loài côn trùng bắt mồi tại điểm nghiên cứu
Điều tra cho thấy ngay từ khi cây bén rễ hồi xanh mật độ các loài sâu hại và côn trùng bắt mồi trên 2 công thức phân bón trên rau. CT1: Đạm Phú Mỹ, đạm Đầu Trâu, Kali Clorua, super lân, NPK Việt Nhật (13-12,8-13), phân hữu cơ, phân vi lượng, bón lót , CT2: Đạm Phú Mỹ, đạm Đầu Trâu, Kali Clorua, super lân, phân hữu cơ, bón lót.
Bảng 3.8: Tỷ lệ các hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau trên ruộng rau phun ít thuốc.
Loại phân bón Tỷ lệ (%) hộ sử dụng các loại phân bón CT 1 CT 2 Đạm Phú Mỹ 100 17,5 Đạm đầu trâu 96 25,0 Kali clorua 65,5 10,0 Super lân 20,0 27,5 NPK Việt Nhât (13-12,8-13 ) 100 -
Phân hữu cơ 10 35,7
Phân vi lượng 100 -
Bón lót 45,0 28,0
Tổng hộ điều tra 30 hộ 20 hộ
Trong tổng số 50 hộ điều tra: 30 hộ trồng rau bón phân theo CT1 và 20 hộ trồng rau bón phân theo CT2. Thì các loại phân : Đạm Phú Mỹ, đạm Đầu Trâu, Kali Clorua, super lân, phân hữu cơ, bón lót.
đều được sử dụng như nhau. Tuy nhiên trên rau trồng bón phân theo CT1 bón lót nhiều hơn (45%), 100% số hộ sử dụng phân NPK Việt Nhât (13-12,8- 13) và phân vi lượng. Trong khi nhóm CT2 thì tỉ lệ số hộ sử dụng super lân (27,5%), phân hữu cơ (35,7%) cao hơn trong CT1, các loại phân đạm Phú Mỹ, đạm Đầu Trâu, Kali Clorua, đều có tỉ lệ số hộ sử dụng thấp hơn, rất ít sử dụng phân NPK Việt Nhật (13-12,8-13 ) và phân vi lượng.
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của phân bón đến mật độ một số loài loài côn trùng bắt mồi tại điểm nghiên cứu
Côn trùng bắt mồi Mật độ trung bình con/m
2
CT 1 CT 2
Các loài bọ xít bắt mồi 0,10(a) ±0,05 0,23(b) ±0.07 Các loài bọ rùa bắt mồi 0,85(a) ±0,37 1,67(b) ±0,44 Bọ đuôi kìm bắt mồi 0,31(a)±0,09 0,29(b) ±0,11
Ghi chú:(a)- Số liệu so sánh theo Anova theo hàng
Điều tra 10 hộ trồng rau có sử dụng phân bón khác nhau (5 hộ bón phân theo CT1 và 5 hộ bón phân theo CT2 cho thấy: việc sử dụng các loại phân bón khác nhau trên rau cũng ảnh hưởng đến mật độ trung bình của các các loại côn trùng bắt mồi trên cây bắp cải và xu hào. Mật độ trung bình của 3 nhóm côn trùng bắt mồi phổ biến trên bắp cải và xu hào trên rau bón phân theo công thức 2 đều cao hơn nhóm côn trùng bắt mồi trên rau bón phân theo CT1.
Hình 3.15: Ảnh hưởng của phân bón đến sự xuất hiện và phát triển của các loài bọ xít bắt mồi ở địa điểm nghiên cứu
Các loài bọ xít bắt mồi đều xuất hiện không liên tục trong thời gian điều tra. Trên rau bón phân theo CT1 các loài bọ xít bắt mồi chỉ xuất hiện rái rác từ tháng 9 đến tháng 10 và từ tháng 1 đến tháng 2, chỉ đạt 1 đỉnh cao 0,37 con/m2 (ngày 19/1). Trên rau CT2 các loài bọ xít bắt mồi có tần số bắt gặp
cao hơn trong các lần điều tra và đạt 3 đỉnh cao 0,64 con/m2 (ngày 20/10), 0,48 con/m2 (ngày 25/11) và 0,48 con/m2 (ngày 5/2 năm sau).
Hình 3.16: Ảnh hưởng của phân bón đến sự xuất hiện và phát triển của các loài bọ rùa bắt mồi phổ biến ở địa điểm nghiên cứu
Các trong hai công thức bón phân thì các loài bọ rùa bắt mồi xuất hiện rất phổ biến trong thời gian điều tra với mật độ trung bình tương đối thấp, trong CT1 mật độ trung bình 0,85±0,37con/m2, CT2 mật độ trung bình 1,67±0,44 con/m2. Tuy nhiên trong CT1 bọ rùa chỉ đạt 1 đỉnh cao 2,43 con/m2 (ngày 5/2), trong khi CT2 đạt 3 đỉnh cao 4,33 con/m2 (ngày 20/10), 3,03 con/m2 (ngày 5/12) và 2,06 con/m2 (ngày 27/1 năm sau).
Hình 3.17: Ảnh hưởng của phân bón đến sự xuất hiện và phát triển của bọ đuôi kìm ở địa điểm nghiên cứu
Thời gian điều tra
Trong CT 1 bọ đuôi kìm có mật độ trung bình thấp (0,31±0,09 con/m2) chỉ đạt 3 đỉnh với mật độ thấp 0,74 con/m2 (ngày 20/10), 0,53 con/m2 (ngày 12/1) và 0,53 con/m2 (ngày 3/3), còn trong CT 2 mật độ trung bình của bọ đuôi kìm có thấp hơn (0,29±0,11 con/m2) cũng đạt đỉnh mật độ cao hơn 0,68 con/m2 (ngày 13/10), 1,2 con/m2 (ngày 25/11) và 0,6 con/m2 (ngày 12/2). Như vậy trong 2 công thức bón phân thì mật độ bọ đuôi kìm có sự chênh lệch thấp hơn 2 nhóm côn trùng ở hình 3.15, 3.16.
Như vậy, việc bón phân khác nhau trên cây rau bắp cài và xu hào thì mật độ trung bình các loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang
Paederus fuscipes và bọ rùa bắt mồi trên rau bón phân theo CT 1 đều có mật độ trung bình thấp hơn trên rau bón phân theo CT 2 có thể do trong CT 1 bón phân đầy đủ các loại phân hơn nên rau phát triển tốt hơn thì số lượng sâu hại giảm dẫn đến số lượng côn trùng bắt mồi giảm…