Phân tích các tỷ số tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh cảng quốc tế tân cảng cái mép tcip​ (Trang 42 - 49)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính

Số vòng quay hàng tồn kho

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) Giá vốn hàng bán 4.209.185.041 6.726.911.893 6.462.317.911 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93 Hàng tồn kho bình quân 3.350.730.375 3.902.768.378 4.833.254.387 +552.038.003 +16,48 +930.486.009 +23,84 Số vòng quay hàng tồn kho 1,26 1,72 1,34 +0,47 +37,21 -0,39 -22,43 (Nguồn: Phòng kế toán)

Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp và chưa được hai vòng trong kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm khoảng hơn 8 tháng một vòng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Kỳ thu tiền bình quân

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu thuần 4.956.428.512 7.494.874.495 7.302.969.940 2.538.445.983 +51,22 - 191.904.555 -2,56 Số dư BQ các khoản phải thu 1.226.976.970,5 2.089.173.491 2.010.614.384 862.196.521 +70,27 -78.559.107 -3,76 Doanh thu BQ một ngày 13.767.856,98 20.819.095,82 202.86.027,61 7.051.239 +51,22 -533.068 -2,56 KTTBQ 89 100 99 +11 +12,60 -1 -1,23 Vòng quay các khoản phải thu BQ 4,04 3,59 3,63 -0,45 -11,19 +0,044 +1,25 (Nguồn: Phòng kế toán)

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một ngàn đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng nhẹ ở năm 2015, 2016 so với năm 2014.

Trong năm 2014 Công ty phải mất gần 03 tháng (89 ngày) và tiếp tục tăng lên gần 3,5 tháng (100 ngày) ở năm 2014 mới thu được vốn kinh doanh, năm 2016 thì chỉ tiêu này không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân đã tăng lên vào năm 2015 so với năm 2014, doanh thu bình quân một ngày tăng nên dẫn đến hệ số này tăng trong năm 2015, đến năm 2016 thì doanh thu bình quân một ngày giảm nhưng không đáng kể nên kỳ thu tiền bình quân năm 2016 giảm nhẹ hơn so với năm 2015.

Qua đó, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, tình hình thu nợ của Công ty trong năm 2014 là tốt hơn và tình hình này đang diễn biến theo chiều không có lợi cho Công ty (số ngày càng cao càng gây bất lợi cho Công ty). Ngoại trừ việc có ý định mềm dẻo trong vấn đề kinh doanh để mở rộng thêm thị trường, Công ty cần xem xét chính sách kinh doanh, bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ và cần có chiến lược mới để thu hồi vốn nhằm tránh phải đối mặt với nhiều khoản nợ khó đòi.

2.2.3.1. Phân tích khả năng thanh toán

Phân tích các khoản phải thu

Bảng 2.7: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) 1) Tổng các khoản phải thu 1.735.622.426 2.442.724.556 1.578.504.211 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38 2) Tổng tài sản ngắn hạn 6.815.987.543 7.106.867.789 7.957.130.367 +290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96 3) Tổng các khoản phải trả 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 Tỷ lệ (1)/(2) 0,25 0,34 0,20 +0,09 +34,98 -0,15 -42,28 Tỷ lệ (1)/(3) 0,65 0,85 0,44 +0,20 +31,25 -0,41 -48,56 (Nguồn: Phòng kế toán)

Khoản phải thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 707.102.130 ngàn đồng tương ứng tăng 40,74%, khoản phải thu trong năm 2015 so với tài sản ngắn hạn tăng 35%, so với khoản phải trả tăng 31,25%. Điều này cho ta thấy trong năm 2015 công ty đã

mở rộng thêm thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng, nhưng công ty cũng phải cố gắng trong việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. Năm 2016 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và trên khoản phải trả đều giảm so với năm 2015. Do trong năm 2016 công tác bán hàng của công ty không đạt hiệu quả và công tác thu hồi nợ tốt hơn.

Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04 vòng ở năm 2014 xuống 3,59 vòng ở năm 2015, qua năm 2016 là 3,63 vòng, hơi tăng so với năm 2015, nhưng vẫn giảm so với năm 2014.

 Điều này chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ trong năm 2015 tốt hơn hai năm còn lại. Nhìn chung, số vòng quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty đang mềm dẻo trong kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị trường. T uy nhiên, nhà quản trị của Công ty cũng cần lưu ý và kiểm soát số vòng quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi mà vẫn mở rộng được thị trường. Nếu như công ty không có ý định mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty kể cả chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên.

Phân tích các khoản phải trả

Bảng 2.8: Bảng phân tích các khoản phải trả

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015

(+/-) (%) (+/-) (%) I. Nợ ngắn hạn 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 1. Vay ngắn hạn 1.540.000.000 2.322.993.124 3.052.910.268 +782.993.124 +50,84 +729.917.144 +31,42 2. Phải trả cho người bán 1.079.296.076 505.094.644 466.112.961 -574.201.432 -53,20 -38.981.683 -7,72 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 51.535.827 35.859.091 78.684.160 -15.676.736 -30,42 +42.825.069 +119,43 II. Nợ khác - - - - - - - (Nguồn: Phòng kế toán)

Qua phân tích các khoản theo bảng trên ta thấy năm 2015 khoản phải trả tăng 193.114.956 ngàn đồng , tức tăng 7,23% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn 782.993.124 ngàn đồng, tăng tương ứng 50,84%. Năm 2016 khoản phải trả tăng 733.760.530 ngàn đồng, tương ứng tăng 25,62% so với năm

2015, nguyên nhân là do trong năm 2016 công ty đã tăng khoản vay ngắn hạn 729.917.144 ngàn đồng, khoản thuế và khoản nộp nhà nước cũng tăng 42.825.069 ngàn đồng. Như vậy, qua phân tích ta thấy các khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động công ty ngày càng mở rộng.

Phân tích các hệ số khả năng thanh toán

Bảng 2.9:Bảng phân tích khả năng thanh toán

Năm Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát HTTTQ ( lần) 2,6 2,52 2,23 -0.08 -3.18 -0.29 -11.51

(Nguồn: Phòng kế toán)

Ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty là cao, điều này cho thấy công ty có tìm lực tài chính vững mạnh để thanh toán các khoản nợ của mình. Mặc dù vậy, nhà quản trị của công ty đã tăng dần khoản tổng nợ phải trả lên nhằm mục đích tăng khả năng chiếm dụng vốn từ bên ngoài để thu lợi ích. Việc làm như thế là tốt và trong điều kiện hiện nay, công ty cần nên tiếp tục tăng nợ phải trả lên đến mức hợp lý và cân đối để thu nhiều lợi ích hơn từ ngàn đồng vốn vay.

Hệ số này giảm vào thời điểm cuối năm 2015 so với thời điểm cuối năm 2014, và giảm vào thời điểm cuối năm 2016 so với thời điểm cuối năm 2015 điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty đã giảm. Mặc dù vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là vẫn ở mức cao, điều này là tốt đối với Công ty trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn, nhưng nó cũng không tốt vì có nghĩa rằng Công ty đã đầu tư quá nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không đạt hiệu quả do có nhiều hàng tồn kho, có quá nhiều nợ phải đòi, v.v… Do đó, có thể góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.2.3.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động

Vòng quay vốn lưu động

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu thuần (đ) 4.956.428.512 7.494.874.495 7.302.969.940 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 Tài sản lưu động BQ (đ) 4.108.474.650 4.194.038.285 4.301.171.954 +85.563.635 +2,08 +107.133.669 +2,55

Số vòng quay vốn lưu động ( vòng) 1,21 1,79 1,70 +0,58 +48,13 -0,09 -4,99 Số ngày một vòng quay ( ngày) 298 201 212 -96,96 -32,49 +10,57 +5,25 (Nguồn: Phòng kế toán)

Năm 2015 số vòng quay vốn lưu động tăng so với năm 2014 là 0,58 vòng tương ứng với tăng 48,13%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 51,22%, còn tài sản lưu động BQ tăng với tỷ lệ thấp là 2,08%. Và điều này dẫn đến số ngày một vòng quay giảm xuống từ 298 ngày còn 201 ngày. Trong năm 2016 thì số vòng quay vốn lưu động giảm còn 0,09 vòng và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên tới 212 ngày. Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp, trung bình chưa được hai vòng trong một năm và do đó hiệu quả ngàn đồng vốn đem lại là chưa cao. Mặc dù vậy, số vòng quay đã tăng lên trong năm 2015 và năm 2016 so với năm 2014, đây là dấu hiệu tốt trong việc khai thác vốn lưu động của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này.

2.2.3.3. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) Nợ phải trả 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 Vốn chủ sở hữu 4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,00 +73.019.937 +1,68 Tổng tài sản 6.941.619.636 7.220.190.396 8.026.970.863 +278.570.760 +4,01 +806.780.467 +11,17 HN ( lần) 0,38 0,40 0,45 +0,01 3,09 +0,05 +12,99 HVCSH ( lần) 0,62 0,60 0,55 -0,01 -1,93 -0,05 -8,54 (Nguồn: Phòng kế toán)

Từ bảng số liệu cho thấy năm 2014, tỷ số nợ/VCSH là 0,38/0,62. Năm 2015 là 0,4/0,6. Nguyên nhân là do trong năm 2015 nợ phải trả của công ty tăng 7,23% trong khi vốn chủ sở hữu tăng nhưng tỷ lệ tăng không bằng sự tăng của nợ phải trả chỉ tăng 2%. Năm 2016 tỷ số này là 0.45/0.55. Nguyên nhân là do trong năm 2016 vốn chủ sở hữu có tăng nhưng 1,68%, nợ phải trả tăng 25,62%, tổng tài sản tăng 11,17%, điều này làm cho hệ sộ nợ tăng nên dẫn đến hệ số vốn chủ sở hữu giảm đi.

Qua đó ta thấy rằng, công ty có tính độc lập rất cao đối với các chủ nợ bên ngoài và ngàn đồng thời công ty rất có khả năng đối với các khoản nợ của mình, điều này giúp các chủ nợ bên ngoài rất yên tâm do các khoản nợ của họ được thanh toán một cách đúng hạn. Tuy nhiên, phân tích trên cũng cho ta thấy rằng hiện tại hệ số nợ của công ty tăng dần lên trong khi hệ số vốn chủ sở hữu giảm dần xuống. Để đảm bảo kết cấu nguồn vốn tốt, nhà quản trị công ty cần nên xem xét và có biện pháp hợp lý và kịp thời nhằm cân đối kết cấu nguồn vốn của công ty để đủ trả nợ và khai thác một cách hiệu quả ngàn đồng vốn vay bên ngoài.

2.2.3.4 Phân tích khả năng sinh lợi

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu phản ánh cứ một ngàn đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận sau thuế). Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

DLDT = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu thuần

Với cách tính như trên, ta thấy rằng cứ một ngàn đồng doanh thu thuần ở năm 2014, năm 2015 và năm 2016 thì có lần lượt là 1,16% và 1,16% và 1,025% lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)

Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một ngàn đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

ROA

=

Lợi nhuận sau thuế

* 100 % Giá trị tài sản BQ

Bảng 2.12 Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015

(+/-) (%) (+/-) (%)

Lợi nhuận sau

thuế (đ) 57.373.723 86.775.804 73.212.988 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63

Tổng tài sản BQ

(đ) 5.734.533.945,5 7.080.905.016 7.623.580.630 +1.346.371.070,5 +23,48 +542.675.614 +7,66

ROA (%) 1,00 1,23 0,96 +0,22 +22,49 -0,27 -21,64

Hệ số này đánh giá khả năng sinh lợi của một ngàn đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Trong năm 2014, trong một ngàn đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang về 1,00% lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 thì trong một ngàn đồng tài sản mang về 1,23% ngàn đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 tổng tài sản của công ty có tăng nhưng lợi nhuận sau thuế mà công ty có được giảm 15,63%. Năm 2016 ROA bằng 0,96%.

Tương tự như hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, ROA tăng lên ở năm 2015 so với năm 2015 và giảm xuống ở năm 2016. Nhìn chung, mức sinh lợi mà tài sản mang lại là cao.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó được xác định như sau:

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

* 100% Vốn chủ sở hữu BQ

Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Năm

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 (+/-) (%) (+/-) (%) Lợi nhuận sau thuế (đ) 57.373.723 86.775.804 73.212.988 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63 Vốn chủ sở hữu BQ (đ) 4.257.230.871,5 4.313.515.635 4.392.753.505,5 +56.284.763,5 +1,32 +79.237.870,5 +1,84 ROE (%) 1,35 2,01 1,67 +0,66 +49,27 -0,35 -17,15 (Nguồn: Phòng kế toán)

Mức lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng lên ở năm 2015 (so với năm 2014) và giảm xuống ở năm 2016.

Năm 2014 trong một ngàn đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 1,35% lợi nhuận sau thuế. Năm 2015 thì ROE là 2,10% cao hơn rất nhiều so với năm 2014 và năm 2016 ROE là 1,67%. Nguyên nhân là do năm 2015,2016 thì lợi nhuận sau thuế mà công ty mang về tăng lên so với năm 2014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh cảng quốc tế tân cảng cái mép tcip​ (Trang 42 - 49)