacephalum (Rùa đầu to), Geoemyda spengleri (Rùa đất spenle), Mauremys mutica (Rùa câm), Mauremys sinensis (Rùa cổ sọc), Sacalia quadriocellata (Rùa bốn mắt), Indotestudo elongata (Rùa núi vàng); 3 loài ở mức CR là Cuora trifasciata (Rùa hộp ba vạch), Cuora galbinifrons (Rùa hộp trán vàng),
Mauremys annamensis (Rùa Trung bộ). Đối với các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 có 5 loài ở mức VU (Sắp nguy cấp), 10 loài ở mức EN (Sắp nguy cấp), 5 loài ở mức CR (Cực kỳ nguy cấp). Các loài bò sát phân bố theo từng HST khác nhau. Trong đó, HST rừng phục hồi thƣờng xanh chiếm số lƣợng loài quý hiếm nhiều nhất.
HST này nằm trong vùng trọng tâm lõi của Khu di tích Mỹ Sơn, có mức độ đa dạng loài cao với nhiều loài động thực vật quý hiếm cần bảo vệ. HST này cần đƣợc bảo tồn nguyên trạng, tránh những tác động của con ngƣời.
3.2.2.2. Hệ sinh thái rừng trồng
Diện tích rừng trồng trong Khu di tích Mỹ Sơn là 339,78ha; chiếm 29,34%. Khu rừng trồng nằm về phía Bắc và Tây Bắc của Khu di tích Mỹ Sơn. Đây là khu vực trung và hạ nguồn của suối Khe Thẻ chảy về phía hồ Thạch Bàn. Khu vực rừng trồng nằm trên các đồi thấp, đất khô, xói mòn mạnh, ...; thành phần loài thực vật rất ít và đơn giản.
Dạng địa hình khu vực này là dạng thung lũng núi. Độ dốc trung bình khoảng 10% - 15%. Rừng trồng trong khu vực chủ yếu là trồng keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và một số ít là bạch đàn (Eucalyptus citriodora
Hook).
Rừng keo lai phục vụ cho công nghiệp sản xuất giấy tại huyện Duy Xuyên có diện tích khoảng 45 ha. Khu vực rừng trồng này tập trung ở phía Nam đỉnh núi Hòn Đền của xã Duy Phú, nơi giáp ranh với xã Quế Sơn, huyện Nông Sơn.
Hình 3.7. Rừng keo phát triển ở phía Nam Hòn Đền
(Ảnh: Đặng Ngọc Bích, 2017)
3.2.2.3. Hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi
HST trảng cỏ, cây bụi đƣợc xác định đó là các vùng đồi gò chân núi, đặc trƣng của HST này là phản ánh cảnh quan vùng giáp ranh giữa khu vực dân cƣ với rừng núi hoặc khu vực rừng đã bị khai thác đang đƣợc phục hồi bƣớc đầu. Đặc trƣng của thảm thực vật tự nhiên gồm các cây bụi, gỗ tạp, cỏ dại.
HST này có diện tích là 110.95 ha. Đây là diện tích đất bao phủ tại các đỉnh núi đá, các thung lũng chƣa có cây rừng; đây là trạng thái rừng bao gồm cả diện tích chỉ có cây tái sinh, hoặc cây tiên phong ƣa sáng với đƣờng kính nhỏ (nhỏ hơn 6cm). Đây thƣờng là các thung lũng, trƣớc đây là khu vực canh tác hoặc chăn thả gia súc của ngƣời dân. Hiện tại khu vực này chƣa có rừng mà chủ yếu là trảng cỏ, một số loài cây bụi, dây leo mọc kín.
Các loài cây chủ yếu trong HST này là: cỏ lào (Eupatorium odoratum L.), cỏ
seo gà (Pteris vittata L.), cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta L.), vú bò (Ficus heterophylla L. F.), trinh nữ (Mimosa diplotricha C. Wright ex Sauvalle), xấu hổ (Mimosa pudica L.), sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), mua (Melastoma normale D. Don), cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L.), nhọ nồi (Eclipta prostrata
Hình 3.8. Khu vực trảng cỏ, cây bụi tái sinh ở phía Đông Bắc của Khu di tích
(Ảnh: Đặng Ngọc Bích, 2017)
Hình 3.9. Cỏ tranh trong hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi
(Ảnh: Tạ Văn Vạn, 2017)
Khu vực này có thể trƣớc đây là rừng nhƣng đã bị phá hủy bởi tác động của thiên nhiên hoặc con ngƣời, do chặt phá để khai thác. Đa dạng sinh học ở đây ở mức trung bình. Đất trảng cỏ, cây bụi có thể đƣợc sử dụng cho mục đích cải tạo nhân tạo của con ngƣời hoặc là nơi để trồng rừng phục hồi.
3.2.2.4. Hệ sinh thái dân cư
HST dân cƣ ở Khu di tích Mỹ Sơn chiếm 16,54 ha. Diện tích này bao gồm khu vực đền tháp ở Mỹ Sơn, khu vực xây dựng các công trình của BQL và một số nhà nghỉ phía ngoài lối ra của khu di tích.
Hiện nay trong khu di tích, ngoài khu vực Nhà trƣng bày mới đƣợc xây dựng (hoàn thành năm 2005), phần lớn các công trình xây dựng chủ yếu để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng trƣớc mắt.
Bảng 3.3. Hiện trạng các công trình xây dựng ở Khu di tích Mỹ Sơn năm 2008
STT Các công trình Diện tích (m2 ) 1 Công trình kiên cố: - Nhà trƣng bày Mỹ Sơn - Nhà điều hành
- Nhà ở và làm việc chuyên gia
- Nhà vệ sinh khu Nhà trƣng bày
- Nhà khách, bếp ăn cán bộ nhân viên
- Cầu Khe Thẻ 1.901 917 262 375 102 45 200 2 Các công trình bán kiên cố :
- Nhà đón tiếp - dịch vụ ăn uống của BQL
- Nhà vệ sinh khu đón tiếp
- Quầy vé - bán đồ lƣu niệm
- Nhà làm việc của BQL di tích Mỹ Sơn
- Nhà chờ xe + gara ôtô 670 200 30 140 200 100 3
Nhà tạm, kết cấu cột - kèo gỗ, mái lợp lá:
- Nhà dịch vụ, chờ xe khu vực nhà Đôi
- Quầy thông tin, hƣớng dẫn du lịch
- Nhà biểu diễn (nhà múa Chăm)
- Nhà dịch vụ, bán đồ lƣu niệm - Chòi nghỉ chân, hƣớng dẫn 540 200 20 200 100 20
Nguồn: Viện Bảo tồn di tích, 2008 31
Tuy chỉ là nhà bán kiên cố và nhà tạm nhƣng một số công trình này chƣa đƣợc quy hoạch và thiết kế phù hợp với tính chất đặc thù của khu di tích, làm ảnh hƣởng đến cảnh quan cổ kính chung của khu di tích.
Các đặc trƣng khác của HST dân cƣ là đƣờng đi vào khu di tích và khu đền tháp của ngƣời Chăm (Hình 3.10, Hình 3.11).
Hình 3.10. Đƣờng đi vào khu di tích Mỹ Sơn
(Ảnh: Đặng Ngọc Bích, 2017)
Hình 3.11. Khu đền tháp Mỹ Sơn
(Ảnh: Đặng Ngọc Bích, 2017)
Đƣờng đi vào khu di tích Mỹ Sơn đã đƣợc đầu tƣ xây dựng từ năm 2008, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch. Lối vào từ cổng chào của khu di tích đến nơi dừng chân mua vé có chiều dài khoảng 3km. Hai hàng cây đƣợc trồng dọc theo con đƣờng. Hai bên là một số nhà dân, nhà nghỉ homestay và quán ăn.
Khu đền tháp chính của Mỹ Sơn đƣợc xếp trong HST dân cƣ bởi khu vực này chứa đựng những kiến trúc đặc biệt trong tín ngƣỡng của ngƣời Champa, là nơi thờ cúng của họ từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XVI. Đây là khu vực tham quan chính của khách du lịch.
3.2.2.5. Hệ sinh thái suối
Diện tích thủy vực trong khu di tích có diện tích là 3,79 ha; chiếm 0,33% tổng diện tích Khu di tích Mỹ Sơn. Đây là diện tích mặt nƣớc của suối Khe Thẻ từ chân núi Hòn Đền (Hòn Châu) đến đập Thạch Bàn. Suối Khe Thẻ đƣợc chia thành nhiều nhánh nhỏ vòng qua khu đền tháp rồi chảy về dòng suối chính. Về mùa khô, lòng suối cạn chiều cao mực nƣớc nhỏ hơn 50cm, nhiều loài thực vật thủy sinh sinh trƣởng và phát triển giữa dòng suối. Chiều dài của suối vào mùa khô khoảng gần 3km, mùa mƣa có khi lên đến gần 4km trong một lƣu vực rộng khoảng 10km2
. Cùng với mùa mƣa của tỉnh Quảng Nam thƣờng xảy ra trong khoảng thời gian ngắn (4 tháng, từ tháng 10 đến tháng 01 năm sau) với lƣợng mƣa trung bình 2.614mm/năm, dẫn tới biến động về mực nƣớc trong năm lớn.
Thành phần thủy sinh vật đặc trƣng cho suối bao gồm: thực vật thủy sinh (47 loài thuộc 28 chi, 22 họ, 15 bộ của 4 ngành), động vật thủy sinh (39 loài thuộc 23 giống, 13 họ, 5 bộ của 2 ngành), cá (44 loài thuộc 33 giống, 16 họ của 6 bộ); ấu trùng côn trùng ở nƣớc rất phong phú, các loài ốc, tôm, cá có kích thƣớc nhỏ.
Chuỗi thức ăn ở đây khá đơn giản, thƣờng có 3-4 mắt xích. Khởi đầu của xích thức ăn là chất mùn ở đáy, chất vẩn hoặc thực vật nổi.
Ven bờ suối chủ yếu có các loài nhƣ khoai nƣớc (Colocasia esculenta (L.)
Schott), Rù rì (Homonoia riparia Lour), Dứa lá nhỏ (Pandanus humilis Lour), ...Các loài thủy sinh vật đặc trƣng cho HST suối gồm ấu trùng, côn trùng ở nƣớc rất phong phú.
Đặc điểm hình thái của HST suối ở Khu di tích Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam ứng với mô tả đặc điểm hình thái HST nƣớc chảy của Vannote et al. (1980). Theo đó, HST nƣớc chảy có thể chia thành 3 khu vực, với những đặc điểm về môi trƣờng vật lý và quần xã sinh vật riêng 52.
Khu vực I bao gồm đoạn từ Hòn Đền đến hết khu vực trạm thủy điện Mỹ Sơn. Ở khu vực I suối Khe Thẻ, lòng suối dốc, nhiều đá tảng, kết cấu vững chắc, trơn nhẵn do bị nƣớc bào mòn trong nhiều năm. Nhiều khu vực có độ dốc lớn
(khoảng 30o - 45o). Xen giữa các khu vực có độ dốc lớn, nhiều đá tảng là các khu
vực có độ dốc nhỏ hơn (5o - 10o), ven bờ và thể nền chủ yếu là đá nhỏ, đá cuội, sỏi. Tuy nhiên, điểm chung của toàn khu vực I là ven bờ suối nhiều đá trơn, nhẵn, ốp sát bờ. Đất ven bờ cứng, kết cấu rắn, lẫn nhiều sỏi nhỏ. Điều này dễ dàng giải thích bởi do tác động của lũ đã bào mòn, cuốn trôi đất ven bờ.
Hình 3.12. Nền đáy suối Khe Thẻ khu vực I
(Ảnh: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, 2016)
Thực vật ven bờ suối chủ yếu là các cây leo trên đá, cây bụi nhỏ, sậy, cỏ. Đây đều là các thực vật có hệ rễ rất phát triển, có thể chống chịu trong mùa lũ.
Vào mùa cạn, tốc độ dòng chảy tại khu vực một rất chậm, nhiều chỗ chỉ là đá tảng với dòng nƣớc ngầm ở dƣới. Đến mùa lũ, tốc độ dòng chảy tăng lên đáng kể. Đặc biệt vào các buổi có mƣa lớn, dòng suối rất khó tiếp cận, chỉ có thể nghe âm thanh nƣớc chảy tại một số điểm.
Hình 3.13. Thực vật ven suối Khe Thẻ tại khu vực I
(Ảnh: Đặng Ngọc Bích, 2017)
Khu vực II suối Khe Thẻ đƣợc tính từ trạm thủy điện Mỹ Sơn đến vị trí chảy
vào khu vực đền tháp. Khu vực này, lòng suối giảm độ dốc (khoảng 3 o - 10o). Ven
bờ có nhiều cây bụi, cỏ. Điểm chung của toàn khu vực II là ven bờ ít đá tảng, đá tảng ốp sát bờ, chủ yếu là đá cuội, sỏi. Đất ven bờ bở hơn khu vực I, lẫn nhiều sỏi. Thể nền có sỏi, cát, bùn và mùn bã thực vật bị lắng đọng.
Hình 3.14. Suối Khe Thẻ khu vực II
Thực vật ven bờ suối chủ yếu là cây bụi nhỏ, sậy, cỏ. Vào mùa cạn, tốc độ dòng chảy tại khu vực một chậm. Đến mùa lũ, tốc độ dòng chảy tăng lên. Do lòng suối độ dốc nhỏ, lòng suối rộng hơn nên tốc độ dòng chảy khu vực này đã giảm so với khu vực I.
Khu vực III tính từ điểm suối chảy vào Khu di tích đến cầu Khe Thẻ. Khu vực III lòng suối có độ dốc không đáng kể. Ven bờ và thể nền không có đá tảng, chủ yếu là đá nhỏ, đá cuội, sỏi. Thể nền có bùn và mùn bã thực vật. Thực vật ven bờ suối chủ yếu là các cây bụi nhỏ, sậy, cỏ, khoai nƣớc.