Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn với phát triển bền vững​ (Trang 35 - 39)

Tại xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với tiêu chuẩn thôn văn hoá, xã văn hoá nhƣng chƣa có giải pháp tối ƣu để giúp các đối tƣợng thoát nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trƣờng vẫn còn xảy ra trên địa bàn xã. Năm 2012, UBND xã Duy Phú đã trích kinh phí hỗ trợ cho mỗi thôn cận khu di tích Mỹ Sơn 20.000.000 đồng phục vụ công tác xây dựng cơ bản. Tình hình kinh tế của ngƣời dân tuy đã đƣợc cải thiện so với nhiều năm trƣớc nhƣng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định tuy nhiên tình trạng vi phạm pháp luật vẫn xảy ra. Đặc biệt, thôn Bàn Sơn đƣợc hỗ trợ cho 46 hộ nghèo mua máy móc nông cụ và con giống phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Bàn Sơn là thôn nằm gần Khu di tích Mỹ Sơn nhƣng vẫn là thôn đặc biệt khó khăn. Có thể thấy, ngƣời dân sống cận Khu di sản vẫn chƣa đƣợc hƣởng lợi ích từ Khu di sản (Tổng hợp số liệu điều tra phỏng vấn của đề tài mã số ĐTĐL.CN-11/16).

Dân cƣ vùng phụ cận Mỹ Sơn thuộc xã miền núi, sống chủ yếu bằng nghề nông, khoảng 70% ngƣời dân làm nông nghiệp, 10% trồng rừng và 15% làm xí nghiệp gạch. Phần lớn ngƣời dân sống bằng nghề nông nhƣng trong thời gian gần đây giá trị thu nhập từ các ngành nghề dịch vụ tăng, đóng góp phần lớn nguồn thu nhập cho ngƣời dân trong toàn xã 3. Kết quả tổng hợp số liệu về thu nhập của các ngành nghề của xã Duy Phú giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, tổng thu nhập của toàn xã liên tục tăng, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ.

Hình 3.2. Thu nhập của các ngành nghề trong xã Duy Phú từ năm 2012 đến năm 2017

Nguồn: Báo cáo kinh tế, xã hội của Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2017 25, 26, 27, 28, 29, 30

Tổng thu nhập của xã năm 2012 là 45.962 triệu đồng, năm 2017 là 103.766 triệu đồng góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời trong toàn xã từ 9,5 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2012 lên 20,39 triệu đồng/ngƣời/năm vào năm 2017. Tổng thu nhập của các ngành thuộc khối dịch vụ tăng đều từ 19.004 triệu đồng lên 47.454 triệu đồng trong giai đoạn 2012-2017 nhƣng sản xuất nông - lâm nghiệp giảm từ 18.561 triệu đồng xuống 16.486 triệu đồng trong giai đoạn 2012- 2017 và lại tăng lên 18.982 triệu đồng vào năm 2015 lên 26.339 triệu đồng vào năm 2017. Các nguồn thu khác cũng tăng liên tục từ 8.397 triệu đồng năm 2012 lên 29.973 triệu đồng vào năm 2017 25, 26, 27, 28, 29, 30.

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000 45,000 50,000

Sản xuất nông-lâm nghiệp Dịch vụ Thu khác Năm

Triệu đồng

Các số liệu thống kê cho thấy, các ngành thuộc khối dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các ngành nghề mang lại thu nhập cho toàn xã. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, cơ cấu ngành nông-lâm nghiệp đứng thứ 2 sau các ngành thuộc khối dịch vụ. Trong năm 2017, thu nhập của xã từ nguồn thu khác lại cao hơn từ sản xuất nông-lâm nghiệp. Nhƣ vậy, có thể thấy sản xuất nông -lâm nghiệp đang có xu hƣớng giảm trong cơ cấu các ngành kinh tế của xã.

Hình 3.3. Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Duy Phú từ năm 2012 đến năm 2017

Nguồn: Báo cáo kinh tế, xã hội của Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2017 25, 26, 27, 28, 29, 30

Kết quả điều tra phỏng vấn nhanh cho thấy, tình hình sản xuất của các ngành nghề thuộc khối dịch vụ hoạt động khá ổn định. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nhƣ cơ sở mộc dân dụng, cƣa xẻ gỗ,... duy trì hoạt động sản xuất ổn định và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phƣơng.

Để tìm hiểu về ý thức của ngƣời dân đối với việc bảo tồn di sản, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn ngƣời dân một số câu hỏi có liên quan. Tiến hành phỏng vấn ngƣời dân sống ở 3 thôn lân cận khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, tổng số phiếu phỏng vấn là 301 phiếu, trong đó:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 40 32 27 26 28 25 41 50 54 52 51 46 18 18 19 23 20 29 Cơ cấu (%) Năm

Sản xuất nông-lâm nghiệp Dịch vụ Thu khác

- Thôn Mỹ Sơn: 112 phiếu;

- Thôn Bàn Sơn: 98 phiếu;

- Thôn Trung Sơn: 91 phiếu.

Nhìn chung, ngƣời dân địa phƣơng có ý thức tốt về bảo tồn di sản. Đa số ngƣời dân đều có sự quan tâm đối với Khu di tích, những thay đổi của Khu di tích thƣờng đƣợc đƣa tin trên báo đài và bảng tin của thôn, xã nên ngƣời dân dễ dàng theo dõi. Ngƣời dân cũng nhận thức đƣợc vai trò của Khu di tích đối với đời sống của mình (275/301 ý kiến, chiếm 91,36%). Vai trò chính của Khu di tích mà ngƣời dân nhận thấy đó là Khu di tích giúp quảng bá hình ảnh của địa phƣơng. Vai trò khác nữa có thể kể đến là giúp gìn giữ văn hóa tâm linh, lịch sử của dân tộc. Chỉ có một số ít ngƣời dân có lợi ích kinh tế từ Khu di tích.

Hình 3.4. Số lƣợng ý kiến của ngƣời dân về việc bảo tồn di sản

Nguồn: Số liệu điều tra phỏng vấn

Về vấn đề bảo tồn rừng và các khu vực quanh Khu di tích, có 291 ý kiến cho rằng cần thiết phải bảo tồn khu vực này cùng với bảo tồn Khu di tích. Khi đƣợc hỏi về việc tự nguyện tham gia bảo tồn Khu di tích mặc dù không có hỗ trợ kinh phí nhƣng ngƣời dân vẫn rất nhiệt tình tham gia (240 ý kiến đồng thuận, chiếm 79,73%) (Hình 3.4). Nhìn chung, cộng đồng địa phƣơng đều có nhận thức tốt đối với việc bảo tồn di sản Mỹ Sơn. 253 275 291 240 48 26 10 61 0 50 100 150 200 250 300 350 Sự quan tâm

về Khu di tích Vai trò của Khu di tích đối với người dân Sự cần thiết bảo tồn rừng quanh Khu di tích Sự tự nguyện tham gia bảo

tồn Có Không

Về tình hình tài nguyên rừng hiện nay ở Mỹ Sơn, có 217/301 ngƣời đƣợc phỏng vấn nhận thấy rừng ở Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn nhiều loài chim thú có thể khai thác. Theo ý kiến của ngƣời dân, thú xuất hiện quanh năm và nhiều nhất là lợn rừng (50 ý kiến), chồn (8 ý kiến), Khỉ (4 ý kiến), Sóc (2 ý kiến); các loài chim thƣờng xuất hiện vào buổi sáng, chim rừng (61 ý kiến), gà rừng (14 ý kiến). Các loài ở suối Khe Thẻ (dòng suối bắt nguồn từ đỉnh Hòn Đền, chảy qua tháp Mỹ Sơn và đổ ra đập Thạch Bàn) cũng có đa dạng các loài tôm, cua, ốc, cá xuất hiện quanh năm, nhất là vào mùa mƣa. Tuy nhiên, mặc dù trong vùng bảo vệ cấm khai thác của Khu di tích, 84/301 ngƣời dân đƣợc phỏng vẫn cho rằng hiện nay vẫn có các hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng bảo tồn của Khu di tích. Vì vậy, việc đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng hay nói cách khác là các HST trong khu vực này là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn với phát triển bền vững​ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)