Hiện trạng quần thể Vƣợn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất Khe Nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quần thể vượn đen má trắng siki nomascus siki (delacour, 1951) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 39)

Nƣớc Trong

3.1.1. Kích thước quần thể của Vượn đen má trắng siki

Từ 30 điểm nghe đƣợc điều tra trong 2-3 ngày, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc 251 đợt hót vủa Vƣợn đen má trắng siki. Trên các điểm nghe, số lƣợng các đợt hót ghi nhận đƣợc giao động từ 1 - 19 đợt, trong đó có 9 điểm nghe ghi nhận đƣợc trên 10 đợt hót, 14 điểm nghe nghi nhận đƣợc từ 5 - 9 đợt hót, 7 điểm nghe ghi nhận đƣợc từ 1 - 4 đợt hót (bảng 3 và phụ lục 6).

Bảng 3. Số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki xác định đƣợc tại các điểm nghe

Điểm nghe Số đợt hót Số đàn Vƣợn Điểm nghe Số đợt hót Số đàn Vƣợn 1 19 8 19 18 5 2 6 4 20 13 6 3 13 6 21 6 2 4 6 5 22 7 4 5 8 5 23 8 2 6 8 4 24 8 5 7 13 5 25 6 4 8 6 5 26 3 2 9 5 2 27 3 2 10 12 8 28 2 2 11 11 7 29 1 1 12 4 3 30 13 6 13 9 7 CAMP 01 1 1 14 2 2 CAMP 02 2 1 15 5 3 CAMP 03 2 1 16 1 1 CAMP 04 7 3 17 8 6 LPP 01 1 1 18 13 6 LPP 03 1 1 Tổng 251 136

Trên cơ sở phân tích 251 đợt hót đã xác định đƣợc 147 đợt hót của 82 đàn ghi nhận trên 1 điểm nghe, 68 đợt hót của 18 đàn đƣợc ghi nhận trên 2 điểm nghe, 36 đợt hót của 6 đàn đƣợc ghi nhận trên 3 điểm nghe. Nhƣ vậy, qua kết quả phân tích đã xác định đƣợc 106 đàn Vƣợn đen má trắng siki.

Dựa trên vị trí các đàn Vƣợn đƣợc xác định trên bản đồ, chúng tôi đã xác định đƣợc 103 đàn Vƣợn đen má trắng siki nằm trong diện tích của 13 tiểu khu thuộc KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong.

Ước lượng kích thước quần thể Vượn đen má trắng siki

Tổng diện tích bao phủ của các điểm nghe là 98,65 km2, trong đó 84,87 km2 nằm trong 13 tiểu khu của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong.

Dựa trên các đợt hót của Vƣợn đen má trắng siki ghi nhận đƣợc tại các điểm nghe 3 ngày, chúng tôi đã tính xác su ất hót trong 1 ngày p(1) của Vƣợn đen má trắng siki đƣợc ƣớc tính theo phƣơng pháp của Jiang et al., (2006) [50] và dựa trên bảng tính excel của Vu Tien Thinh and Ben Rowson (2011) [84]: p (1) = 0,40. Xác suất này sau đó đã đƣợc sử dụng để tính toán hệ số hiệu chỉnh có trọng số.

WC = 1

𝐴 𝑚 ai. Ci

𝑖=1 [85]

Trong đó:

WC: Hệ số hiệu chỉnh có trọng số ai: Diện tích điều tra trong i ngày

Ci: Hệ số hiệu chỉnh áp dụng cho khu vực điều tra trong i ngày với Ci = 1 – (1 - pi)i

A: Tổng diện tích điều tra

m: Số ngày khảo sát tối đa một diện tích nghiên cứu

Bảng 4. Bảng tính hệ số hiệu chỉnh có trọng số

Số ngày 1 2 3 6 9 Tổng

ai (ha) 0 0 4339 3022 1126 8487

Ci 0,40 0,640 0,784 0,953 0,990

WC 0,000 0,000 0,400 0,339 0,131 0,870

Xác suất hót của một đàn Vƣợn vào một ngày duy nhất là nhỏ hơn một, trên thực tế số đàn Vƣợn là cao hơn so với số lƣợng các đàn nghe đƣợc trong cuộc khảo sát vì không phải ngày nào Vƣợn cũng hót. Nhƣ vậy, số đàn Vƣợn trong khu vực khảo sát đƣợc ƣớc tính bằng cách chia số lƣợng các đàn nghe đƣợc cho Hệ số hiệu chỉnh có trọng số.

Với tổng diện tích 84.87 km2 thuộc KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong đã đƣợc khảo sát, trọng số hiệu chỉnh là 0,87. Do đó, con số thực tế ƣớc tính các đàn Vƣợn trong khu vực khảo sát thuộc KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là: 103/0,870 = 118,39 ≈ 119 đàn.

Tổng diện tích sinh cảnh phù hợp cho Vƣợn tại 13 tiểu khu là 103,998 km2, các nỗ lực trong đợt điều tra đã khảo sát đƣợc 84,870 km2, còn 19,128 km2 chƣa đƣợc khảo sát. Nhƣ vậy, ƣớc tính tổng số đàn Vƣợn trong 13 tiểu khu điều tra của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là 145,074 ≈ 146 đàn và theo đó m ật độ của Vƣợn đen má trắng siki trong 13 tiểu khu là 1,40 đàn/km2.

Với 103 đàn đƣợc ghi nhận trực tiếp và ƣớc tính có khoảng 146 đàn Vƣợn đen má trắng siki làm cho KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là một trong số ít khu vực có số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki lớn nhất cả nƣớc hiện nay. Đây có thể là khu vực phân bố quan trọng nhất của loài. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc khẳng định vai trò quan trọng của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là khu vực đang bảo tồn nhiều loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm, đặc biệt là Vƣợn đen má trắng siki có ý nghĩa toàn cầu.

Với kích thƣớc quần thể Vƣợn đen má trắng siki đã ghi nhận đƣợc trong nghiên cứu này cho thấy hiện trạng quần thể của loài Vƣợn đen má trắng siki phù hợp với phân hạng bảo tồn mức Nguy cấp (EN A2c,d) trong IUCN và SĐVN. Nhƣ vậy, tình trạng bảo tồn của loài đƣợc giữ nguyên so với phân hạng bảo tồn trong IUCN 2017 (EN A2c,d) và có đôi chút khác biệt so với phân hạng bảo tồn trong SĐVN 2007 (EN A1cd C2a).

3.1.2. Đặc điểm cấu trúc đàn của Vượn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất Khe Nước Trong

Trong quá trình điều tra trên tuy ến chúng tôi đã quan sát đƣ ợc 12 lần của 6 đàn Vƣợn đen má trắng siki . Trên cơ sở số lƣợng cá thể Vƣợn đen má trắng siki trong các đàn quan sát đƣợc, chúng tôi xác định số lƣợng cá thể trung bình cho mỗi đàn Vƣợn. Kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 5.

Bảng 5. Số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki đã quan sát ở các tiểu khu Đàn số Tọa độ Độ cao Thời gian Số lƣợng X Y Trƣởng thành Non Tổng số 04 677940 1877880 493 6:00 1Đ 3 04 677940 1877880 493 6:04 1Đ, 1C 1 10 677604 1876806 527 15:40 1Đ, 1C 4 10 677638 1876845 538 5:30 1Đ 10 677385 1876571 578 9:30 1Đ, 1C 1 10 677204 1876158 672 6:21 1Đ, 2C 1 10 677310 1876430 622 11:58 1Đ, 1C 1 40 681901 1876322 243 8:45 1Đ, 1C 1 3 66 667755 1881799 627 7:05 1Đ, 2C 3 66 668361 1881257 536 12:05 1Đ, 2C 89 671405 1876470 813 14:38 1Đ, 1C 1 3 102 673359 1877888 457 10:10 1Đ, 1C 2 Trung bình 3

Bảng 5 cho thấy đàn số 4 có 3 cá thể (1 đực trƣởng thành, 1 cái trƣởng thành và 1 con non), đàn số 10 có 4 cá thể (1 đƣ̣c, 2 cái trƣởng thành và 1 con non); Đàn số 40 có 3 cá thể (1 đƣ̣c trƣởng thành, 1 cái trƣởng thành v à 1 con non), đàn số 66 có 3 cá thể (1 đƣ̣c trƣởng thành , 2 cái trƣởng thành ); Đàn số 89 có 3 cá thể (1 đực trƣởng thành , 1 cái trƣởng thành và 1 con non); Đàn số 102 có 2 cá thể (1 đƣ̣c trƣởng thành, 1 cái trƣởng thành ). Có thể cho rằng cấu trúc của mỗi đàn Vƣợn đen má trắng siki ở khu vực điều tra có khoảng 3 cá thể. Từ đó, có thể ƣớc tính tính tổng số cá thể Vƣợn đen má trắng siki thuộc 146 đàn trong 13 tiểu khu là 438 cá thể.

Trên cơ sở 251 đợt hót đã ghi nhận đƣợc 30 đợt hót đơn (1 đực), 188 đợt hót đôi (1 đực, 1 cái) và 33 đợt hót ba (1 đực, 2 cái). Từ các đợt hót 3 đã ghi nhận, chúng tôi xác định đƣợc 12 đàn có ít nhất 2 con cái trƣởng thành sống chung với 1

con đƣc (chiếm 11,65%). Điều này cho thấy Vƣợn đen má trắng siki có hiện tƣợng đa thế khá rõ ràng.

Qua 251 đợt Vƣợn đen má tr ắng siki hót ở các th ời điểm khác nhau trong ngày (bảng 6, phụ lục 6) chúng tôi đã xác định đƣợc thời gian Vƣợn đen má tr ắng siki hót tập tung ch ủ yếu từ 5h – 6h chiếm 87,93%. Trên các điểm nghe, đàn vƣợn hót sớm nhất là đàn số 103 vào lúc 4h45’ ngày 11/9/2016 khi trời vẫn còn tối (ngày 11/9/2016 mặt trời mọc lúc 5h20’). Đàn hót muộn nhất là đàn số 56 vào lúc 8h25’ngày 07/5/2016. Trên các tuyến điều tra đã ghi nhận đƣợc một số trƣờng hợp Vƣợn đen má trắng siki hót vào các thời điểm muộn hơn cụ thể nhƣ sau:

+ Ngày 24/6/2017 tại tiểu khu 531 ghi nhận 1 đàn Vƣợn đen má trắng siki hót lúc 15h15’ đến 15h34’.

+ Ngày 05/8/2017 tại tiểu khu 532 ghi nhận 1 đàn Vƣợn đen má trắng siki hót lúc 11h34’ đến 11h41’.

+ Ngày 07/8/2017 tại tiểu khu 536 ghi nhận 1 đàn Vƣợn đen má trắng siki hót lúc 11h25’ đến 11h47’.

Thời gian hót trung bình kéo dài kho ảng 9 phút 30” (thời gian trung bình của 251 đợt hót đƣợc ghi nhận). Đợt hót dài nhất là 31 phút trong khi đợt hót ngắn nhất chỉ kéo dài 5 phút. Các cuộc hót đôi là phổ biến hơn với 88,05% (221/251 đợt hót) còn các cuộc hót đơn chỉ chiếm 11,95% (30/251 đợt hót).

Bảng 6. Số lƣợng các đợt Vƣợn hót ở các thời điểm khác nhau trong ngày

Stt Thời điểm Số lần ghi nhận Tỷ lệ %

1 4h – 5h 2 0,80 2 5h – 6h 196 78,08 3 6h – 7h 26 10,36 4 7h – 8h 26 10,36 5 Sau 8h 1 0,40 Tổng 251 100

Hình 8. Số lƣợng các đợt Vƣợn hót ở các khoảng thời gian trong ngày

3.1.3. Phân bố của Vượn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất Khe Nước Trong

Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây tại 6 khu vực đã ghi nhận sự hiện diện của loài tại Việt Nam cho thấy Vƣợn đen má trắng siki sống trong rừng nguyên sinh và rừng bị tác động đã có thời gian phục hồi.

Trên diện tích 103,998 km2 thuộc 13 tiểu khu tại KBTTN đề xuất Khe Nƣớc có 2 sinh cảnh rừng chính là rừng kín lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới - giàu với 71,14 km2 và rừng kín lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới - trung bình với 32,858 km2.

Trong 106 đàn Vƣợn đen má trắng siki đƣợc xác định, có 95 đàn phân bố trong các khu vực sinh cảnh rừng kín lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới – giàu, 11 đàn phân bố trong các khu vực sinh cảnh rừng kín lá rộng thƣờng xanh nhiệt đới – trung bình.

Từ vị trí các đàn Vƣợn đen má trắng siki xác định đƣợc cho thấy phần lớn Vƣợn đen má trắng siki phân bố tƣơng đối đồng đều trong các khu vực sinh cảnh rừng giàu thuộc khu vực điều tra. Các khu vực rừng này liền mảnh và tạo nên một

0 50 100 150 200 250 4h – 5h 5h – 6h 6h – 7h 7h – 8h Sau 8h Số đợt t

Thời điểm (giờ)

khu vực rộng lớn bao gồm toàn bộ diện tích phía Tây và Trung tâm của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong. Một số ít đàn Vƣợn đen má trắng siki phân bố trong các khu vực sinh cảnh rừng trung bình thuộc khu vực điều tra.

Đặc điểm hiện trạng của 2 sinh cảnh khá tƣơng đồng, đều là rừng kín thƣờng xanh lá rộng nhiệt đới có chiều cao trung bình trên 20m, tán rừng khép kín với độ tàn che 0,65 - 0,75; Điểm khác biệt duy nhất là độ dày tầng rừng và sự liền mảnh của tán rừng ở các khu vực rừng giàu, trong khi ở các khu vực rừng trung bình, tán rừng thƣờng có các khoảng trống lớn. Các khoảng trống này xuất hiện do các cây gỗ lớn bị chết hoặc bị khai thác trong thời gian trƣớc đây. Rừng đã có thời gian phục hồi trên 10 năm, tuy nhiên tại một số vị trí, tán rừng vẫn chƣa đƣợc khép tán.

Vƣợn đen má trắng siki ƣu tiên sử dụng các diện tích rừng giàu, đồng thời do áp lực về tranh giành lãnh thổ dẫn tới số ít đàn buộc phải sinh sống tại các khu vực rừng trung bình.

Kết quả phân tích cho thấy tiểu khu 537 có số đàn nhiều nhất (16 đàn), sau đến tiểu khu 536 (14 đàn), tiểu khu 530 (11 đàn), tiểu khu có số đàn thấp là 528 (3 đàn) và thấp nhất là tiểu khu 533 chỉ ghi nhận có 1 đàn (bảng 7).

Tiểu khu 537 có mật độ Vƣợn đen má trắng siki lớn nhất (1,633 đàn/km2), tiếp đến là tiểu khu 536 (1,591 đàn/km2), tiểu khu 535 (1,553đàn/km2), tiểu khu 530 (1,486 đàn/km2), tiểu khu 531 (1,207 đàn/km2) tiểu khu 529 (0,943 đàn/km2), tiểu khu 528 (0,385 đàn/km2

) và thấp nhất là tiểu khu 533 (0,202 đàn/km2). Kết quả phân tích cho thấy nhƣ̃ng tiểu khu có diện tíc h rƣ̀ng giàu lớn và ít bị tác động có số đàn Vƣợn đen má trắng siki nhiều hơn và có mật độ đàn/km2 lớn hơn.

Bảng 7. Số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki ở các tiểu khu trong KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong

Stt Tiểu khu Diện tích*

(km2) Số đàn Số cá thể Mật độ (Đàn/km2 ) Ghi chú 1 530 7,40 11 33 1,486 2 531 5,80 7 21 1,207 3 536 8,80 14 42 1,591 4 528 7,80 3 9 0,385 5 529 5,30 5 15 0,943 6 537 9,80 16 48 1,633 Max 7 538 5,10 2 6 0,392 8 515 5,24 8 24 1,527 9 516 6,34 7 21 1,104 10 517 7,33 11 33 1,501 11 533 4,96 1 3 0,202 Min 12 534 5,77 5 15 0,867 13 535 8,37 13 39 1,553 Tổng 88,01 103 309 1,170

3.1.4. So sánh quần thể Vượn đen má trắng siki khu vực điều tra với các khu vực khác trong vùng Bắc Trung Bộ.

Theo tài liệu “ The Conservation Status of Gibbons in Vietnam” [69] do Fauna & Flora International Vietnam Programme (FFI) xuất bản năm 2011 cho thấy ở Việt Nam Vƣợn đen má trắng siki đƣợc ghi nhận tại các địa điểm thu ộc các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Quảng Trị. Trong đó có 6 khu vực đã ghi nhận đƣợc các quần thể là: VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, KBTTN Bắc Hƣớng Hóa, KBTTN đề xuất Khe Vẽ, KBTTN đề xuất Giang Màn, LT Trƣờng Sơn và LT Khe Giữa (Rawson, B. M et al., 2011) [69]. Số lƣợng các đàn Vƣợn đen má trắng siki ở KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong và các khu vƣ̣c khác trong vùng phân bố trình bày ở bảng 8.

Bảng 8. So sánh số lƣợng Vƣợn đen má trắng siki ở khu vực điều tra với một số khu vực thuộc vùng phân bố

Stt Khu vực Tỉnh Diện tích km2 Số đàn Nguồn 1 U Bò và vùng lân cận (VQG Phong Nha-Kẻ Bàng) Quảng Bình 857,54 50 Le Trong Dat et al., (2009) [56]

2 KBTTN Bắc Hƣớng Hoá Quảng Trị 252,00 23 Rawson, B. M., et al., (2011) [69]

3 KBTTN đề xuất Khe Vẽ Hà Tĩnh 100,00 7 Rawson, B. M., et al., (2011) [69] 4 KBTTN đề xuất Giang Màn Hà Tĩnh/ Quang Bình 60,00 5 Rawson, B. M., et al., (2011) [69] 5 LT Trƣờng Sơn Quảng Bình 401,56 10 Rawson, B. M., et al., (2011) [69]

6 LT Khe Giữa Quảng

Bình 1500,00 4

Rawson, B. M., et al., (2011) [69]

7 13 tiểu khu thuộc KBTTN đề xuất KNT

Quảng Bình

104,00 103 Điều tra này

Theo số liệu tổng hợp tại bảng 8 cho thấy 13 tiểu khu thuộc KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong với diện tích 103,998 (≈ 104 km2) ghi nhận 103 trực tiếp đàn và

ƣớc tính có khoảng 146 đàn Vƣợn đen má trắng siki làm cho khu v ực này có thể là nơi có số lƣợng đàn nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy đây có thể là khu vực phân bố quan trọng nhất của loài tại Việt Nam hiện nay. Tiếp sau là khu vực U Bò và vùng lân cận (VQG Phong Nha – Kẻ Bàng) với diện tích 77,00 km2 xác định đƣợc 41 đàn với 113 cá thể [56] và KBTTN Bắc Hƣớng Hóa với diệ n tích 252km2 có 23 đàn [69].

3.2. Các mối đe dọa tới Vƣợn đen má trắng siki ở KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong Trong

Hai mối đe d ọa chủ yếu đ ối với Vƣợn đen má trắng siki ở các tiểu khu đã điều tra thuộc KBTTN đ ề xuất Khe Nƣớc Trong là săn bắt động vật hoang dã và phá hủy sinh cảnh.

3.2.1. Săn bắt động vật hoang dã

Hoạt động săn bắt luôn là một trong những mối đe dọa đối với các loài động vật hoang dã nói chung và Vƣợn đen má trắng siki nói riêng ở KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong, tỉnh Quảng Bình. Các hoạt động săn bắt động vật hoang dã hiện vẫn diễn ra, mặc dù không phổ biến và công khai.

Do có tiếng hót to và đài, đồng thời con cái có màu sặc sặc sỡ, vì vậy Vƣợn đen má trắng siki thƣờng là đối tƣợng của hoạt động săn bắt động vật.

Trong quá trình điều tra chúng tôi không gặp thợ săn . Tuy nhiên, thông tin ghi nhận hiện nay một số ngƣời ở thôn An Bai còn giấu súng trong rƣ̀ng để săn bắn . Các thông tin phỏng vấn ngƣời dân cũng cho thấy nạn săn bắn động vật hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quần thể vượn đen má trắng siki nomascus siki (delacour, 1951) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 39)