Khảo sát 200 khách hàng ở gần khu vực 7 cửa hàng Jollibee (Saigon Star, Pasteur, Cộng Hòa, Phạm Văn Hai, Quang Trung, Xa lộ Hà Nội, Lý Thƣờng Kiệt) thông qua câu hỏi trắc nghiệm
Thực hiện khảo sát thị trƣờng thông qua ý kiến của khách hàng và thu đƣợc kết quả sau:
1. Mức độ thƣờng xuyên sử dụng thức ăn nhanh tại các cửa hàng fastfood: a/ Thƣờng xuyên : 33,46%
b/ Thỉnh thoảng : 31,81% c/ Hầu nhƣ không : 34,73%
2. Mức độ thƣờng xuyên sử dụng thức ăn nhanh tại cửa hàng Jollibee a/ Thƣờng xuyên : 20,54%
b/ Thỉnh thoảng : 37,32% c/ Hầu nhƣ không : 42,14% 3. Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. a/ Tốt : 56,18% b/ Bình thƣờng : 35,78% c/ Không chấp nhận đƣợc : 8,04%
4. So sánh giá cả của Jollibee với những cửa hàng thức ăn nhanh khác.
a/ Đắt : 27,97%
b/ Chấp nhận đƣợc : 33,58%
c/ Rẻ : 38,45%
5. Loại khách hàng thƣờng sử dụng thức ăn nhanh. a/ Công nhân, viên chức : 39,17%
b/ Học sinh, sinh viên : 40,62% c/ Trẻ em : 20.21%
6. Hình ảnh Jollibee trong tâm trí khách hàng. a/ Ngon miệng : 27.04%
b/ Không gian đẹp : 20,51%
c/ Giá rẻ : 42.45%
7. Thông tin đến với khách hàng thông qua. a/ Truyền miệng : 27,37% b/ Poster quảng cáo : 32.82% c/ Internet : 39,81%
8. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp năng động. a/ Đồng ý : 67,18%
b/ Trung lập : 23,93% c/ Không đồng ý : 8,89%
9. Nhiều loại thức ăn đa dạng, phong phú, nhiều sự lựa chọn. a/ Đồng ý : 48,89%.
b/ Trung lập : 29,18% c/ Không đồng ý : 21,93%
10. Chất lƣợng đảm bảo, an toàn, sạch sẽ hợp vệ sinh. a/ Đồng ý : 79,15%
b/ Trung lập : 23,68% c/ Không đồng ý : 7,17%
11. Màu sắc thiết kế không gian bên trong hài hòa, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu. a/ Đồng ý : 70,21%
b/ Trung lập : 20,76% c/ Không đồng ý : 9,03%
Từ bản khảo sát trên, ta có thể thấy đƣợc thực trạng mà các cửa hàng chi nhánh của Jollibee đang gặp phải:
- Tỉ lệ biết đến Jollibee so với những cửa hàng thức ăn nhanh chiếm tỷ lệ 57,86% điều này cho thấy việc phát triển thƣơng hiệu cần đƣợc chú trọng và phát triển hơn. Mặc dù trong công ty đã có đƣa ra những chƣơng trình khuyến mãi nhƣ bình nƣớc cung hoàng đạo, voucher giảm giá, tạp san quà tặng nhƣng vẫn chƣa thật sự tạo ấn tƣợng mạnh đến thị trƣờng tiêu thụ.
- Ngoài ra còn đánh giá về vị trí và quy mô của cửa hàng tại các khu vực hoạt động của Jollibee. Đa phần các cửa hàng của Jollibee chỉ dựa vào những khu thƣơng mại lớn để hoạt động nhƣ Big C, Co-op Mart, Aeon Mall giống với các cửa hàng fastfood mà không có các cửa hàng riêng biệt tại các con đƣờng lớn hay trung tâm thành phố khiến cho hình ảnh không đƣợc nổi trội và đƣợc biết đến nhƣ các cửa hàng khác.
- Đánh giá về mức độ thức ăn đa dạng và phong phú khá thấp.
- Về cách trang trí và bày bố không gian bên trong của cửa hàng cũng không có những điểm nổi bật để cuốn hút khách hàng nhƣ Lotteria có khu vực vui chơi cho trẻ em và sẵn sàng đặt tiệc sinh nhật cho các bé, KFC có những ghế cao ngồi nhìn ra bên ngoài, từ những view đó giúp giữ chân khách hàng cho những lần sau, hay nhƣ Mac Donald với đƣờng truyền thức ăn nhanh chóng .
- Lƣợng phản hồi của khách hàng về sản phẩm là khá tốt với tỷ lệ hài lòng là 56,18% , không có ý kiến và cho là bình thƣờng nhƣ những cửa hàng khác là 35,78% và tỷ lệ không chấp nhận đƣợc thấp chƣa tới 10%.
- Vì công ty Jollibee không đánh mạnh vào khách hàng là trẻ em nhƣ Lotte nên khách hàng trẻ em khá thấp 20,21%. Bù lại công ty tập trung hơn vào giới sinh viên và công chức với mức giá phải chăng nhất. Vì thức ăn nhanh thƣờng đƣợc giới sinh viên và viên chức ƣa chuộng hơn do nhanh và tiện lợi.
- Không gian của công ty còn khá chật hẹp, vì đa phần vị trí đều nằm trong siêu thị nên mặt bằng không rộng rãi để tạo thoải mái cho khách hàng.
- Tiếp theo đó là thức ăn của công ty, có những ý kiến khen chê nhƣ không quá béo hay hƣơng vị không quá đậm đà. Với tỷ lệ 27.04% là khá thấp để tạo ấn tƣợng cho công ty về lâu dài.
- Hầu hết các công ty thức ăn nhanh đều đƣợc đánh giá về phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đó là điểm nhấn thu hút khách hàng đến với những cửa hàng fastfood nhƣ Jollibee nên phong cách phục vụ tại Jollibee đồng ý tốt là khá cao. Tuy nhiên ý kiến trung lập và không đồng ý cũng chiếm trên 30%, điều đó cũng cho thấy có một vài chi nhánh đã không thực hiện đúng theo yêu cầu của công ty.
- Chất lƣợng đảm bảo an toàn vệ sinh là khá cao nhờ dựa vào hình ảnh trang phục, vệ sinh cửa hàng. Tuy nhiên còn có một vài trƣờng hợp trong quá trình nấu nƣớng còn sai sót nhƣ nấu chƣa chín hoặc thức ăn nguội nên dẫn tới một số phàn nàn của khách hàng.
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.1 KIẾN NGHỊ
Để những giải pháp nêu ở chƣơng 5 có hiệu quả trên thực tế, đòi hỏi sự điều hành của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực phấn đấu và đoàn kết nhất trí của tập thể Cán bộ công nhân viên của công ty. Do đó em xin kiến nghị một số vấn đề sau:
3.1.1 Đối với Ban lãnh đạo công ty
Nâng cao lợi nhuận của công ty bằng cách cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết. Đồng thời tìm cách giảm nhẹ giá thành các mặt hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thƣơng trƣờng.
Công ty phải đảm bảo yếu tố chất lƣợng sản phẩm, quan tâm không chỉ chất lƣợng sản phẩm mà cả bao bì, nhãn hiệu.
Đề cao uy tín của công ty với khách hàng lẫn nhà cung ứng, đây là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh trên thị trƣờng.
Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất các chi phí vận chuyển và phƣơng tiện vận chuyển.
Thực hiện chế độ phân phối hoàn thiện lợi nhuận trên cơ sở vừa đảo bảo quy định của Bộ Tài Chính vừa giải quyết đƣợc mối quan hệ giữa ngƣời lao động, công ty và Nhà nƣớc. Tiến hành phân phối thỏa đáng, gắn thu nhập của ngƣời lao động với hiệu quả kinh doanh của công ty.
3.1.2 Đối với Nhà nƣớc
Về phía nhà nƣớc và các cơ quan quản lý cấp trên, cần nghiên cứu và bổ sung, hoàn thiện chế độ phân phối kết quả thu nhập của doanh nghiệp, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích: ngƣời lao động, công ty và Nhà nƣớc.
Nhà nƣớc cần giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu để giảm chi phí đầu vào.
Ban lãnh đạo Thành phố cần quan tâm hỗ trợ, thƣờng xuyên gặp gỡ, tổ chức lấy ý kiến, giải quyết những vƣớng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Thành phố cũng cần tổ chức thƣờng xuyên các khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo và phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.
3.2 Định hƣớng phát triển của công ty trong những năm tới - Xây dựng phƣơng thức kinh doanh linh hoạt. - Xây dựng phƣơng thức kinh doanh linh hoạt.
- Giữ vững các mặt hàng truyền thống và phát triển thị trƣờng các sản phẩm mới của công ty, chú ý phát triển thêm các thị trƣờng tỉnh lẻ.
- Đẩy mạnh liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty.
- Sản lƣợng và doanh số thực hiện năm sau phải cao hơn năm trƣớc, hoàn thành tốt các nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc.
- Sử dụng nguồn vốn một cách tốt nhất, tăng nhanh vòng quay vốn, dự trữ hàng hóa, thành phẩm thích hợp, đồng thời mở rộng thị trƣờng.
- Phát động phong trào thi đua, khen thƣởng để phát huy khả năng sáng tạo, đóng góp của Cán bộ công nhân viên. Đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ của Cán bộ công nhân viên.
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trƣờng, Jollibee đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để duy trì và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhƣng tập thể Cán bộ công nhân viên công ty đã nỗ lực phấn đấu để hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, công ty cũng thực hiện tốt chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc, góp phần đóng góp ngân sách nƣớc nhà, nâng cao đời sống cho Cán bộ công nhân viên.
Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận 3 năm 2012, 2013,2014 đã cho thấy: với những kết quả hoạt động trong các năm qua, xu hƣớng phát triển của công ty ngày càng có cơ sở để tiến nhanh, ổn định theo đà phát triển chung của đất nƣớc và theo yêu cầu đƣa ra của trụ sở chính ở Philippin. Dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận, em xin đƣợc đề ra một số giải pháp chủ yếu làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
3.3.1 Những giải pháp tăng doanh thu
Nhằm tăng doanh thu, trƣớc hết phải đẩy mạnh khối lƣợng và tốc độ tiêu thụ, đồng thời phải xúc tiến các chiến lƣợc kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, theo em công ty cần chú trọng những vấn đề sau:
Đẩy nhanh tiến độ sản xuất (nuôi gia cầm công nghiệp, chế biến hƣơng liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm), tăng sản lƣợng sản phẩm:
- Sản xuất sản phẩm trƣớc tiên phải nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng với mục tiêu đạt đƣợc lợi nhuận tối đa. Qua phân tích tình hình doanh thu lợi nhuận 3 năm 2012, 2013, 2014 sản lƣợng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt khoảng 80% công suất thiết kế của hệ thống dây chuyền công nghệ mới.
- Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thức ăn nhanh nói chung đang trên đà phát triển. Do đó, công ty cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất để tăng sản lƣợng sản phẩm sản xuất ra, từ đó phối hợp với công tác tiếp thị để
tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Điều cơ bản nhất, sản xuất phải đảm bảo đúng kế hoạch, đáp ứng kịp thời đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ.
Đảm bảo chất lƣợng sản phẩm đúng tiêu chuẩn quy định:
- Trong quá trình sản xuất, công ty cần áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, tăng sản lƣợng để có thể đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trƣờng. Bên cạnh chất lƣợng thành phần, công ty cũng nên chú trọng đến bao bì, c ách trang tr í ph ần ăn. Bao bì đẹp, mẫu mã ấn tƣợng. Từ đó, sẽ góp phần vào việc tăng chất lƣợng sản phẩm, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm.
Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm:
- Công tác tiêu thụ sản phẩm đƣợc coi trọng hàng đầu vì chỉ khi tiêu thụ đƣợc sản phẩm mới có doanh thu và lợi nhuận.
- Chức năng của bộ phận Marketing bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chƣơng trình đã đề ra, duy trì các quan hệ và trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Với sự cần thiết hiện nay và đặc biệt là trong hoàn cảnh công ty muốn vƣơn đến mục tiêu mở rộng thêm thị trƣờng, thì việc công ty tuyển chọn một bộ phận Marketing n ăng đ ộng, sáng tạo cụ thể để thu thập thông tin về thị trƣờng chính xác, nhanh chóng, từ đó xúc tiến khâu sản xuất cũng nhƣ đẩy mạnh khối lƣợng và tốc độ tiêu thụ tạo điều kiện tăng doanh thu.
- Nhƣ vậy, mục tiêu của việc đẩy mạnh khâu tiêu thụ là phƣơng thức kinh doanh linh hoạt, mở thêm thị trƣờng nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng sao cho kinh doanh có hiệu quả và ngƣời tiêu dùng hài lòng với sản phẩm.
3.3.2 Những giải pháp tăng lợi nhuận
Ngoài doanh thu, lợi nhuận còn chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhƣ: chi phí, tình hình dự trữ, vốn sử dụng …Do đó để tăng lợi nhuận cần chú trọng đến rất nhiều vấn đề:
- Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm:
Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì doanh thu giảm sẽ làm lợi nhuận giảm và ngƣợc lại. Do vậy, để tăng lợi nhuận phải tăng doanh thu.
- Để tăng doanh thu phải tăng tiêu thụ. Bởi vì qua tiêu thụ công ty thu hồi đƣợc tổng số phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ, đồng thời thực hiện đƣợc lợi nhuận. Tăng tiêu thụ nghĩa là tăng số lƣợng hàng hóa đƣợc bán ra, tránh ứ đọng vốn trong hàng tồn kho. Các giải pháp cụ thể để tăng tiêu thụ là:
+ Tăng tiêu thụ cả về chất lƣợng lẫn khối lƣợng.
+ Cần phục vụ khách hàng theo phƣơng châm “vui lòng khách đến, vừa long khách đi”.
+ Quản lý tồn kho, đảm bảo dự trữ hợp lý.
Tồn kho nguyên phụ liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục. Tồn kho thành phẩm đảm bảo tiêu thụ theo nhu cầu của khách hàng, giúp công ty luôn trong tƣ thế sẵn sàng ph ục vụ khách hàng, tạo hình ảnh tốt cho thực khách.. Tuy nhiên, tồn kho quá nhiều sẽ ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận vì sẽ làm cho số lần quay vòng hàng tồn kho thấp, số hàng hóa này sẽ không sinh lợi cho công ty cho đến khi chúng đƣợc xuất bán mà còn làm phát sinh chi phí lƣu kho cao. Thậm chí nếu tồn kho quá lâu hàng hóa bị hỏng không sử dụng đƣợc công ty còn có thể bị lỗ. Do đó phải có kế hoạch tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm một cách hợp lý, có sự cải tiến trong sản xuất làm cho tỷ lệ hao hụt giảm thấp.
Về nguyên vật liệu: dự trữ trong kho với số lƣợng đủ cho nhu cầu sản xuất sao cho có hiệu quả, không mua quá nhiều Đặc biệt khi nhập nguyên vật liệu vào kho cần kiểm tra, phân tích có đúng chất lƣợng theo yêu cầu của công ty.
Về công cụ, dụng cụ: kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo đếm trong sản xuất, thƣờng xuyên kiểm tra chế độ hoạt động của dây chuyền sản xuất, kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với các tiêu chuẩn. Mua sắm kịp thời, đúng quy cách chất lƣợng thiết bị, phụ tùng và dụng cụ phục vụ cho công tác sửa chữa máy móc đảm bảo sản xuất liên tục đúng tiến độ.
Về thành phẩm: phải đạt hoặc vƣợt tiêu chuẩn chất lƣợng theo quy định, do đó phải bảo quản cẩn thận khi lƣu kho, phải kiểm kê thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện những sản phẩm hƣ hỏng, không đúng khối lƣợng, chất lƣợng, đảm bảo tồn kho đủ dùng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Mặt khác phải đẩy mạnh tiêu thụ, tăng số vòng quay kho.
Về công tác lập kế hoạch hàng tồn kho: kế hoạch tồn kho phải bám sát nhu cầu thực tế, dự toán chính xác nhằm đảm bảo đủ cho sản xuất không bị đình trệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ theo hợp đồng và cả những nhu cầu tiêu thụ bất thƣờng của khách hàng, nhƣng không đƣợc quá lớn vì không có lợi cho công ty.
- Quản lý tốt chi phí:
Tiết kiệm nguyên phụ liệu tiêu hao:
Nguyên phụ liệu đƣợc sử dụng chính là gia v ị và phụ liệu. Nguồn đƣợc