Xây dựng mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 41 - 45)

Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu về cấu trúc vốn ngân hàng trên thế giới, tác giả đã vận dụng và mở rộng trên cơ sở các tài liệu hiện có tại Việt Nam. Đồng thời, do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, quy định về quản lý và rủi ro của ngân hàng ở các quốc gia của cũng tương đối khác nhau nên cần thiết lựa chọn và sử dụng các biến phù hợp với các NHTM Việt Nam. Trong nghiên cứu này, dựa vào việc thu thập dữ liệu và đặc thù của các NHTM Việt Nam, tác giả đã xây dựng các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của NHTM gồm

H1: Lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với Đòn bẩy tài chính.

H2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính.

H3: Quy mô ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính.

H6: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính.

H7: Lạm phát có mối quan hệ nghịch chiều với Đòn bẩy tài chính.

BẢNG 3.2: Kỳ vọng tương quan của các nhân tố đến Đòn bẩy tài chính (LEV) BIẾN ĐỘC LẬP HIỆU DẤU KỲ VỌNG DIỄN GIẢI

Lợi nhuận PROF

Ngân hàng có lợi nhuận càng nhiều thì càng ít có nhu cầu đi vay nợ, và kéo theo tỷ lệ nợ vay thấp.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROE +

Ngân hàng với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao sẽ chịu ít rủi ro hơn nên sẽ chấp nhận một hạn mức đòn bẩy tài chính tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động.

Quy mô SIZE +

Quy mô của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có rủi ro phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính thấp, do đó càng có nhiều cơ hội vay nợ.

Rủi ro kinh

doanh RISK

+

Rủi ro kinh doanh và Đòn bẩy tài chính được kỳ vọng có mối tương quan thuận (bởi vì đòn bẩy tài chính càng cao thì rủi ro càng cao).

Tăng trưởng GROW

Khi ngân hàng tăng trưởng càng nhanh thì sẽ càng có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn trong cấu trúc vốn.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

GDP +

Những giai đoạn kinh tế có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cao cho thấy nguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế khá dồi dào. Và đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ngân hàng gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

Lạm phát INF

Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát thì các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong kênh huy động vốn từ khách hàng.

Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến LEV. Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến LEV.

Các biến này đo lường dựa trên giá trị sổ sách của các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính được công bố của NHNN, NHTM. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài này được xây dựng có dạng tổng quát như sau

Trong đó

i: là ngân hàng quan sát thứ i (i = 1, 2, 3,...,23) t: là năm quan sát thứ t (t = 1, 2, 3, 4, 5, 6)

LEVi, t : Biến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t Xj, i, t : Biến độc lập thứ j, của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t

i

 + t : Hệ số tự do (điểm chặn của mô hình)

Mô hình thực nghiệm (LEV1) được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau

Ngoài ra, nghiên cứu cũng bổ sung kiểm định các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế trong mô hình. Hai biến vĩ mô được lựa chọn nghiên cứu trong mô hình của đề tài này là biến Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và biến Lạm phát (INF). Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính thứ hai (LEV2) phân tích bổ sung các biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lên đòn bẩy tài chính là

Mô tả biến khảo sát

LEVi, t = (i+t) +   n j j 1  Xj, i, t

LEV1= 1+ 2 Ln(PROF) + 3ROE+ 4Ln(SIZE) + 5RISK+ 6GROW

LEV2= 1+ 2 Ln(PROF) + 3ROE+ 4Ln(SIZE) + 5RISK+ 6GROW + 7GDP + 8INF

BIẾN

HIỆU Công thức DIỄN GIẢI

Đòn bẩy tài

chính LEV

= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Cách tính này đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Group và Heider (2009), Monica Octavia và Rayna Brown (2008).

Lợi nhuận PROF = Ln(EAT)

Công thức tính biến lợi nhuận được xác định dựa trên các nghiên cứu của Group và Heider (2009), Huỳnh Hữu Mạnh (2010) thì lợi nhuận tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROE = 𝐸𝐴𝑇

𝑉𝐶𝑆𝐻

Theo các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm của buferna và cộng sự (2005) về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn thì ROE tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính.

Quy mô SIZE = Ln(Tổng

Tài Sản)

Cách xác định này tương tự như trong nghiên cứu của: Group và Heider (2009), Monica Octavia và Rayna Brown (2008) cũng khẳng định rằng quy mô có tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính.

Rủi ro kinh

doanh RISK

= % 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝐸𝐵𝐼𝑇

% 𝑡ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝐷𝑇𝑇

Biến RISK đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của gropp và heider (2009). Biến này sẽ tương quan thuận với đòn bẩy tài chính

Tăng trưởng GROW = 𝑇𝑇𝑆−𝑇𝑇𝑆𝑛−1

𝑇𝑇𝑆𝑛−1

Cách xác định biến Tăng trưởng này đã được sử dụng trong nghiên cứu Trần Đình Khôi Nguyên (2006). Tăng trưởng là một bằng chứng ngày càng mở rộng đối với ngân hàng. Do đó, tốc độ tăng

trưởng sẽ tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP = tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Việc xác định biến GDP đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Group và Heider (2009). Trong thời kỳ GDP tăng trưởng thì nguồn vốn trong nền kinh tế thường dồi dào, nên là điều kiện thuận lợi cho các NHTM huy động vốn. Đồng thời, trong các nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Group và Heider (2009) cũng cho rằng GDP có quan hệ cùng chiều với Đòn bẩy tài chính.

Lạm phát INF = tỷ lệ lạm

phát

Việc xác định biến INF đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kết luận rằng lạm phát có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)