Nghiên cứu diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ một số loài phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở huyện phú xuyên hà nội​ (Trang 42 - 49)

Điều tra các loài côn trùng bắt mồi trên bắp cải, su hào, cải xanh, cải canh, cải chíp, trồng theo phương pháp thường (theo quy định của Viện bảo vệ thực vật) từ tháng 9/2013 đến 3/2014 tại một số xã tại huyện Phú Xuyên cho thấy sự xuất hiện phổ biến của một số nhóm côn trùng bắt mồi như bọ rùa bắt mồi (bọ rùa đỏ Micraspis discolor), nhóm bọ xít bắt mồi (bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis), nhóm bọ cánh cộc (bọ cánh cộc 3 khoang Paederus fuscipus), nhóm bọ đuôi kìm bắt mồi (bọ đuôi kìm chân khoang Euborellia annulipes và bọ đuôi kìm nâu đen Euborellia annulata). Các nhóm côn trùng này có mặt trên đồng ruộng nhưng rất mẫn cảm với thuốc hoá học chính vì vậy chúng sự có mặt của chúng với mật độ thấp ở trên cánh đồng trồng rau có vai trò kìm hãm sâu hại là không đáng kể.

Bảng 3.3: Mật độ trung bình một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên rau phun ít thuốc tại điểm nghiên cứu.

Ngày điều tra Giai đoạn cây trồng Mật độ con/m2 Các loài bọ xít bắt mồi Bọ xít nâu bắt mồi Các loài bọ rùa Bọ rùa đỏ Bọ đuôi kìm Bọ cánh cộc 3 khoang 7/9 Mới trồng 0.2 0.1 0 0 0.33 1.6 14/9 3-4 lá 0.24 0.16 0 0 0.53 1.4 21/9 5-6 lá 0.36 0.48 0 0 0.4 1.58 28/9 7-8 lá 0.48 0.6 1.33 0 0.47 2.2 6/10 9-10 lá 0.6 0.6 0.67 0 0.47 2.3 13/10 Trải lá bàng 0.6 0.6 2.67 0 0.49 2.96 20/10 Trải lá bàng 0.64 0.64 4.33 0 0.6 2.5 27/10 Vào cuốn 0.44 0.44 2.33 0 0.74 1.5 4/11 Cuốn 0.16 0.16 1.67 0 0.73 1.6 11/11 Cuốn 0.12 0.12 2.3 0 0.67 1.08 18/11 Cuốn chặt 0.24 0.24 1.67 0 0.98 0.8 25/11 Cuốn chặt 0.48 0.48 2.67 0 1.29 0 5/12 Chuẩn bị thu hoạch 0 0 3.2 1.07 0.73 0 12/12 Thu hoạch 0 0 2.86 1.48 0.4 1.8 19/12 Mới trồng 0 0 2.2 1.8 0.47 1.5

5/1 5-6 lá 0.2 0.2 2 0.17 0.47 1.68 12/1 7-8 lá 0.16 0.16 1.8 0.8 0.53 1.9 19/1 9-10 lá 0.12 0.12 3.4 0.13 0.53 2.76 27/1 Trải lá bàng 0.24 0.24 2.06 0.6 0.47 1.24 5/2 Trải lá bàng 0.48 0.48 1.9 0.39 0.4 1.72 12/2 Vào cuốn 0.32 0.32 2 1.23 0.4 0.5 19/2 Cuốn 0.36 0.36 1.27 1.37 0.33 0.1 26/2 Cuốn 0.2 0.2 0.8 0.94 0.47 0 3/3 Cuốn chặt 0.12 0.12 0.6 0.13 0.53 0 10/3 Cuốn chặt 0 0 0 0 0.2 0 23/03 Chuẩn bị thu hoạch 0 0 0 0 0.2 0 30/03 Thu hoạch 0 0 0 0 0.2 0 Trung bình 0.25±0.07 0.24±0.08 1.65±0.43 0.41±0.22 0.51±0.08 1.21±0. 34

Bảng 3.4: Mật độ số loài bắt mồi phổ biến trên rau phun ít thuốc và phun nhiều thuốc tại điểm nghiên cứu

TT Loài bắt mồi Mật độ trung bình con/m2 Rau phun ít thuốc Rau phun nhiều thuốc

1 Các loài bọ xít bắt mồi 0,25(a)±0,07 0,11(b) ±0,06

2 Bọ xít nâu bắt mồi Coranus

fuscipennis

0,24(a) ±0,08 0,03(b) ±0,03

3 Bọ đuôi kìm bắt mồi 0,51(a) ±0,08 0,33(b) ±0,09

4 Bọ cánh cộc 3 khoang Paederus

fuscipes

1,21(a) ±0,34 1,04(b) ±0,26

5 Các loài bọ rùa bắt mồi 1,65(a) ±0,43 1,05(b) ±0,32

6 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor 0,41(a) ±0,22 0,15(b) ±0,10

Ghi chú: (a) Số liệu so sánh Anova theo hàng Rau phun ít thuốc: Phun 1 – 3 lần/ vụ

Rau phun nhiều thuốc: Phun > 3 lần/vụ.

Qua bảng 3.3 và 3.4 cho thấy mật độ các loài côn trùng bắt mồi đều không cao, mật độ trung bình các loài côn trùng bắt mồi phổ biến nhóm bọ xít bắt mồi, bọ xít nâu bắt mồi, bọ bọ đuôi kìm bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang và bọ rùa đỏ bắt mồi trên rau phun nhiều thuốc hóa học đều thấp hơn trên rau phun ít thuốc. Trên rau phun ít thuốc mật độ trung bình các loài bọ xít bắt mồi dao động 0,25±0,07 con/m2, bọ xít nâu bắt mồi 0,24 ±0,08 con/m2, bọ đuôi kim bắt mồi 0,51±0,08con/m2, bọ cánh cộc 3 khoang Paederus fuscipes 1,21 ±0,34 con/m2, Bọ rùa bắt mồi 1,65 ±0,43 con/m2 và Bọ rùa đỏ Micraspis discolor 0,41 ± 0,22 con/m2. Như vậy cho thấy việc sử dụng thuốc trừ sâu có ảnh hưởng đáng kể đến mật độ các loài côn trùng bắt mồi, nếu số lần phun thuốc càng nhiều thì ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng do đó cần có biện pháp bảo vệ các loài côn trùng bắt mồi này trên đồng ruộng.

Theo số liệu thu thập được trên rau họ Hoa thập tự trồng ở huyện Phú Xuyên từ tháng 9/2013 đến tháng 3/ 2014 cho thấy. Các loài côn trùng bắt mồi phổ biến như: Bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis, bọ đuôi kìm bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang Paederus fuscipes, bọ rùa đỏ Micraspis discolor bắt mồi đều xuất hiện trong thời gian điều tra. Tuy nhiên mật độ của chúng đều không cao. Chỉ đạt 2-3 đỉnh cao trên rau phun ít thuốc và chỉ đạt 1-2 đỉnh cao trên rau phun nhiều thuốc (Hình 3.1)

Hình 3.1: Mật độ các loài bọ xít bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự tại điểm nghiên cứu

Theo điều tra các loài bọ xít bắt mồi trên rau phun ít thuốc xuất hiện vào tháng 9 mồi đạt ba đỉnh cao là 0,64 con/m2 (ngày 20/10), 0,48 con/m2 (ngày 25/11) và 0,48 con/m2 (ngày 5/2 năm sau). Trong khi chỉ đạt 1 đỉnh cao trên rau nhiều phun thuốc 0,45 con/m2 ngày (12/2), trên rau phun nhiều thuốc các loài bọ xít bắt mồi xuất hiện rải rác từ giữa tháng 10 đến đều tháng 12 mật độ của chúng bằng 0.

Hình 3.2: Mật độ loài bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter, trên rau họ Hoa thập tự tại điểm nghiên cứu.

Loài bọ xít nâu bắt mồi có mật độ trung bình thấp cả trên rau phun ít thuốc và phun nhiều thuốc. Trên rau phun ít thuốc đạt ba đỉnh cao 0,64 con/m2 (20/10), 0,48con/m2 (ngày 25/11) và 0,48 con/m2 (ngày 05/2 năm sau). Trong vụ đông xuân cuối tháng 10 đến tháng 3 không thu được mẫu vật nhóm côn trùng này. Trên rau phun nhiều thuốc mật độ rất thấp (0,03±0,03 con/m2) chỉ đạt một đỉnh cao 0,3 con/m2 (ngày 06/10) và chỉ thu được mẫu vật vào tháng 9 và tháng 10, một thời gian dài không thấy xuất hiện loài bọ xít nâu bắt mồi.

Hình 3.3: Mật độ các loài bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự tại điểm nghiên cứu

Các loài bọ rùa bắt mồi trên rau phun ít thuốc đạt 3 đỉnh cao 4,33 con/m2 (ngày 20/10), 3,2 con/m2 (5/12) và 3,4 con/m2 (ngày 19/1 năm sau), trên rau phun nhiều thuốc chỉ đạt 2 đỉnh cao 2,6 con/m2 (ngày 4/11) và 2,85 con/m2 (ngày 5/2 năm sau). Trong 2 công thức phun thuốc thì bọ rùa xuất hiện liên tục trong thời gian điều tra.

Hình 3.4: Mật độ loài bọ rùa đỏ bắt mồi trên rau Họ hoa thập tự tại điểm nghiên cứu

Loài bọ rùa đỏ bắt mồi trên rau phun ít thuốc đạt 2 đỉnh cao 1,8 con/m2 (ngày 19/12) và 1,37 con/m2 (ngày 19/2), trên rau phun nhiều thuốc chỉ đạt 1 đỉnh cao 1,1 con/m2 (ngày 12/1) thời điểm các loại rau họ Hoa thập tự giai đoạn

Thời gian điều tra

thu hoạch . Trên rau phun nhiều thuốc bọ rùa đỏ chỉ xuất hiện trong thời gian từ cuối tháng 12 đến giữa tháng 3 năm sau, còn trên rau phun ít thuốc bọ rùa đỏ xuất hiện sớm hơn từ cuối tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Hình 3.5: Mật độ loài bọ đuôi kìm bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự tại điểm nghiên cứu

Trên rau phun ít thuốc bọ đuôi kìm xuất hiện từ tháng 9 với mật độ thấp sau đó tăng dần ở tháng 11, đạt 2 đỉnh cao 1,29 con/m2 (ngày 25/11), sang tháng 12 mật độ của chúng lại giảm đến tháng 1 mật độ của chúng giảm nhưng mật độ vẫn cao hơn trên rau phun nhiều thuốc và đạt đỉnh thứ 2 là 0,53 con/m2 (ngày 3/3). Đối với rau phun nhiều thuốc xuất hiện 2 đỉnh với mật độ thấp hơn 0,68 con/m2 (ngày 13/10) và 0,63 con/m2 (ngày 5/1 năm sau).

Hình 3.6: Mật độ loài bọ cánh cộc 3 khoang trên rau họ Hoa thập tự tại điểm nghiên cứu

Thời gian điều tra

Loài bọ cánh cộc 3 khoang có mật độ trung bình cao hơn các nhóm côn trùng bắt mồi khác trong thời gian nghiên cứu, trên rau phun ít thuốc đạt 4 đỉnh cao 2,96 con/m2 (ngày 13/10), 1,8 con/m2 (ngày 12/12), 2,76 con/m2 (ngày 19/1) và 1,72 con/m2 (ngày 5/2 năm sau), trên rau phun nhiều thuốc chỉ đạt 2 đỉnh cao 1,73 con/m2 (ngày 19/12) và 0,59 con/m2 (ngày 30/3 năm sau).

Như vậy việc sử dụng thuốc hóa học có ảnh hưởng đáng kể đến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến tại điểm nghiên cứu, kể cả khi phun ít thuốc cũng làm ảnh hưởng tới thời gian xuất hiện và mật độ của các nhóm côn trùng có ích này.

Mật độ trung bình của các nhóm bọ xít bắt mồi, bọ rùa bắt mồi, bọ đuôi kìm bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang đều không cao trên rau ít phun thuốc. Các loài bọ xít bắt mồi đạt đỉnh cao nhất 0,64 con/m2 (ngày 20/10), bọ xít nâu bắt mồi đạt đỉnh cao 0,64 con/m2 (ngày 20/10), bọ rùa bắt mồi đạt đỉnh cao 4,33 con/m2 (ngày 20/10), bọ rùa đỏ đạt đỉnh cao 3,4 con/m2 (ngày 19/1), nhóm bọ đuôi kìm đạt đỉnh cao 1,29 con/m2 (ngày 25/11), bọ cánh cộc 3 khoang Paederus fuscipes đạt 1 đỉnh cao 2,96 con/m2 (ngày 13/10).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ một số loài phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở huyện phú xuyên hà nội​ (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)