Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quần thể vượn đen má trắng siki nomascus siki (delacour, 1951) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 30 - 31)

2.1.3.1. Dân số, dân tộc

Dân cƣ sinh sống liền kề với rừng của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong, phần lớn là đồng bào dân tộc Vân Kiều, có trình độ dân trí và tập quán canh tác còn hạn chế, chủ yếu dựa vào rừng để sinh sống, săn bắt động vật và khai thác lâm sản, tỷ lệ gia tăng dân số cao. Sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời thấp.

Cơ sở hạ tầng: Mạng lƣới giao thông qua các thôn bản và trong khu vực rất khó khăn, chủ yếu là đƣờng lâm nghiệp, đƣờng quốc phòng nhƣng chất lƣợng không cao. Đƣờng qua nhiều khe suối, có độ dốc lớn, vào mùa mƣa lũ thƣờng xuyên phải sửa chữa.

Tình hình kinh tế - xã hội: Đời sống nhân dân vùng liền rừng, gần rừng còn ở mức thấp. Dân số gia tăng, lực lƣợng lao động thiếu việc làm chủ yếu dựa vào rừng để mƣu sinh, nhu cầu sử dụng gỗ ngày càng cao gây áp lực đối với nguồn tài nguyên rừng và đất rừng.

2.1.3.2. Về nông nghiệp

Trồng trọt và chăn nuôi là hoạt động kinh tế chính của nhân dân sống gần KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong. Toàn bộ khu vực có 50ha đất nông nghiệp [7].

Ngƣời dân địa phƣơng thu nhập chủ yếu từ các hoạt động nhƣ: Trồng lúa, ngô và chăn nuôi trâu, bò.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong khu vực còn gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên: địa hình đồi núi dốc, thời tiết khắc nhiệt. Kỹ thuật canh tác còn hạn chế.

2.1.3.2. Về lâm nghiệp

Hầu hết các hộ gia đình đƣợc tham gia vào công tác bảo vệ rừng của Ban quản lý RPH Động Châu theo các hợp đồng khoán bảo vệ rừng. Hiện tại các hộ gia đình tại xã Kim Thủy đó đƣợc giao đất rừng và đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ diện tích đƣợc giao này không nằm trong khu vực đề xuất xây dựng KBTTN. Xã Kim Thủy có nguồn thu chính từ trồng rừng, trung bình 3 ha/hộ có hộ nhiều nhất lên tới 60ha. Cây trồng rừng chủ yếu là keo lá tràm, một số hộ đang chuyển đổi sang trồng cao su [7].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quần thể vượn đen má trắng siki nomascus siki (delacour, 1951) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 30 - 31)