Bảo tồn và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn với phát triển bền vững​ (Trang 25 - 29)

Khái niệm PTBV đƣợc đƣa ra năm 1987 tại hội nghị môi trƣờng thế giới ở Stockhom. Theo đó PTBV là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tƣơng lai. PTBV cần đảm bảo sự bền vững cả về kinh tế, bền vững cả về môi trƣờng và bền vững cả về xã hội 49.

PTBV là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời, vì vậy đã đƣợc các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chƣơng trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và phát triển đƣợc tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nƣớc tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trƣờng và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chƣơng trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Năm 2002, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nƣớc tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trƣớc đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chƣơng trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.

Việt Nam đã tham gia hội nghị và cam kết thực hiện Chƣơng trình nghị sự 21; Chính phủ Việt Nam đã ban hành và tích cực thực hiện “Kế hoạch quốc gia về Môi trƣờng và Phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000” (Quyết định số 187-CT ngày 12/6/1991 của Chủ tịch hội đồng Bộ trƣởng) 16, tạo tiền đề cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Quan điểm phát triển bền vững đã đƣợc khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trong đó nhấn mạnh: “Bảo vệ môi trƣờng là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đƣờng lối, chủ trƣơng và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc”. Ngày 17/8/2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về việc Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam 17.

Chƣơng trình Nghị sự 21 của Việt Nam, còn gọi là Định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lƣợc cơ bản để hoạch định những định hƣớng cơ bản của Chính phủ Việt Nam. Lấy những định hƣớng này làm cơ sở pháp lý, các bộ, ngành, địa phƣơng, các tổ chức và cá nhân có liên quan có thể triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nƣớc trong thế kỷ 21. Chƣơng trình nghị sự 21 nêu lên những thách thức trong thế kỷ XXI; khẳng định nguyện vọng của nhân loại phát triển theo cách thức bảo đảm kết hợp hài hòa giữa tăng trƣởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Chƣơng trình yêu cầu các nƣớc phải xây dựng chiến lƣợc kế hoạch quốc gia, những chính sách và giải pháp cơ bản để tiến tới phát triển bền vững.

PTBV đƣợc xem nhƣ một tiến trình, đảm bảo mối quan hệ không gian giữa 3 lĩnh vực phúc lợi: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng; còn mối quan hệ về thời gian, nhu cầu và lợi ích giữa các thế hệ phải đƣợc giải quyết hài hòa. PTBV đóng vai trò then chốt trong mọi chiến lƣợc hoạt động, đó là xu hƣớng tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài ngƣời.

Để đánh giá sự PTBV cần 4 tiêu chí sau 17:

- Sự tăng trƣởng kinh tế ổn định;

- Thực hiện tốt công bằng xã hội;

- Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;

- Bảo vệ và nâng cao chất lƣợng môi trƣờng.

Mục tiêu chủ yếu của sự PTBV phải hƣớng đến là:

- Giảm đến mức tối thiểu sự khánh kiệt tài nguyên, bao gồm những dạng tái

sinh và không tái sinh, đảm bảo khai thác lâu dài.

- Bảo tồn đa dạng sinh học trong mọi khía cạnh, mọi mức độ trên cơ sở quản lý và sử dụng hợp lý; duy trì các HST thiết yếu, có sức sản xuất cao (rừng ẩm thƣờng xanh nhiệt đới, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm cỏ biển…) và các hệ hỗ trợ khác nhằm đảm bảo cho cuộc sống lâu dài của cá cộng đồng dân cƣ.

- Bảo vệ sự trong sạch và ổn định của môi trƣờng: Môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc, môi trƣờng không khí, trong đó quan trọng và bức xúc nhất hiện nay là giảm lƣợng khí nhà kính vào khí quyển để giảm hiệu ứng nhà kính, ngăn chặn sự

ấm lên của trái đất và nạn đại hồng thủy toàn cầu, thay thế các hợp chất CFCs, halogen… để tránh sự suy giảm ozon và hàn lại lỗ thủng tầng ozon ở bầu trời nam cực, tránh cho nhân loại và sinh giới khỏi hiểm họa gây ra bởi bức xạ tia cực tím UV - B.

- Chất lƣợng cuộc sống và chỉ tiêu phát triển con ngƣời phải đạt đƣợc nhƣ sau:

 Thu nhập bình quân đầu ngƣời theo GDP của các quốc gia đƣợc nâng cao.

 Tuổi thọ trung bình của các dân tộc, quốc gia tăng lên.

 Trình độ học vấn của con ngƣời thuộc các dân tộc, các quốc gia, nhất là

90% ngƣời nghèo ở các nƣớc đang phát triển đƣợc cải thiện cơ bản, trƣớc hết là xóa mù và chống tái mù, các cấp học phổ cập cho quảng đại quần chúng đƣợc nâng lên…

 Quyền tự do con ngƣời trong hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa - chính

trị ngày đƣợc nâng lên và pháp luật của nhà nƣớc phải đảm bảo cho họ thực hiện các quyền đó một cách có hiệu lực.

 Chất lƣợng môi trƣờng ngày càng đƣợc cải thiện đề con ngƣời sống khỏe

và sống có ích.

Bảo tồn HST đƣợc xem nhƣ là quá trình bảo vệ môi trƣờng tự nhiên cho các thế hệ tƣơng lai. Bảo tồn HST có thể liên quan đến nhiều loại mục tiêu bảo tồn, trong đó có những chƣơng trình nhằm bảo vệ đất, nƣớc, động vật, thực vật và chất lƣợng không khí. Bảo tồn tính bền vững của HST có thể đƣợc xem nhƣ là việc lựa chọn vật liệu và kỹ thuật để phát triển kinh tế - xã hội, không ảnh hƣởng đến sự tồn tại và lối sống của các thế hệ tƣơng lai; hoặc là việc thực hiện các chiến lƣợc ngăn chặn một số loài bị tuyệt chủng. Sinh thái học là một khía cạnh tiếp cận của PTBV. Để PTBV, cần chú ý duy trì khả năng tự phục hồi của các HST, duy trì sức sản xuất sinh học và năng suất sinh học ổn định theo thời gian, duy trì tính cân bằng của hệ thống theo thời gian.

Mô hình PTBV đƣợc áp dụng rộng rãi hiện nay là mô hình của Ngân hàng thế giới nhƣ trình bày ở Hình 1.1, PTBV đƣợc hiểu là cần phải đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trƣờng đƣợc bảo vệ. Có

thể thấy, mô hình đƣợc thể hiện bằng hình tam giác đều, thể hiện tầm quan trọng ngang nhau của các yếu tố và sự tác động lẫn nhau. Để đạt đƣợc điều này, tất cả các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội, các nhà chức trách... phải tham gia thực hiện nhằm mục đích chung.

Hình 1.1. Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng thế giới WB 51

Các cách tiếp cận, mô hình hay sơ đồ PTBV sai khác nhất định về sự hài hòa giữa 3 lĩnh vực khác nhau của hoạt động kinh tế xã hội, chính trị và môi trƣờng. Một số mô hình có thể kể đến là mô hình của WCED (1987), Jacobs và Sadler

(1990), Villen (1990), Moore (2000), Dyllick and Hockerts (2002),… Các mô hình

trên có thể khác nhau về phƣơng pháp tiếp cận nhƣng đều thống nhất mục tiêu và các tiêu chí của PTBV nhƣ đã nêu ở trên.

Dựa trên những đặc điểm và tiêu chí cần thiết cho PTBV để đề xuất những giải pháp bảo tồn HST là nguyên tắc cơ bản hiện nay trong sinh thái học HST bảo tồn. Phát triển bền vững Mục tiêu kinh tế Mục tiêu sinh thái Mục tiêu xã hội

Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái tại khu di tích mỹ sơn, tỉnh quảng nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn gắn với phát triển bền vững​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)