MẠI VIỆT NAM
Qua bảng số liệu về đòn bẩy tài chính (phụ lục 06), kết quả cho ta thấy rằng đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 bình quân là 89,96%. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 91.37% và thấp nhất là 88,61%. Cụ thể, đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm như sau: 2011 là 89,09%; 2012 là 88,61%; 2013 là 89,55%; 2014 là 90,53%; 2015 là 90,6%; 2016 là 91,37%. Trong đó, cả bốn năm 2013 (+0,94%), 2014 (+0,99%), 2015 (+0,07%) và 2016
(+0,77%) đều tăng lên so với các năm tài chính trước đó. Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại sụp giảm vào năm 2012 (-0.49%) so với năm 2011.
Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ ngắn hạn hơn là nợ dài hạn. Hay nói đúng hơn, các NHTM Việt Nam thường thiên về duy trì đòn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn.
Biểu đồ 3.2: tỉ lệ cho vay ngắn hạn / tổng dư nợ cho vay của 11 ngân hàng TMCP tính đến hết ngày 30/06/2016
Nguồn: vietnamfinance.vn
Cụ thể trong năm 2016, NHTM Cổ Phần Công Thương (VCB), Ngoại Thương (VIETINB), Á Châu (ACB), Đầu tư và Phát triển (BIDV), quân đội (MBB) có tỉ lệ nợ ngắn hạn chiếm trên 50%. Thực tế thì việc cho vay ngắn hạn nhiều là có lợi cho các ngân hàng. Nguyên nhân là bởi tiền gửi khách hàng tại các ngân hàng chủ yếu là kỳ hạn ngắn hạn (nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm), do vậy sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng nguồn vốn này để cho vay ngắn hạn, tránh phát sinh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Hơn nữa, các khoản cho vay ngắn hạn vốn có đặc tính thời gian ngắn, nhờ đó mà tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với các khoản cho vay trung và dài hạn.
Tuy nhiên, các khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để bổ sung tạm thời vốn lưu động hay tiêu dùng cá nhân. Trong khi đó, các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng để mua sắm tài sản cố định, đầu tư cải tiến và đổi mới công nghệ, đầu tư vào xây dựng cơ bản như đầu tư xưởng mới, xí nghiệp mới, cơ sở hạ tầng… Động lực tăng trưởng của doanh nghiệp, động lực tăng trưởng của nền kinh tế chính nằm ở các khoản đầu tư trung và dài hạn này.
Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2011, các ngân hàng có đòn bẩy tài chính là 89,09%. Qua sáu năm sau, vào năm 2016, tỷ lệ này đã tăng lên đến 91,37% (vượt hơn 2,28%)).
Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Các NHTM tại Việt Nam dường như ngày càng thiên về chiều hướng cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao.
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong phương pháp nghiên cứu định tính, sẽ tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại kết hợp với một số nguồn thông tin từ trên web như sbv.gov.vn, mof.gov.vn, vietstock.vn, vietnamfinance.vn … Sau đó đi tính các chỉ tiêu của các nhân tố ảnh hưởng từ các số liệu đã thu thập được để tiến hành phân loại dữ liệu rồi vào mô hình như là cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu định lượng. Mục đích của việc thu thập này nhằm làm rõ hơn những lý thuyết đã nghiên cứu trước, theo mô hình CAMEL, qua đó sẽ nhận dạng ra những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng.
Còn phương pháp nghiên cứu định lượng dựa vào các chỉ tiêu từ các nhân tố ảnh hưởng đã tính từ các số liệu thu thập được trong nghiên cứu định tính sẽ tiến hành lập mô hình phân tích thông qua phương pháp ước lượng và định lượng. Về mặt ước lượng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS (Ordinary Least Squares) để ước lượng tham số trong mô hình bằng phần mềm eview hay SPSS. Sau đó đi kiểm định mô hình dựa vào các giả thuyết để đo lường mức độ mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng nhằm đưa ra những kết luận có tính chính xác tương đối cao về cấu trúc vốn của các NHTM.