4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
4.1.7. Đặc điểm thích nghi của cây Nhót (Elaeagnus latifolia L.)
* Đặc điểm hình thái của cây Nhót (Elaeagnus latifolia L.)
Cây Nhót là cây bụi trườn có thể dài đến 7m, có khi có gai, lá hình bầu dục, mọc so le, mặt trên màu lục bóng, có lấm chấm những lông nhỏ hình sao trông mắt thường như hạt bụi; mặt dưới trắng bạc, bóng có nhiều lông mịn hình sao, giúp phản xạ lại một phần ánh sáng. Hoa nhỏ xếp 1 - 2 cái ở nách lá, cao 1,5cm, dài hình ống đầy lông hình khiên vàng. Quả hình bầu dục, màu đỏ, bề mặt quả có nhiều lông trắng hình sao, phía trong có một hạch cứng.
* Cấu tạo giải phẫu của cây Nhót (Elaeagnus latifolia L.)
Hình 4.21. Cấu tạo giải phẫu phiến lá qua gân chính của cây Nhót
1. Biểu bì trên; 2. Mô dày; 3. Libe; 4. Gỗ; 5. Mô mềm ruột; 6. Mô mềm; 7. Biểu bì dưới; 8. Lông che chở; 9. Mô giậu; 10. Mô xốp
Hình 4.22. Một phần lát cắt ngang phiến lá cây Nhót
Qua hình 4.21, hình 4.22 cấu tạo giải phẫu phiến lá cây Nhót cho thấy: Bao quanh bề mặt phiến lá là lớp cutin, dưới lớp cutin là lớp tế bào biểu bì gồm các tế bào biểu bì hình chữ nhật tương đối đồng đều xếp xít nhau làm nhiệm vụ bảo vệ. Dưới lớp biểu bì trên là 1 lớp tế bào mô giậu xếp xít nhau, dưới lớp mô giậu là các lớp tế bào mô xốp, giữa các lớp tế bào mô xốp có khoảng gian bào lớn chứa khí. Mặt dưới của lá có các lỗ khí, có các lông che chở đa bào.
Nhận xét: Cây Nhót ưa sáng, cấu tạo giải phẫu phiến lá có điểm thích nghi như: Có các tế bào mô giậu xếp xít nhau thích nghi với tiếp nhận ánh sáng mạnh cho quanh hợp. Do cây Nhót là cây bụi tiếp nhận được ít ánh sáng hơn so với cây gỗ lớn (như Bạch đàn, Keo…) nên cấu tạo giải phẫu phiến lá chỉ có 1 lớp tế bào mô giậu xếp xít nhau làm nhiệm vụ quang hợp. Trên phiến lá có nhiều lông che chở đa bào có tác dụng phản xạ ánh sáng nhằm bảo vệ các tế bào bên trong phiến lá.