Phân tích các nguyên nhân ảnh hƣởng đến doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty tnhh jollibee việt nam năm 2012 2014​ (Trang 32)

2.2.1.2.1 Khối lượng sản xuất và tiêu thụ

Sản xuất và tiêu thụ là hai giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. Sản phẩm tiêu thụ nhanh chóng thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, giá bán đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh chóng. Tiêu thụ nhanh chóng khối lƣợng lớn tạo điều kiện tăng doanh thu.

Thực hiện tính toán số liệu, ta lập bảng hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất của công ty 3 năm 2012, 2013, 2014:

Bảng 4.4: Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất

(ĐVT: 1.000 đ)

Chỉ tiêu 2014 2013 2012

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 211.708.967 170.263.440 120.205.514 Giá trị sản phẩm sản xuất 176.803.939 142.191.648 100.278.525 Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất 1,197 1,197 1,199 ( Nguồn: Bảng tồn kho thành phẩm 2012, 2013, 2014) Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất =

Hệ số tiêu thụ sản phẩm của 3 năm đều lớn hơn 1, đây là biểu hiện rất tốt chứng tỏ nhịp điệu sản xuất của công ty phù hợp với nhịp điệu tiêu thụ. Điều này phản ánh sản xuất, cung cấp thực phẩm ra chƣa đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trƣờng qua mỗi năm. Do đó, công ty cần mở rộng thêm quy mô sản xuất, tăng khối lƣợng sản phẩm thực phẩm

2.2.1.2.2 Giá cả sản phẩm

Công ty cạnh tranh giá cả so với doanh nghiệp khác khá sát sao. Dựa vào một phần công ty đã biết mạnh dạn đầu tƣ riêng vào xƣởng sản xuất Comi ở Long An, nuôi gà công nghiệp, sản xuất hƣơng vị rồi nhập liệu phân phối cho các cửa hàng trong nƣớc, giúp tiết kiệm các chi phí gửi từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, đồng thời đồng nhất hƣơng vị, thực phẩm đƣa đến các cửa hàng để tránh các trƣờng hợp nhân viên nhà bếp nấu không đủ tiêu chuẩn.

Do chiến lƣợc thích hợp về giá nên lƣợng tiêu thụ năm 2014 cao hơn nhiều so với các năm trƣớc, theo đó doanh thu của công ty cũng tăng qua các năm. Giá cả của công ty khá cạnh tranh so với các cửa hàng thức ăn nhanh khác.

2.2.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2012-2014

Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói cách khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trƣớc tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các doanh

nghiệp luôn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Do vậy mà phân tích lợi nhuận đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác.

2.2.2.1 Đánh giá tình hình kế hoạch và lợi nhuận thực tế của công ty

Công ty đã xác định khâu tiêu thụ là then chốt vì để tồn tại và phát triển, công ty phải bán đƣợc sản phẩm: “chỉ bán cái khách hàng cần, không bán cái mà mình sẵn có”. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng mới đƣợc tiêu thụ nhiều, nhanh và sản phẩm ít bị tồn đọng. Xác định đƣợc mục tiêu và phƣơng hƣớng kinh doanh trên, công ty đã không ngừng tìm kiếm những thông tin hữu ích, cơ hội mới, thị trƣờng mới qua đó tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.

2.2.2.1.1Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận

Các năm qua công ty đã phấn đấu đạt lợi nhuận theo kế hoạch đề ra. Cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.5 : Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận năm 2012, 2013, 2014

(ĐVT:1.000 đồng) Chỉ tiêu doanh thu 2012 2013 2014 Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện Kế hoạch Thực hiện % Thực hiện Tổng các khoản doanh thu 123.554.246 120.465.390 97,5 154.542.979 170.769.991 110,5 147.049.046 212.338.823 144,4 Tổng chi Phí 118.597.409 115.632.474 97,5 149.068.338 164.869.582 110,6 141.380.783 205.002.136 145 Lợi nhuận trước thuế 4.977.257 4.832.916 97,1 5.673.471 5.900.409 104,0 6.191.297 7.336.687 118,5

(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012,2013,2014)

Qua bảng số liệu ta thấy:

Năm 2012, tổng các khoản doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế đạt đƣợc có thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhƣng không nhiều, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các chỉ tiêu

đều xấp xỉ 100%. Sở dĩ tổng các khoản doanh thu và lợi nhận trƣớc thuế không đạt kế hoạch đề ra là do công tác điều tra, nghiên cứu thị trƣờng chƣa sâu sát nên kế hoạch tổng các khoản doanh thu lập ra lớn hơn thực tế, mặc dù tổng chi phí có giảm so với kế hoạch do tiết kiệm nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, đã làm cho lợi nhuận trƣớc thuế thực tế cũng giảm so với kế hoạch.

Năm 2013, tổng các khoản doanh thu đạt 110,5% kế hoạch tăng 10,5%, lợi nhuận trƣớc thuế cũng vƣợt mức kế hoạch 104%, nhƣng không nhiều chỉ tăng 4%. Nguyên nhân là do tổng chi phí cũng tăng vƣợt mức kế hoạch 110,6% tăng 10,6%. Trong năm này, công ty đã nhập một số dây chuyền công nghệ thiết bị mới đƣa vào sản xuất đồng thời đẩy mạnh khâu tiêu thụ nhờ vậy khối lƣợng sản xuất và tiêu thụ đều gia tăng, đồng thời những chi phí phát sinh cũng rất cao.

Năm 2014, so với kế hoạch đề ra tổng các khoản doanh thu đạt 144,4%, tổng chi phí tăng lên 145%. Mặc dù tổng chi phí tăng nhƣng tốc độ tăng của tổng các khoản doanh thu cao hơn nên đã làm cho lợi nhuận trƣớc thuế vƣợt kế hoạch là 118,5%. Tổng các khoản doanh thu thực tế vƣợt kế hoạch là do năm này công ty thực hiện chính sách tăng giá bán sản phẩm, đồng thời mở rộng thị trƣờng mới, hỗ trợ các kênh phân phối, bám sát thị trƣờng để giải quyết các khó khăn nếu có. Chỉ tiêu lợi nhuận là kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu và các chi phí sản xuất kinh doanh. Nhìn chung tổng các khoản doanh thu đạt đƣợc kế hoạch đề ra nhƣng tổng chi phí vƣợt so với dự tính, điều này đã làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận trƣớc thuế của công ty.

4.3.1.2 Đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế

Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của công ty qua các năm, phải đặt lợi uận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta lập bảng phân tích lợi nhuận thông qua mối quan hệ doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Bảng 15 sau đây cho chúng ta thấy:

Bảng 4.6 : Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2012, 2013, 2014 (ĐVT: 1.000 Đồng) Chỉ tiêu Năm 2013/2012 2014/2013 2012 2013 2014 Mức % Mức % Tổng các khoản doanh thu 120.465.390 170.769.991 212.338.823 50.304.602 141,76 41.568.831 124,34 Tổng chi Phí 115.632.474 164.869.582 205.002.136 49.237.108 134,58 40.132.554 124,34 Lợi nhuận trước thuế 4.832.916 5.900.409 7.336.687 1.067.493 122,09 1.436.278 124,34

Biểu đồ 4.1 : Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2012, 2013, 2014

Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm đều có lãi, nhƣng không đều cụ thể:

So với năm 2012, tổng các khoản doanh thu của công ty năm 2013 tăng 50.304.601.527 nghìn đồng tỷ lệ tăng 41,76%. Trong khi đó, tổng chi phí tăng với tỷ lệ 34,58% tƣơng ứng tăng 49.237.108.484 nghìn đồng, làm cho lợi nhuận trƣớc thuế tăng 22,09% cụ thể là tăng 1.067.493.043 nghìn đồng.

2012 2013 2014

Tổng các khoản doanh thu 120465.0 170770.0 212339.0

Tổng chi phí 115633.0 164870.0 205002.0

Lợi nhuận trước thuế 4833 5900.0 73367.0

Đơn vị: Triệu Đồng

Năm 2014 so với năm 2013, tổng các khoản doanh thu tiếp tục tăng 24,34% tƣơng ứng tăng 41.568.831.322 đồng, tổng chi phí tăng 24,34% tức tăng 40.132.553.654 đồng, do đó lợi nhuận trƣớc thuế cũng tăng 1.436.277.668 đồng, tỷ lệ tăng là 24,34%. Nhƣ vậy, qua phân tích có thể thấy mức lợi nhuận trƣớc thuế tăng lên là do công ty tăng đƣợc doanh số mặc dù chi phí cũng tăng.

2.2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

2.2.2.2.1 Tác động của doanh thu

Doanh thu là nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận, có tác động cùng chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng hay giảm sẽ làm lợi nhuận tăng giảm theo. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận đạt đƣợc càng nhiều thể hiện qua chỉ tiêu đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn hơn về lợi nhuận.

Để tính số dƣ đảm phí ta phải phân tổng chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Tuy nhiên để xác định chính xác mức độ hoạt động của công ty phải loại doanh thu khác và chi phí khác khỏi tổng các khoản doanh thu và tổng chi phí.

Thực hiện theo công thức ta đƣợc bảng sau:

Bảng 4.7: Bảng tính đòn bẩy hoạt động của công ty năm 2012, 2013, 2014

(ĐVT: 1000 đ)

Năm Chi phí Doanh thu

(DT) Số dƣ đảm phí (SDĐP) Lợi nhuận (LN) Đòn bẩy hoạt động (ĐBHĐ) Bất biển (F) Khả biến (V) Tổng chi phí 2012 95.645.245 12.005.091 117.651.226 120.465.390 108.983.291 3.910.024 87.56% 2013 110.503.443 65.002.184 166.505.264 170.769.991 105.452.522 4.912.587 89.73% 2014 150.873.465 56.984.580 207.035.975 212.338.823 112.325.672 6.108.408 90.01%

(Nguồn: Bảng chi phí và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)

Ghi chú: SDĐP = DT – V

Đòn bẩy hoạt động cao là một biểu hiện tốt, tuy nhiên khi đòn bẩy hoạt cao thì công ty phải chịu rủi ro nhiều hơn vì lợi nhuận sẽ nhạy cảm hơn đối với doanh thu.

Nói cách khác, khi hoạt động kinh doanh có lãi, doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng rất nhanh và ngƣợc lại khi doanh thu giảm, lợi nhuận sẽ giảm nhanh đôi khi làm cho các doanh nghiệp bị lỗ hoặc phá sản.

2.2.2.2.2. Tác động của chi phí

Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến lợi nhuận, nó làm giảm lợi nhuân khi phát sinh tăng và ngƣợc lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận.Tuy nhiên việc giảm chi phí phải hợp lý để tránh nhằm làm giảm chất lƣợng, đảm bảo đƣợc khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Thực hiện phƣơng pháp so sánh qua các năm ta đƣợc bảng:

Bảng 4.8 : So sánh chênh lệch doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2012-2014

(ĐVT: 1.000 đ) NĂM CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2013/2102 2014/2013 MỨC % MỨC %

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.852 5.680 7.063 829 117,08% 1.383 124,34% Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) (19) 220 274 239 -1167,85% 54 124,34% Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 4.833 5.900 7.337 1.067 122,09% 1.436 124,34% Chi phí thuế TNDN hiện hành 923 988 1.228 65 107,04% 240 124,34%

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 3.910 4.913 6.108 1.003 125,64%

1.196

124,34%

Năm 2013 so với năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 41.913.122.841 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 41,80%, chi phí bán hàng tăng lên 1.846.274.603 đồng với tỷ lệ 19,74%, chi phí quản lý tăng 1.864.749.132 đồng tƣơng ứng 34%. Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong năm tăng 3.196.694.144 đồng. Tuy nhiên các hoạt động tài chính này nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chứ không phải là một khoản chi nhằm đem lại một khoản thu nhập riêng cho công ty. Về tỷ trọng chi phí bán hàng tăng lên do công ty tăng cƣờng khuyến mãi, quảng cáo,…nhằm thúc đẩy tiêu thụ cho phù hợp với lƣợng sản xuất trong kỳ.

Năm 2014, giá vốn hàng bán tăng 24,34%, tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán tăng so với năm 2013 vì sản phẩm trong năm 2014 đƣợc tiêu thụ tăng lên so với năm 2013, và trong điều kiện giá nguyên vật liệu đang gia tăng do đó tất cả các sản phẩm thức ăn của công ty đều tăng giá. Chi phí bán hàng tăng 24,34% cho thấy công ty thực hiện chính sách hàng khuyến mãi, trong khi đó chi phí quản lý tăng 24,34% do trong năm nay, chi phí hỗ trợ cho cán bộ của công ty đi công tác nƣớc ngoài nhiều hơn các năm trƣớc.

2.3 Tổng hợp các các nhân tố tác động đến doanh thu và lợi nhuận của công ty 2.3.1 Môi trƣờng bên trong 2.3.1 Môi trƣờng bên trong

2.3.1.1Nguồn nhân lực

* Bộ máy lãnh đạo:

Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của công ty, họ chính là ngƣời cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trƣờng, lựa chọn thực hiện và kiểm tra các chiến lƣợc. Đối với công ty đa phần các cán bộ lãnh đạo của công ty đều có trình độ đại học, đồng thời là những ngƣời có thâm niên trong nghề với môi trƣờng kinh doanh quốc tế nên trong thời gian vừa qua họ đã điều hành công ty phát triển một cách đúng hƣớng và hiệu quả.

* Trình độ tay nghề và tư cách đạo đức của cán bộ công nhân viên:

Đây cũng là một yếu tố có tác động không nhỏ đến công ty. Rõ ràng bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động có hiệu quả thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên phải có trình độ tay nghề cao đồng thời tƣ cách đạo đức của họ cũng phải trong sáng, có nhƣ vậy họ mới thực hiện công việc có hiệu quả và toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp phát triển của công ty.

* Các chính sách của cán bộ có hiệu quả:

Là một yếu tố tuy tác động không lớn nhƣng cũng đáng quan tâm bởi nó là yếu tố tác động đến ngƣời lao động từ đó ảnh hƣởng tới công ty. Các chính sách của cán bộ có hiệu quả sẽ giữ chân đƣợc nhân viên của công ty đồng thời thu hút đƣợc các nhân tài ở bên ngoài vào phục vụ cho công ty. Ngƣợc lại sẽ gây ra sự bất mãn nơi nhân viên đồng thời dễ làm cho họ rời bỏ công ty mà sang các công ty khác, mà điều này thì không tốt cho công ty.

2.3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế

Từ bảng 17, ta có:

- Năm 2014 lợi nhuận sau thuế là: 6.108.408 nghìn đồng. - Năm 2013 lợi nhuận sau thuế là: 4.912.587 nghìn đồng. - Năm 2012 lợi nhuận sau thuế là: 3.910.024 nghìn đồng.

Bảng 4.9 : Các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận sau thuế năm 2013/2012

(Đơn vị: 1.000 đồng)

Chỉ tiêu Các nhân tố làm tăng Các nhân tố làm giảm Tổng hợp

Do tăng Do giảm Do tăng Do giảm

DT thuần 50.304.602 GVHB 41.913.123 DT-HĐTC 408.468 CP-HĐTC 3.196.694 CPBH 1.846.275 CPQLDN 1.864.749 LN khác 238.876 Thuế TNDN 64.931 Tổng cộng 50.543.478 408.468 48.885.772 1.249.238

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014)

Qua bảng 25, ta thấy:

- Tổng số tiền các nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế là: 50.543.478 nghìn đồng. - Tổng số tiền các nhân tố làm giảm lợi nhuận sau thuế là: 49.294.240nghìn đồng.

2.3.1.3 Sản xuất, kỹ thuật và nghiên cứu phát triển

Giá cả cung ứng nguyên vật liệu: Đây cũng là một nhân tố làm ảnh hƣởng không nhỏ đến giá cả sản phẩm của doanh nghiệp, nó làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến giá vốn hàng bán của công ty cũng tăng lên.

Lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn: do sản xuất trên quy mô lớn do đó chi phí sản xuất trên đơn vị sẽ giảm xuống tạo điều kiện cho giá thành của sản phẩm cũng giảm theo.

Hiệu năng kỹ thuật và việc tận dụng công suất: do công ty vừa mới nhập một thiết bị dây chuyền công nghệ mới nên máy móc của công ty đa phần đều tiên tiến và hiện đại cho hiệu năng kỹ thuật cao và có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu kỹ thuật khắt khe của ngành. Do đƣợc bảo trì thƣờng xuyên từ các chuyên gia có kinh nghiệm nên năng suất của máy móc cũng luôn ổn định thƣờng xuyên.

Nghiên cứu và phát triển: bên cạnh việc sản xuất thì công tác đầu tƣ nghiên cứu phát triển cải tiến công nghệ cũng nhƣ tiếp thu các sáng kiến trong sản xuất của nhân viên cũng đƣợc công ty áp dụng, điều này góp phần làm tăng năng suất lao động cũng nhƣ rút ngắn đƣợc thời gian và khối lƣợng hoàn thành công việc, mang lại hiệu quả to lớn về nhiều mặt cho công ty.

2.3.2 Môi trƣờng bên ngoài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích doanh thu và lợi nhuận của công ty tnhh jollibee việt nam năm 2012 2014​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)