Đặc điểm thích nghi của cây Trúc đào (Nerium oleander L.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu thích nghi của một số loài cây với nhân tố ánh sáng (Trang 43 - 46)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.1.10. Đặc điểm thích nghi của cây Trúc đào (Nerium oleander L.)

* Đặc điểm hình thái của cây Trúc đào (Nerium oleander L.)

Hình 4.29. Cây Trúc đào (Nerium oleander L.)

Trúc đào là một cây bụi đứng, có thể cao 4-5 m. Cành mềm dẻo. Lá Trúc đào mọc đối hay mọc vòng từng cụm 3 lá, thuộc loại lá đơn, mép nguyên, cuống ngắn, phiến lá hình mác, dài 7-10 cm, rộng 1-4 cm, dai, cứng, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa màu hồng, mọc thành xim ngù ở hai đầu cành.

* Cấu tạo giải phẫu của cây Trúc đào (Nerium oleander L.)

Hình 4.30. Vi phẫu phiến lá cây Trúc đào

1.Biểu bì trên; 2.Lớp hạ bì trên; 3.Mô giậu; 4.Mô xốp; 5.Gỗ; 6.Lipe; 7.Tinh thể oxalat canxi; 8.Lớp hạ bì dưới; 9.Biểu bì dưới; 10.Phòng ẩn lỗ khí; 11.Lỗ khí; 12.Lông che chở

Hình 4.31. Một phần lát cắt ngang phiến lá cây Trúc đào

1.Biểu bì; 2.Mô giậu; 3.Mô xốp; 4.Tinh thể; 5.Mô cứng; 6.Phòng ẩn lỗ khí; 7.Lỗ khí; 8.Biểu bì dưới; 9.Lông; 10. Lớp hạ bì trên; 11.Lớp hạ bì dưới.

Bảng 4.3. Độ dày (μm) các lớp mô của phiến lá cây Trúc đào

Biểu bì trên 20,1 3,52 Hạ bì trên 35,5 6,22 Mô giậu 210,5 36,92 Mô xốp 272,2 47,74 Hạ bì dưới 20,5 3,59 Biểu bì dưới 11,3 2.01 Tổng 570,1 100

Qua hình 4.30, hình 4.31, bảng 4.3 cho thấy cấu tạo giải phẫu phiến lá cây Trúc đào gồm: Bao bọc phía bên ngoài phiến lá là lớp cutin, dưới lớp cutin là lớp biểu bì gồm các tế bào biểu bì có kích thước tương đối đồng đều xếp xít nhau làm nhiệm vụ bảo vệ. Ngay dưới lớp tế bào biểu bì là 3 lớp tế bào hạ bì che chở cho lục lạp và các tế bào bên trong khỏi bị ánh sáng quá mạnh chiếu trực tiếp vào. Dưới lớp hạ bì là 4-6 lớp tế bào mô giậu xếp xít nhau làm nhiệm vụ quang hợp. Dưới lớp tế bào mô giậu là các lớp tế bào mô xốp, dưới lớp tế bào mô xốp là lớp hạ bì và ngoài cùng là lớp biểu bì dưới có lớp cutin phủ ngoài. Giữa phiến lá và bao quanh bó mạch có các tế bào mô cứng giữ vai trò làm cho gân lá thêm cứng cáp, lác đác trong thịt lá có các tinh thể canxioxalat hình cầu gai cũng góp phần tạo nên độ cứng cho lá. Mặt dưới của lá có các phòng ẩn lỗ khí ăn sâu vào thịt lá, có tác dụng làm giảm sự thoát hơi nước. Mặt dưới của lá còn có các lông che chở.

Nhận xét:

Hình thái ngoài: Để tiếp thu được nhiều ánh sáng thì lá cây mọc đối trên một mấu cành, lá trên và lá dưới mọc so le nhau để đảm bảo cho các lá trên và dưới nhận được nhiều ánh sáng nhất. Mặt trên xanh sẫm hơn mặt dưới của lá chứng tỏ mặt trên chứa nhiều lục lạp.

Về cấu tạo giải phẫu phiến lá: Có lớp hạ bì dưới lớp biểu bì. Độ dày của lớp biểu bì trên (20,1 μm) dày hơn lớp biểu bì dưới (11,3 μm), độ dày của lớp hạ

bì trên (35,5 μm) dày hơn lớp hạ bì dưới (20,5 μm) có vai trò bảo vệ lục lạp và các tế bào bên trong khỏi bị ánh sáng quá mạnh chiếu trực tiếp vào. Mặt trên chứa 4-6 lớp tế bào mô giậu dài xếp xít nhau làm nhiệm vụ quang hợp cho cây. Mặt dưới có phòng ẩn lỗ khí có tác dụng giữ ẩm cho lá tránh bị thiêu đốt trong điều kiện ánh sáng nhiệt độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu thích nghi của một số loài cây với nhân tố ánh sáng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)