Phương pháp xác định hoạt tính đối kháng nguồn bệnh nấm thực vật của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh thực vật của một số chủng vi sinh vật phân lập từ đất trồng tiêu ở quảng trị​ (Trang 40 - 42)

một số chủng tuyển chọn trên cây cà chua [28], [32]

- Gieo hạt cà chua: Khử trùng hạt bằng ethanol 70 % trong 1 phút, rửa qua bằng nước cất khử trùng 1 lần; Tiếp đó cho dung dịch Javen 30 % vào, lắc đều (không cần liên tục) trong vòng 20 phút, chắt hết phần nước Javen, rửa bằng nước cất khử trùng nhiều lần (5 lần). Thấm khô hạt bằng giấy lọc vô trùng, đặt hạt lên đĩa petri có chứa giấy thấm nước vô trùng với độ ẩm khoảng 40% và đưa vào tủ ấm 280C trong 48h.

- Hoạt hóa các chủng vi sinh vật: bốn chủng vi khuẩn (bao gồm Paenibacillus xylanilyticus; Bacillus subtilis; Burkholderia cepacia; Pseudomonas luteola) được hoạt hóa và nuôi cấy trong môi trường MPA, nhiệt độ 30 hoặc 37 0C, tùy chủng; hai chủng xạ khuẩn (Streptomyces diastatochromogenes; Streptomyces antimycoticus) được hoạt hóa và nuôi trong môi trường ISP4, nhiệt độ 28-30 0C; chủng nấm gây bệnh thực vật (Fusarium oxysporum) được hoạt hóa và nuôi trên môi trường Czapect-Dox, nhiệt độ 26-28 0C.

- Xâm nhiễm bệnh: cây cà chua sau 2 ngày tuổi, nhúng rễ vào nguồn nấm gây bệnh (nồng độ 105 bào tử/ml) trong 1 phút. Chuyển vào các bình tam giác có chứa 50ml môi trường MS (đã được bổ sung vi khuẩn và xạ khuẩn đối kháng với nồng độ 105/ml). Nuôi trong buồng sinh trưởng (25 0C, 16h chiếu sáng/ngày), theo dõi sự phát triển của cây trong 2 tuần. Sau 2 tuần, các cây còn xanh được chuyển sang môi trường tái sinh có bổ sung 1 mg/lít zeatin, điều kiện nuôi cấy tương tự, theo dõi sự phát triển sau 1 tháng. Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như Bảng 2.6:

Bảng 2.6: Sơ đồ thí nghiệm Lô thí nghiệm Chủng vi sinh vật CT1 F.oxysporum + B. subtilis CT2 F.oxysporum + P. luteola CT3 F.oxysporum + B. cepacia CT4 F.oxysporum + P. xylanilyticus

CT5 F.oxysporum + B. Subtilis + P. Luteola+ B. Cepacia+ + P. xylanilyticus

CT6 F.oxysporum + S. diastatochromogenes

CT7 F.oxysporum + S. antimycoticus

CT8 F.oxysporum +(S. diastatochromogenes & S. antimycoticus)

CT9 F.oxysporum +(S. diastatochromogenes & B. subtilis)

CT10 F.oxysporum +(B.subtilis & S.diastatochromogenes &S. antimycoticus)

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt tính đối kháng nấm gây bệnh thực vật của một số chủng vi sinh vật phân lập từ đất trồng tiêu ở quảng trị​ (Trang 40 - 42)