Khả năng sinh lời (Earnings – E)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 36)

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung đều có xu hướng tăng giảm không đồng đều (phụ lục 04). Tuy nhiên, với những biến cố của ngành ngân hàng Việt Nam trong những thời gian vừa qua, lợi nhuận sau thuế bình quân đã tăng lên rất nhiều so với năm 2013. Thật vậy, vào năm 2014: lợi nhuận sau thuế bình quân là 1.198.261 triệu đồng. Đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế bình quân tăng lên 1.250.043 triệu đồng. Vào cuối năm 2016, thì lợi nhuận sau thuế bình quân đã tăng lên đến 1.602.696 triệu đồng (tăng 500.913 triệu đồng tương đương 145,46%) so với năm 2013.

Kéo theo vấn đề trên là từ năm 2014 (Phụ lục 03), các tỷ số ROA và ROE đã tương đối ổn định, tăng nhẹ không còn biến động nhiều so với từ những năm 2013 trở về trước và so với mức bình quân của ngành.

Rõ ràng là khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam là khá tốt trong giai đoạn đầu, nhưng lại có chiều hướng giảm đi ở giai đoạn cuối (nhất là năm 2013 với quá nhiều bất ổn diễn ra liên tiếp). Hay nói đúng hơn, vào những thời điểm còn nhiều thuận lợi tiềm năng, ngành ngân hàng đã đạt được các khoản lợi nhuận kếch xù và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao so với những ngành kinh doanh khác (được đánh giá là ngành đầu tư hấp dẫn). Tuy nhiên, đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế, tỷ số ROA và ROE đều có dấu hiệu chững lại (thậm chí ROA và ROE còn sụp giảm rất mạnh đến mức thấp nhất so với các năm trước). Có vẻ như tình hình lợi nhuận ảm đạm trong năm 2013 đã

chấm dứt những năm tháng hoàng kim sinh lời cao ngất ngưởng của ngành ngân hàng trong giai đoạn đầu hoạt động kinh doanh.

Tổng kết lại, do những biến động của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xung đột chính trị, quá nhiều bất ổn của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng Việt Nam trong những thời gian vừa qua (hàng loạt các vụ bắt bớ kiện tụng, nợ xấu tăng cao, hay vấn đề sở hữu chéo, sáp nhập v.v…) nên cái tên gọi “ngành đầu tư hấp dẫn cao” ban đầu dường như không còn phù hợp nữa. Thêm vào đó, cái bánh sinh lời của ngành ngân hàng ngày càng phải chia sẻ cho quá nhiều thành viên. Chính vì thế, các ngân hàng Việt Nam cần phải cơ cấu lại nhiều mặt để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn có lãi và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế

3.1.2.5 Khả năng thanh khoản (Liquidity – L)

Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất mà các ngân hàng cần phải quản trị chặt chẽ. Để đánh giá đúng khả năng thanh khoản cần một hệ thống đánh giá rất phức tạp. LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) là chỉ tiêu đơn giản và phần nào phản ánh được tình trạng thanh khoản của NH Nhìn tổng quát,

(theo phụ lục 05) tỷ lệ cho vay / huy động có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn đầu khảo cứu (2011 với 94,73%; 2012 với 95%), giảm ở năm tiếp theo (2013 với 82,4%), hồi phục ở giai đoạn sau đó và tiếp tục tăng ở năm cuối (2016 với 86.8%) . Bên cạnh đó, tổng tiền gửi và cho vay khách hàng đều tăng dần qua các năm (trong đó, đối với năm 2016, tình hình huy động khách hàng được đánh giá là cao hơn nhiều so với cấp tín dụng)

(theo phụ lục 05).

Đầu tiên, nếu xét trong giai đoạn 2011 – 2012, (theo phụ lục 05) ta nhận thấy rằng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng cao nhất so với những năm còn lại mặc dù nhu cầu tăng trưởng tín dụng ở mức tương đối cao (trên 90%) nhưng các ngân hàng vẫn có đủ nguồn vốn để chuẩn bị. Nhưng từ năm 2013 trở đi, thanh khoản của các ngân hàng có chiều hướng giảm xuống. Lãi suất huy động và cho vay đều giảm xuống mạnh mẽ. Tăng trưởng huy động được đánh giá là tương đối cao hơn so với tăng trưởng tín dụng. Do vậy, tình hình thanh khoản của các ngân hàng vào những năm này được đánh giá là tương đối ổn định và khả quan hơn.

Suy cho cùng, dù tình trạng thanh khoản có hay không có ổn định đi chăng nữa thì các ngân hàng Việt Nam vẫn phải luôn luôn chuẩn bị các chiến lược cụ thể và rõ ràng để đối phó với rủi ro thanh khoản. Một khi kế hoạch được đưa ra càng chi tiết và khoa

học bao nhiêu thì khả năng đối phó với rủi ro thanh khoản sẽ càng chủ động và hiệu quả hơn bấy nhiêu.

3.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM MẠI VIỆT NAM

Qua bảng số liệu về đòn bẩy tài chính (phụ lục 06), kết quả cho ta thấy rằng đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 bình quân là 89,96%. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 91.37% và thấp nhất là 88,61%. Cụ thể, đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm như sau: 2011 là 89,09%; 2012 là 88,61%; 2013 là 89,55%; 2014 là 90,53%; 2015 là 90,6%; 2016 là 91,37%. Trong đó, cả bốn năm 2013 (+0,94%), 2014 (+0,99%), 2015 (+0,07%) và 2016

(+0,77%) đều tăng lên so với các năm tài chính trước đó. Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại sụp giảm vào năm 2012 (-0.49%) so với năm 2011.

Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ ngắn hạn hơn là nợ dài hạn. Hay nói đúng hơn, các NHTM Việt Nam thường thiên về duy trì đòn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn.

Biểu đồ 3.2: tỉ lệ cho vay ngắn hạn / tổng dư nợ cho vay của 11 ngân hàng TMCP tính đến hết ngày 30/06/2016

Nguồn: vietnamfinance.vn

Cụ thể trong năm 2016, NHTM Cổ Phần Công Thương (VCB), Ngoại Thương (VIETINB), Á Châu (ACB), Đầu tư và Phát triển (BIDV), quân đội (MBB) có tỉ lệ nợ ngắn hạn chiếm trên 50%. Thực tế thì việc cho vay ngắn hạn nhiều là có lợi cho các ngân hàng. Nguyên nhân là bởi tiền gửi khách hàng tại các ngân hàng chủ yếu là kỳ hạn ngắn hạn (nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm), do vậy sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng nguồn vốn này để cho vay ngắn hạn, tránh phát sinh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Hơn nữa, các khoản cho vay ngắn hạn vốn có đặc tính thời gian ngắn, nhờ đó mà tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với các khoản cho vay trung và dài hạn.

Tuy nhiên, các khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để bổ sung tạm thời vốn lưu động hay tiêu dùng cá nhân. Trong khi đó, các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng để mua sắm tài sản cố định, đầu tư cải tiến và đổi mới công nghệ, đầu tư vào xây dựng cơ bản như đầu tư xưởng mới, xí nghiệp mới, cơ sở hạ tầng… Động lực tăng trưởng của doanh nghiệp, động lực tăng trưởng của nền kinh tế chính nằm ở các khoản đầu tư trung và dài hạn này.

Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2011, các ngân hàng có đòn bẩy tài chính là 89,09%. Qua sáu năm sau, vào năm 2016, tỷ lệ này đã tăng lên đến 91,37% (vượt hơn 2,28%)).

Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Các NHTM tại Việt Nam dường như ngày càng thiên về chiều hướng cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao.

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong phương pháp nghiên cứu định tính, sẽ tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại kết hợp với một số nguồn thông tin từ trên web như sbv.gov.vn, mof.gov.vn, vietstock.vn, vietnamfinance.vn … Sau đó đi tính các chỉ tiêu của các nhân tố ảnh hưởng từ các số liệu đã thu thập được để tiến hành phân loại dữ liệu rồi vào mô hình như là cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu định lượng. Mục đích của việc thu thập này nhằm làm rõ hơn những lý thuyết đã nghiên cứu trước, theo mô hình CAMEL, qua đó sẽ nhận dạng ra những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng.

Còn phương pháp nghiên cứu định lượng dựa vào các chỉ tiêu từ các nhân tố ảnh hưởng đã tính từ các số liệu thu thập được trong nghiên cứu định tính sẽ tiến hành lập mô hình phân tích thông qua phương pháp ước lượng và định lượng. Về mặt ước lượng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS (Ordinary Least Squares) để ước lượng tham số trong mô hình bằng phần mềm eview hay SPSS. Sau đó đi kiểm định mô hình dựa vào các giả thuyết để đo lường mức độ mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng nhằm đưa ra những kết luận có tính chính xác tương đối cao về cấu trúc vốn của các NHTM.

3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.4.1 Nguồn số liệu 3.4.1 Nguồn số liệu

Đối với các dữ liệu về ngân hàng: tác giả thu thập dữ liệu thông qua trang web hệ thống các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước cập nhật đến ngày 31/12/2016, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của NHNN, các NHTM được công bố hàng năm trên website của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016.

Đối với các dữ liệu về biến vĩ mô được thu thập thông qua Tổng cục Thống kê Việt Nam, trên website Bộ Tài Chính hoặc thông qua website của NHNN.

3.4.2 Lựa chọn mẫu quan sát

Dựa trên nguồn dữ liệu đã xác định, tác giả tiến hành thu thập số liệu sau đó đi tính các chỉ tiêu từ các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, tiếp theo là lựa chọn mẫu quan sát

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2010, yêu cầu vốn điều lệ của các NHTM tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong nghiên cứu mẫu được lựa chọn các ngân hàng từ 45 NHTMtheo phụ lục 08 của NHNN công bố cập nhật đến ngày 31/12/2016 với điều kiện là

Loại hình ngân hàng: NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài.

Vốn điều lệ: Tính đến hết tháng 12/2010 các NHTM lựa chọn có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.

Thời gian hoạt động: NHTM có thời gian hoạt động trên 8 năm (kể cả thởi gian đổi tên ngân hàng).

Điều kiện loại trừ khác:

 Lợi nhuận sau thuế (EAT) quá thấp hoặc âm so với tất cả các NHTM còn lại

 Một số NHTM mới được thành lập nên có số liệu không đầy đủ và trùng khớp với dòng thời gian 6 năm của mẫu nghiên cứu

 Một số NHTM chưa cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến việc không hội tụ đầy đủ dữ liệu cần thiết cho mô hình

 Sáp nhập vào ngân hàng khác và biến mất khỏi thị trường ngân hàng vào năm 2012, 2013, 2014, 2015 theo phụ lục sáp nhập 09.

Từ những điều kiện trên, tác giả tổng hợp dữ liệu của 23 NHTM trong nước thỏa mãn các điều kiện của mẫu từ năm 2011 - 2016. Đây là giai đoạn mà ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất nhưng cũng là giai đoạn thành công nhất từ trước đến nay. Uy tín, niềm tin của ngành Ngân hàng đang lên cao, vai trò trong nền kinh tế được khẳng định mạnh mẽ và đặc biệt là có được sự ủng hộ đồng tình rất lớn từ công chúng”. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ góp phần đánh giá biến động phần nào về đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này. Về kích thước mẫu nghiên cứu của mô hình: với quy mô mẫu được chọn 23 ngân hàng trong số 45 NHTM ở Việt Nam chiếm trên 50% tổng tài sản và trên 60% vốn tự có. Vì vậy, mẫu đủ mang tính đại diện thống kê.

3.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy

Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu về cấu trúc vốn ngân hàng trên thế giới, tác giả đã vận dụng và mở rộng trên cơ sở các tài liệu hiện có tại Việt Nam. Đồng thời, do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, quy định về quản lý và rủi ro của ngân hàng ở các quốc gia của cũng tương đối khác nhau nên cần thiết lựa chọn và sử dụng các biến phù hợp với các NHTM Việt Nam. Trong nghiên cứu này, dựa vào việc thu thập dữ liệu và đặc thù của các NHTM Việt Nam, tác giả đã xây dựng các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của NHTM gồm

H1: Lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với Đòn bẩy tài chính.

H2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính.

H3: Quy mô ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính.

H6: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính.

H7: Lạm phát có mối quan hệ nghịch chiều với Đòn bẩy tài chính.

BẢNG 3.2: Kỳ vọng tương quan của các nhân tố đến Đòn bẩy tài chính (LEV) BIẾN ĐỘC LẬP HIỆU DẤU KỲ VỌNG DIỄN GIẢI

Lợi nhuận PROF

Ngân hàng có lợi nhuận càng nhiều thì càng ít có nhu cầu đi vay nợ, và kéo theo tỷ lệ nợ vay thấp.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROE +

Ngân hàng với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao sẽ chịu ít rủi ro hơn nên sẽ chấp nhận một hạn mức đòn bẩy tài chính tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động.

Quy mô SIZE +

Quy mô của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng có rủi ro phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính thấp, do đó càng có nhiều cơ hội vay nợ.

Rủi ro kinh

doanh RISK

+

Rủi ro kinh doanh và Đòn bẩy tài chính được kỳ vọng có mối tương quan thuận (bởi vì đòn bẩy tài chính càng cao thì rủi ro càng cao).

Tăng trưởng GROW

Khi ngân hàng tăng trưởng càng nhanh thì sẽ càng có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn trong cấu trúc vốn.

Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

GDP +

Những giai đoạn kinh tế có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cao cho thấy nguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế khá dồi dào. Và đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ngân hàng gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính.

Lạm phát INF

Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát thì các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong kênh huy động vốn từ khách hàng.

Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến LEV. Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến LEV.

Các biến này đo lường dựa trên giá trị sổ sách của các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính được công bố của NHNN, NHTM. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài này được xây dựng có dạng tổng quát như sau

Trong đó

i: là ngân hàng quan sát thứ i (i = 1, 2, 3,...,23) t: là năm quan sát thứ t (t = 1, 2, 3, 4, 5, 6)

LEVi, t : Biến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t Xj, i, t : Biến độc lập thứ j, của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t

i

 + t : Hệ số tự do (điểm chặn của mô hình)

Mô hình thực nghiệm (LEV1) được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau

Ngoài ra, nghiên cứu cũng bổ sung kiểm định các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế trong mô hình. Hai biến vĩ mô được lựa chọn nghiên cứu trong mô hình của đề tài này là biến Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và biến Lạm phát (INF). Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính thứ hai (LEV2) phân tích bổ sung các biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lên đòn bẩy tài chính là

Mô tả biến khảo sát

LEVi, t = (i+t) +   n j j 1  Xj, i, t

LEV1= 1+ 2 Ln(PROF) + 3ROE+ 4Ln(SIZE) + 5RISK+ 6GROW

LEV2= 1+ 2 Ln(PROF) + 3ROE+ 4Ln(SIZE) + 5RISK+ 6GROW

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại việt nam​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)