4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
4.3. Nhận xét chung về đặc điểm thích nghi của các loài nghiên cứu
Qua nghiên cứu cấu tạo giải phẫu lá, thân 10 cây ưa sáng (Bạch đàn, Phi lao, Sau sau, Keo lá tràm, Cỏ sữa, Đậu phộng, Nhót, Bằng lăng, Liễu, Trúc đào) và 10 cây ưa bóng (Lá dong, Vạn niên thanh, Hoàng thảo, Lưỡi hổ, Gừng, Lan ý, Lá lốt, Kim phát tài, Diếp cá, Phát tài) chúng tôi rút ra được một số nhận xét chung sau:
Đặc điểm hình thái ngoài
* Cây ưa sáng: Cây gỗ thường có tán thưa (Bạch đàn, Bằng lăng) hoặc cây thảo, thường mọc đơn độc ở nơi có nhiều ánh sáng, lá thường mọc hơi nghiêng để tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Đa phần lá có màu xanh nhạt, có lớp cutin, sáp dày, có lông che chở để bảo vệ (Nhót, Sau sau). Ở cây Phi lao, lá tiêu giảm thành vảy nhỏ, cành làm nhiệm vụ quang hợp có màu xanh lục giống màu xanh của lá. * Cây ưa bóng: Hầu hết là cây thảo nhỏ hoặc cây bụi thấp. Lá thường lớn, mỏng, đôi khi dày cứng làm nhiệm vụ dự trữ nước (Kim phát tài, Lưỡi hổ), lá cây có màu xanh đậm, khi để lâu ngoài ánh sáng lá bị nhạt màu, hiệu suất quang hợp giảm. Phiến lá to, xếp nằm ngang
Cấu tạo giải phẫu
* Cây ưa sáng: Có lớp cutin dày, phủ sáp (Bạch đàn, Bằng lăng..), lớp biểu bì gồm các tế bào hình chữ nhật, hẹp xếp xít nhau, vách tế bào dày (Bạch đàn, Sau sau, Keo lá tràm, Bằng lăng, Liễu, Nhót). Mô giậu phát triển kích thước dài. Mô giậu phân bố ở cả 2 mặt của lá (Bạch dàn, Keo lá tràm, Liễu) do 2 mặt của lá đều tiếp xúc với ánh sáng mạnh nên 2 mặt của lá đều tham gia tiếp nhận ánh sáng mạnh, mặt nào tiếp xúc với nhiều ánh sáng hơn thì độ dày lớp mô giậu lớn hơn. Mô giậu phân bố ở mặt trên của phiến lá, mô xốp phân bố ở mặt dưới, mặt dưới có các tế bào lỗ khí (như cây Sau sau, Cỏ sữa, Đậu phộng, Nhót, Bằng lăng, Trúc đào). Cây mọc càng cao, tiếp nhận càng nhiều ánh sáng, không bị che khuất
thì lớp mô giậu càng dày (như số lớp mô giậu ở cây Bạch đàn > cây Bằng lăng > cây Nhót). Hệ mạch phát triển, lớn, có vòng cương mô bao quanh vững chắc giúp cây vươn lên cao, lá cứng cáp thường gặp ở các cây thân gỗ (Bạch đàn, Sau sau, Bằng lăng, Keo lá tràm, Nhót..). Đối với cây có lá tiêu giảm, thân làm nhiệm vụ quang hợp, thì thân cũng mang đặc điểm của lá như có lỗ khí bên ngoài, có tế bào mô giậu chứa lục lạp (cây Phi lao).
* Cây ưa bóng: Lục mô thường không phân hóa thành mô giậu và mô xốp mà gồm các tế bào đa giác hơi tròn chứa các hạt diệp lục kích thước lớn làm nhiệm vụ quang hợp (như cây Lá dong, Vạn niên thanh, Kim phát tài, Lan ý, Phong lan, Gừng, Lá lốt, Diếp cá…). Lục mô phân bố ở giữa nằm dưới lớp mô mềm bảo vệ (như cây Gừng, Lá lốt, Diếp cá, Lá dong). Ở các cây họ Ráy (như cây Kim phát tài, Vạn niên thanh, Lan ý) có lục mô nằm ngay sau lớp biểu bì, lớp biểu bì trên gồm các tế bào đa giác hơi tròn, vách mỏng, kích thước lớn hơn lớp biểu bì dưới, chứa nhiều mô mềm. Ở họ Bồng bồng (cây Lưỡi hổ, Phát tài) biểu bì hình chữ nhật dài xếp dọc, xít nhau, lớp biểu bì dày, lớp biểu bì trên phân hóa mang các hạt diệp lục lớn tương tự như các tế bào mô giậu tham gia vào quang hợp, chứa nhiều mô mềm. Hệ mạch nhỏ, nằm rải rác trong thịt lá, kém phát triển, cương mô ít hơn ở cây ưa sáng, chứa nhiều mô mềm nên cây thường mềm, dẻo, gân lá mềm (như Lá lốt, Diếp cá, Kim phát tài, Lan ý..)
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. Đã mô tả được một số đặc điểm hình thái ngoài của 20 cây ưa sáng và cây ưa bóng thu thập tại thành phố Thái nguyên cho thấy:
Cây ưa sáng: Cây mọc đơn độc, có thể thân gỗ cao như Bạch đàn, Phi lao, Sau sau, Keo lá tràm, Nhót, Bằng lăng, Liễu, hay thân thảo như Cỏ sữa, Đậu phộng. Lá xếp nghiêng, thường có màu xanh nhạt
Cây ưa bóng: Cây mọc dưới tán cây khác, thân cây thấp, đa phần là thân bụi, thân cỏ. Lá màu xanh thẫm, nằm ngang.
2. Đã phân tích được cấu tạo giải phẫu lá của các cây ưa sáng và cây ưa bóng. Đặc điểm của cây ưa sáng và cây ưa bóng mang các đặc điểm tương đối đối lập thể hiện sự có mặt của lớp lông, sự phân bố lỗ khí, độ dày và sự phân hóa lớp mô giậu và mô xốp trong phần thịt lá cụ thể như sau:
Ở cây ưa sáng: Xuất hiện các tế bào mô giậu dài xếp xít nhau chuyên hóa cho hoạt động quang hợp ở nơi có nhiều ánh sáng. Cây càng trên cao tiếp nhận được nhiều ánh sáng không bị che khuất thì số lượng lớp tế bào mô giậu càng nhiều và lớp tế bào mô xốp ít đi( Ví dụ: cây Bạch đàn, cây Keo lá tràm,…là các cây gỗ lớn có nhiều lớp mô giậu hơn cây Nhót, Cỏ sữa..có chiều cao thấp hơn). Đối với các cây mọc theo hướng thẳng lên hay rũ xuống, cả 2 mặt đều tiếp xúc với ánh sáng thì ta thấy cả 2 mặt của phiến lá đều phân bố các tế bào mô giậu xếp xít nhau để tham gia vào quá trình quang hợp (cây Liễu, cây Bạch đàn, Keo lá trám). Còn đối với cây ưa sáng lá mọc phân biệt rõ mặt trên mặt dưới, mặt trên tiếp xúc với ánh sáng trực xạ thì lục mô phân rõ các lớp mô giậu ở mặt trên , các lớp mô xốp phân bố ngay sau lớp mô giậu và ở mặt dưới của lá, mặt dưới của các lá này có các tế bào lỗ khí (ví dụ: Nhót, Cỏ sữa, Bằng lăng, Trúc đào..). Đa phần cây ưa sáng có lớp cutin dày, lớp biểu bì là các tế bào hình chữ nhật hẹp, vách dày bảo vệ (ví dụ Bạch đàn, Keo, Liễu, Nhót….). Đối với cây có lá tiêu giảm thân làm nhiệm vụ quang hợp thì cấu tạo của thân cũng mang đầy đủ các
đặc điểm của lá để đảm nhiệm chức năng quang hợp như có lớp tế bào biểu bì, có các tế bào lỗ khí trên lớp biểu bì, có các tế bào mô giậu tiếp thu ánh sáng, sản phẩm đưa vào bó mạch của thân (ví dụ: Cây Phi lao). Đối với cây lá thật tiêu giảm, lá giả phát triển ra từ cuống lá thì cấu tạo giải phẫu vẫn mang đầy đủ đặc điểm của lá để đảm nhiệm quang hợp như có tầng cutin, biểu bì, mô giậu, mô xốp,mô cứng, mạch dẫn, lỗ khí, chỉ có dấu tích còn lại của phần cuống như có 2 bó mạch đối xứng phát triển từ 2 bó mạch đối xứng của thân.
Ở cây ưa bóng: Đa số các cây lục mô không phân rõ thành mô giậu và mô xốp mà lục mô là các tê bào hình đa giác hơi tròn chứa các hạt diệp lục kích thước lớn, loại mô này chỉ thích hợp cho lá quang hợp với điều kiện ánh sáng yếu, tán xạ. Các tế bào lục mô nằm giữa ngay dưới các tế bào mô mềm chứa nhiều nước ở các cây Lá dong, Gừng, Lá lốt, Diếp cá. Ở các cây họ Ráy như cây Ráy, Vạn niên thanh, Lan ý ưa bóng thì lục mô nằm ngay sau lớp tế bào biểu bì và lớp tế bào biểu bì trên có hình đa giác hơi tròn vách mỏng, có kích thước lớn hơn lớp biểu bì dưới. Ở họ Bồng bồng như cây Lưỡi hổ, Phát tài thì lớp biểu bì có dạng hình chữ nhật xếp thẳng đứng, biểu bì trên có chứa các hạt diệp lục to (nhìn tương tự như các tế bào mô giậu) cũng tham gia vào quang hợp, lỗ khí tập trung ở 2 mặt của lá. Nhìn chung độ dày của phiến lá của các loài cây ưa bóng dày hơn các loài ưa sáng do trong phiến lá cây ưa bóng chứa nhiều mô mềm chứa nước.
2. Kiến nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm cấu tạo của các cơ quan khác của 20 loài nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn cấu tạo thích nghi của cây với môi trường sống.
- Tìm hiểu thêm đặc điểm cấu tạo thích nghi của một số loài thực vật ở một số họ khác nhằm rút ra các kết luận chính xác hơn về các đặc điểm thích nghi đặc trưng của cây ưa sáng và cây ưa bóng làm cơ sở khoa học trong công tác gieo trồng, chăm sóc các cây hoa, cây cảnh có điều kiện sống tương tự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Bá (1974 -1975), Hình thái vật học tập 1,2, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Bá (2005), Hình thái học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội 3. Etherine Esau (1971), Giải phẫu thực vật, Nxb khoa học kỹ thuật .
4. Lê Thị Minh Hằng (2013), Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi của loài Cóc vàng (Lumnitzerz racemosa Wild.) ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
5. Đỗ Thị Lan Hương (2012), Nghiên cứu hình thái - Giải phẫu thích nghi dây leo thảo ở một số khu vực miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
6. Thiều Lê Phong Lan (2006), Nghiên cứu thảm thực vật khô hạn ven biển huyện Ninh Hải - tỉnh Ninh Thuận, Luận văn thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Nguyễn Khoa Lân (1997), Giải phẫu hình thái thích nghi thực vật, NXB Giáo dục, Thừa Thiên Huế.
8. Nguyễn Thị Bé Nhanh (2007), Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của một số loài thực vật điển hình ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp,
Luận văn thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Huế, Thừa Thiên Huế.
9. Ngô Thanh Phong (2013), Sự biến đổi thích nghi của lá ở thực vật hạt kín vùng Hòn Chông- Hà Tiên, Báo cáo chuyên đề, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
10. Đặng Ngọc Phúc Quỳnh (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Tầm gửi năm nhị (Dendrophthoe pentandra (L.) Miq.) thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae) ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
11. Hoàng Thị Sản (1980), Hình thái giải phẫu thực vật, Nxb Giáo dục
12. Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh, (1990), Hình thái và giải phẫu thực vật, NXB Giáo dục
13. Nguyễn Thị Thơ, Vũ Quang Nam (2013), Đặc điểm giải phẫu và sinh lý loài Trẩu (Vernicia montana Lour.) tại khu vực núi Luốt, Đại học Lâm nghiệp, Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, tr 1247 – 1251.
Tiếng Nước Ngoài
14. A. Fahn (1982), Plant anatomy, Third Edition, pp. 22-24.
15. Alfred M. Wiedemann (1984), The ecology of pacific northwest coastal sand dunes: a community profile, U.S. Fish Wild7.
16. Ciccarelli Daniela, Laura Maria Costantina Forino, Mirko Balestri and Anna Maria Pagni (2009), “Leaf anatomical adaptations of Calystegia soldanella, Eupftorbia paraliasand Otantftus maritimusto the ecological conditions of coastal sand dune systems”, Caryologia, 62(2), pp. 142-151. 17. E.A Ogie-Odia, A.I Mokwenye, O. Kekerevà O. Timothy (2010),
“Comparative vegetative and foliar epidermal features of three Paspalum L. species in Edostate, Nigeria”, Ozean Journal of Applied Sciences, 3(1), pp. 29-38.
18. Esau Katherine (1965), Plant anatomy, second Edition. McGraw-Hill, New York.
19. Farooq Ahmad, Mir Ajab Khan, Mushtaq Ahmad, MansoorHameed, RasoolBakhshTareen, Muhammad Zafar and AsmaJabeen (2011), “Taxonomic application of foliar anatomy in grasses of tribe Eragrostideae (Poaceae) from Salt Range of Pakistan”, Pakistan Journal of Botany, 45, pp 2277-2284.
20. Fernanda Reinert, Marcos V. Leal-Costa, Nícia E. Junqueira, Eliana S. Tavares (2013), “Are sun- and shade-type anatomy required for the acclimation of Neoregelia cruenta?”, Anais da Academia Brasileira de Ciências, 85(2), pp. 561-573.
21. J. D. Sayre (1920), “The Relation of Hairy Leaf Coverings to the Resistance of Leaves to Transpiration”, The Ohio Journal of Science, 20(3), pp. 55-86.
22. Mansoor Hameed, Muhammad Ashraf, NargisNaz and F. Al- QurainyUmtas (2010), “Anatomical adaptations of Cynodon dactylon (L.) Pers., from the salt range Pakistan, to salinity stress. I. root and stem anatomy”, Pakistan Journal of Botany, 42(1), pp. 279-289.
23. Mansoor Hameed, Muhammad Ashraf, NargisNaz, Tahira Nawaz, Riffat Batool, M. Sajid Aqeel Ahmad, Farooq Ahmad and Mumtaz Hussain (2013), “Anatomical adaptations of Cynodon dactylon (L.) Pers. from the salt range (Pakistan) to salinity stress. II. leaf anatomy”, Pakistan Journal of Botany, 45(SI), pp. 133-142.
24. Marcia do Rocio Duarte, Maria do CarmoDebur (2004), “Characters of the leaf and stem morpho-anatomy of Alternanthera brasiliana(L.) O. Kuntze, Amaranthaceae”, Brazillian Jouranl of Pharmaceutical Sciences, 40(1), pp. 85-92.
25. Oladele, F.A. and Iyabode O. Daodu (1988), “Stem anatomical indices for suitability of Gomphrena celosioides Mart. as a potential revegetation plant”, Nigerian Journal of Botany, Vol. 1, pp. 1-4.
26. Sherwin Carlquist (1977), “Ecological factors in wood evolution: A floristic approach”, American Journal of Botany, 64(7), pp.887-896. 27. Suzane M. Fank-de-Carvalho, Sônia N. Báo and Maria Salete
Savannah Diversity”, Biodiversity Enrichment in a Diverse World, pp. 235-262.
Trang Web
28. Cổng Thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên: http://thainguyen.gov.vn 29. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thái_Nguyên