Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quần thể vượn đen má trắng siki nomascus siki (delacour, 1951) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 31)

2.3.1. Phương pháp phỏng vấn.

Tiến hành phỏng vấn các cán bộ của Ban quản lý và ngƣời dân địa phƣơng về khu vực ghi nhận đƣợc tiếng hót của Vƣợn đen má trắng siki. Để đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu đƣợc , phỏng vấn đƣợc thực hiện nhiều lần với nhiều ngƣời ở nhiều thôn bản khác nhau . Kết quả điều tra đƣợc sử dụng để giới hạn khu vực điều tra, xây dựng hệ thống tuyến điều tra và hệ thống các điểm nghe.

2.3.2. Phương pháp điều tra theo tuyến.

2.3.2.1. Thiết kế điều tra

Chúng tôi đã xây dựng 21 tuyến điều tra trên di ện tích 103,998 km2 thuộc 13 tiểu khu của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong . Các tuyến điều tra đƣợc thiết lập dƣ̣a trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rƣ̀ng , các lối mòn có sẵn hoặc tạo mới, có chiều dài từ 2,0 - 3,5 km đi qua rƣ̀ng thƣờng xanh có sinh cảnh thích hợp cho Vƣợn đen má trắng siki. Thời gian điều tra trên tuyến từ 7h00 đến 17h00.

Trong quá trình điều tra theo tuyến , các thành viên nhóm điều tra đi b ộ dọc theo tuyến với tốc độ chậm 1-2 km/giờ, chú ý quan sát , lắng nghe ti ếng kêu, tiếng hót của Vƣợn đen má tr ắng siki đồng thời tiến hành ghi nhận các tác động, bao gồm các hoạt động của con ngƣời và gia súc bắt gặp, xác định toạ độ vị trí khi bắt gặp các tác động, đánh giá mức độ tác động, chụp ảnh.

2.3.2.2. Thu thập số liệu

Khi phát hiện , Vƣợn đen má trắng siki đƣợc quan sát và theo dõi bằng mắt thƣờng, ống nhòm, chụp ảnh hoặc quay phim (nếu có thể ). Dùng GPS để xác định tọa độ điểm gặp Vƣợn, mô tả sinh cảnh khu vực và ghi các thông tin vào Phiếu Điều tra Vƣợn theo tuyến (Phụ lục 1).

2.3.2.3. Xử lý số liệu

Các số liệu quan sát đƣợc thống kê và tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 1. Bảng tổng hợp số liệu quan sát theo tuyến

Tên đàn Ngày Tiểu Khu

Tọa độ Độ cao Thời gian Số lƣợng Ngƣời Q. Sát Ghi chú X Y T.Thành Non

2.3.3. Phương pháp điều tra theo điểm nghe.

2.3.3.1. Thiết kế điều tra

Các loài Vƣợn hầu hết đều nhạy cảm với sự hiện diện của con ngƣời. Vì thế việc ghi nhận hình ảnh của Vƣợn là rất khó khăn. Tuy nhiên, Vƣợn có thể đƣợc phát hiện thông qua tiếng hót to và dài. Vì vậy, phƣơng pháp điều tra Vƣợn dựa trên tiếng hót tại các điểm nghe đƣợc sử dụng để đánh giá quy mô quần thể và mật độ Vƣợn trong đợt khảo sát.

Chúng tôi đã thi ết lập 30 điểm nghe (trong đó có 23 điểm nghe 3 ngày và 7 điểm nghe 2 ngày) trên diện tích 103,998 km2 thuộc 13 tiểu khu của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong (bảng 2 và hình 5).

Bảng 2. Số ngày điều tra tại các điểm nghe Điểm nghe 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Số ngày 3 3 3 2 3 3 3 2 3 3 3 2 3 3 3 Điểm nghe 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Số ngày 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 2 2 2 2

Số lƣợng điểm nghe đƣợc xác định tùy thuộc vào điều kiện địa hình và sinh cảnh của tƣ̀ng tiểu khu.

Đoàn điều tra gồm 7 thành viên đƣợc chia làm 3 nhóm (mỗi nhóm từ 2-3 ngƣời) điều tra đồng thời trên 3 điểm nghe. Để có thể có thể nghe đƣợc nhiều đàn Vƣợn đen má trắng siki hót nhất, các điểm nghe thƣờng đƣ ợc bố trí trên đỉnh hoặc dông núi (nếu đỉnh núi quá cao không thể tiếp cận đƣợc trƣớc 5 giờ sáng).

Vị trí các điểm nghe đƣợc xác định tọa độ (GPS) và thể hiện trên bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong. Khoảng cách nghe đƣợc tiếng Vƣợn hót khoảng 1,5 km phụ thuộc vào địa hình vì thế các đ ịa

Do Vƣợn đen má trắng siki có tập tính thƣờng bắt đầu hót tƣ̀ sáng sớm (khi mặt trời mọc) vì thế thời gian tr ực ở các đi ểm nghe là từ 5 giờ đến 9 giờ sáng. Mỗi điểm nghe đƣợc điều tra ba ngày liên tục.

Hình 4. Hình minh họa xác định các đàn Vƣợn hót trên các điểm nghe

Nguồn: Vu Tien Thinh and B. Rawson, 2011[84]

Trong thời gian tr ực tại điểm nghe , các thành viên không t ạo ra tiếng ồn, không nói chuyện riêng, không hút thuốc lá, tập trung nghe và quan sát Vƣợn đen má trắng siki tƣ̀ các điểm nghe (nếu có thể).

Hình 5. Bản đồ các tuyến điều tra và các điểm nghe

2.3.3.2. Thu thập số liệu

Khi phát hiện tiếng hót của Vƣợn, dùng máy ghi âm ghi l ại tiếng hót , dùng địa bàn để xác định góc phƣơng vị tƣ̀ điểm nghe đ ến đàn Vƣợn hót, xác định th ời gian Vƣợn b ắt đầu, kết thúc đợt hót và ƣớc lƣợng khoảng cách từ điểm nghe đến đàn Vƣợn. Các thông tin về tọa độ điểm nghe, sinh cảnh xung quanh điểm nghe cũng đƣợc ghi vào Phiếu điều tra Vƣợn theo điểm nghe (phụ lục 2).

Sau mỗi ngày điều tra , các thành viên của các điểm nghe thông báo kết quả điều tra trong ngày. Dựa trên bản đồ địa hình, cùng nhau thảo luận để xác định vị trí số đàn Vƣợn dƣ̣a trên góc phƣơng vị và thời gian các đàn Vƣợn bắt đầu , kết thúc hót.

3.3.3.3. Xử lý số liệu

Vị trí của một đàn Vƣợn có thể đƣợc xác định bằng việc sử dụng các góc phƣơng vị và khoảng cách ƣớc lƣợng từ các điểm nghe khác nhau.

đó đƣợc ƣớc tính [24]. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, tại cùng một thời điểm, các đànVƣợn hót đƣợc ghi nhận có khoảng cách dƣới 500m cũng đƣợc chấp nhận.

Trên cơ sở số lƣợng đàn và cá thể Vƣợn đã đƣợc xác định , sử dụng phƣơng pháp của Jiang, X., et al. (2006) [50] để tính xác suất hót trong 1 ngày. Theo Vu Tien Thinh and Dong Thanh Hai (2015) [85] để ƣớc tính kích thƣớc quần thể và mật độ đàn Vƣợn trong toàn khu vực.

Trong các cuộc điều tra Vƣợn rất khó để tránh chồng lấn diện tích của các điểm nghe. Khi các điểm nghe gần nhau đƣợc khảo sát, các khu vực chồng lấn đƣợc khảo sát trong nhiều ngày hơn các khu vực không chồng lấn. Vì thế, việc dự đoán sử dụng một số hiệu chỉnh chung có vẻ không phù hợp. Kết quả ƣớc tính số lƣợng đàn Vƣợn có thể cao hơn thực tế. Và đặc biệt quan trọng nếu khu vực chồng lấn có diện tích lớn hơn các khu vực không chồng lấn. Vì vậy, việc sử dụng một Hệ số hiệu chỉnh có trọng số là một điều cần thiết. Ngoài ra, hệ số hiệu chỉnh có trọng số cũng cho phép sự linh hoạt trong thiết kế điều tra, các nỗ lực khác nhau có thể đƣợc áp dụng cho các điểm nghe khác nhau.

Hệ số hiệu chỉnh có trọng số đƣợc tính nhƣ sau: WC = 1 𝐴 𝑚 ai. Ci 𝑖=1 [85] Trong đó: WC: Hệ số hiệu chỉnh có trọng số ai: Diện tích điều tra trong i ngày

Ci: Hệ số hiệu chỉnh áp dụng cho khu vực điều tra trong i ngày với Ci = 1 – (1 - pi)i

A: Tổng diện tích điều tra

Số ngày khảo sát tối đa một diện tích nghiên cứu đƣợc tính nhƣ sau:

Hình 6. Giải thích về cách xác định “Hệ số hiệu chỉnh có trọng số”

Khu A đƣợc khảo sát trong 1 ngày: Hệ số hiệu chỉnh C1 = 1- (1-p1)1 Khu B đƣợc khảo sát trong 2 ngày: Hệ số hiệu chỉnh C2 = 1- (1- p1)2 Khu C sẽ đƣợc khảo sát trong 3 ngày: Hệ số hiệu chỉnh C3 = 1- (1- p1)3 Các yếu tố điều chỉnh luôn luôn <1.

Số lƣợng các đàn Vƣợn đen má trắng siki trong khu vực khảo sát đƣợc ƣớc tính bằng cách chia số lƣợng các đàn nghe đƣợc cho hệ số hiệu chỉnh có trọng số. Từ đó tổng số các đàn Vƣợn đen má trắng siki ở 13 tiểu khu của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong đƣợc ngoại suy dựa trên mật độ và kích thƣớc môi trƣờng sống.

Các thông tin và số liệu sẽ đƣợc phân tích, và xử lý dựa trên việc ứng dụng các phần mềm thông thƣờng nhƣ Excel, Mapinfo 11.5. Trong đó phần mềm MapInfo đƣợc sử dụng cho việc phân tích, xử lý bản đồ, tính toán diện tích các khu vực nghe chồng lấn…

2.3.4. Phương pháp xác định và đánh giá hiện trạng các đe dọa

Việc đánh giá mức độ các mối đe dọa tới loài và sinh cảnh của Vƣợn đen má trắng siki tại khu vực nghiên cứu, dựa trên cơ sở việc xếp hạng và cho điểm từ 1 – đến 5, sau đó sắp xếp giảm dần theo mức độ ảnh hƣởng của mối đe dọa theo 3 tiêu chí. Diện tích, cƣờng độ và tính nguy hại.

- Diện tích vùng bị ảnh hưởng của mối đe dọa: Là tỉ lệ diện tích bị ảnh hƣởng bởi mối đe dọa tại khu vực nghiên cứu: ảnh hƣởng đến toàn sinh cảnh hay

chỉ ảnh hƣởng giới hạn tới một vùng nhỏ. Cho điểm 5 với những mối đe dọa có vùng ảnh hƣởng rộng nhất, và giảm dần cho tới điểm 1 tƣơng ứng diện tích vùng bị ảnh hƣởng bởi đe dọa là nhỏ nhất.

- Cường độ ảnh hưởng của mối đe dọa: Mức độ phá hủy hay tính chất khốc liệt của mối đe dọa tới sinh cảnh. Cƣờng độ mạnh, yếu của mối đe dọa sẽ tƣơng ứng với sự phá huỷ hoàn toàn sinh cảnh hay chỉ là ảnh hƣởng cục bộ tới một phần nhỏ nào đó. Tƣơng ứng với đó, tiến hành cho điểm từ cao xuống thấp tùy thuộc cƣờng độ tác động.

- Tính nguy hại của mối đe dọa: Đƣợc hiểu là tầm ảnh hƣởng của mối đe dọa

theo thời gian, liệu mối đe dọa này chỉ ảnh hƣởng ở thời điểm hiện tại hay cả trong tƣơng lai. Tƣơng tự nhƣ trên, ta cũng cho điểm từ cao xuống thấp tƣơng ứng với tính cấp thiết của từng mối đe dọa.

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng quần thể Vƣợn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong Nƣớc Trong

3.1.1. Kích thước quần thể của Vượn đen má trắng siki

Từ 30 điểm nghe đƣợc điều tra trong 2-3 ngày, chúng tôi đã ghi nhận đƣợc 251 đợt hót vủa Vƣợn đen má trắng siki. Trên các điểm nghe, số lƣợng các đợt hót ghi nhận đƣợc giao động từ 1 - 19 đợt, trong đó có 9 điểm nghe ghi nhận đƣợc trên 10 đợt hót, 14 điểm nghe nghi nhận đƣợc từ 5 - 9 đợt hót, 7 điểm nghe ghi nhận đƣợc từ 1 - 4 đợt hót (bảng 3 và phụ lục 6).

Bảng 3. Số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki xác định đƣợc tại các điểm nghe

Điểm nghe Số đợt hót Số đàn Vƣợn Điểm nghe Số đợt hót Số đàn Vƣợn 1 19 8 19 18 5 2 6 4 20 13 6 3 13 6 21 6 2 4 6 5 22 7 4 5 8 5 23 8 2 6 8 4 24 8 5 7 13 5 25 6 4 8 6 5 26 3 2 9 5 2 27 3 2 10 12 8 28 2 2 11 11 7 29 1 1 12 4 3 30 13 6 13 9 7 CAMP 01 1 1 14 2 2 CAMP 02 2 1 15 5 3 CAMP 03 2 1 16 1 1 CAMP 04 7 3 17 8 6 LPP 01 1 1 18 13 6 LPP 03 1 1 Tổng 251 136

Trên cơ sở phân tích 251 đợt hót đã xác định đƣợc 147 đợt hót của 82 đàn ghi nhận trên 1 điểm nghe, 68 đợt hót của 18 đàn đƣợc ghi nhận trên 2 điểm nghe, 36 đợt hót của 6 đàn đƣợc ghi nhận trên 3 điểm nghe. Nhƣ vậy, qua kết quả phân tích đã xác định đƣợc 106 đàn Vƣợn đen má trắng siki.

Dựa trên vị trí các đàn Vƣợn đƣợc xác định trên bản đồ, chúng tôi đã xác định đƣợc 103 đàn Vƣợn đen má trắng siki nằm trong diện tích của 13 tiểu khu thuộc KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong.

Ước lượng kích thước quần thể Vượn đen má trắng siki

Tổng diện tích bao phủ của các điểm nghe là 98,65 km2, trong đó 84,87 km2 nằm trong 13 tiểu khu của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong.

Dựa trên các đợt hót của Vƣợn đen má trắng siki ghi nhận đƣợc tại các điểm nghe 3 ngày, chúng tôi đã tính xác su ất hót trong 1 ngày p(1) của Vƣợn đen má trắng siki đƣợc ƣớc tính theo phƣơng pháp của Jiang et al., (2006) [50] và dựa trên bảng tính excel của Vu Tien Thinh and Ben Rowson (2011) [84]: p (1) = 0,40. Xác suất này sau đó đã đƣợc sử dụng để tính toán hệ số hiệu chỉnh có trọng số.

WC = 1

𝐴 𝑚 ai. Ci

𝑖=1 [85]

Trong đó:

WC: Hệ số hiệu chỉnh có trọng số ai: Diện tích điều tra trong i ngày

Ci: Hệ số hiệu chỉnh áp dụng cho khu vực điều tra trong i ngày với Ci = 1 – (1 - pi)i

A: Tổng diện tích điều tra

m: Số ngày khảo sát tối đa một diện tích nghiên cứu

Bảng 4. Bảng tính hệ số hiệu chỉnh có trọng số

Số ngày 1 2 3 6 9 Tổng

ai (ha) 0 0 4339 3022 1126 8487

Ci 0,40 0,640 0,784 0,953 0,990

WC 0,000 0,000 0,400 0,339 0,131 0,870

Xác suất hót của một đàn Vƣợn vào một ngày duy nhất là nhỏ hơn một, trên thực tế số đàn Vƣợn là cao hơn so với số lƣợng các đàn nghe đƣợc trong cuộc khảo sát vì không phải ngày nào Vƣợn cũng hót. Nhƣ vậy, số đàn Vƣợn trong khu vực khảo sát đƣợc ƣớc tính bằng cách chia số lƣợng các đàn nghe đƣợc cho Hệ số hiệu chỉnh có trọng số.

Với tổng diện tích 84.87 km2 thuộc KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong đã đƣợc khảo sát, trọng số hiệu chỉnh là 0,87. Do đó, con số thực tế ƣớc tính các đàn Vƣợn trong khu vực khảo sát thuộc KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là: 103/0,870 = 118,39 ≈ 119 đàn.

Tổng diện tích sinh cảnh phù hợp cho Vƣợn tại 13 tiểu khu là 103,998 km2, các nỗ lực trong đợt điều tra đã khảo sát đƣợc 84,870 km2, còn 19,128 km2 chƣa đƣợc khảo sát. Nhƣ vậy, ƣớc tính tổng số đàn Vƣợn trong 13 tiểu khu điều tra của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là 145,074 ≈ 146 đàn và theo đó m ật độ của Vƣợn đen má trắng siki trong 13 tiểu khu là 1,40 đàn/km2.

Với 103 đàn đƣợc ghi nhận trực tiếp và ƣớc tính có khoảng 146 đàn Vƣợn đen má trắng siki làm cho KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là một trong số ít khu vực có số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki lớn nhất cả nƣớc hiện nay. Đây có thể là khu vực phân bố quan trọng nhất của loài. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc khẳng định vai trò quan trọng của KBTTN đề xuất Khe Nƣớc Trong là khu vực đang bảo tồn nhiều loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm, đặc biệt là Vƣợn đen má trắng siki có ý nghĩa toàn cầu.

Với kích thƣớc quần thể Vƣợn đen má trắng siki đã ghi nhận đƣợc trong nghiên cứu này cho thấy hiện trạng quần thể của loài Vƣợn đen má trắng siki phù hợp với phân hạng bảo tồn mức Nguy cấp (EN A2c,d) trong IUCN và SĐVN. Nhƣ vậy, tình trạng bảo tồn của loài đƣợc giữ nguyên so với phân hạng bảo tồn trong IUCN 2017 (EN A2c,d) và có đôi chút khác biệt so với phân hạng bảo tồn trong SĐVN 2007 (EN A1cd C2a).

3.1.2. Đặc điểm cấu trúc đàn của Vượn đen má trắng siki tại KBTTN đề xuất Khe Nước Trong

Trong quá trình điều tra trên tuy ến chúng tôi đã quan sát đƣ ợc 12 lần của 6 đàn Vƣợn đen má trắng siki . Trên cơ sở số lƣợng cá thể Vƣợn đen má trắng siki trong các đàn quan sát đƣợc, chúng tôi xác định số lƣợng cá thể trung bình cho mỗi đàn Vƣợn. Kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 5.

Bảng 5. Số lƣợng đàn Vƣợn đen má trắng siki đã quan sát ở các tiểu khu Đàn số Tọa độ Độ cao Thời gian Số lƣợng X Y Trƣởng thành Non Tổng số 04 677940 1877880 493 6:00 1Đ 3 04 677940 1877880 493 6:04 1Đ, 1C 1 10 677604 1876806 527 15:40 1Đ, 1C 4 10 677638 1876845 538 5:30 1Đ 10 677385 1876571 578 9:30 1Đ, 1C 1 10 677204 1876158 672 6:21 1Đ, 2C 1 10 677310 1876430 622 11:58 1Đ, 1C 1 40 681901 1876322 243 8:45 1Đ, 1C 1 3 66 667755 1881799 627 7:05 1Đ, 2C 3 66 668361 1881257 536 12:05 1Đ, 2C 89 671405 1876470 813 14:38 1Đ, 1C 1 3 102 673359 1877888 457 10:10 1Đ, 1C 2 Trung bình 3

Bảng 5 cho thấy đàn số 4 có 3 cá thể (1 đực trƣởng thành, 1 cái trƣởng thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng quần thể vượn đen má trắng siki nomascus siki (delacour, 1951) tại khu bảo tồn thiên nhiên đề xuất khe nước trong, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình​ (Trang 31)