Xuất bổ xung một số loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ một số loài phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở huyện phú xuyên hà nội​ (Trang 70 - 98)

hại rau tại vùng trồng rau an toàn ở Phú Xuyên, Hà Nội

Mật độ của các loài côn trùng bắt mồi rất thấp trên rau an toàn, nên chúng rất ít có vai trong việc khống chế mật độ của các loài sâu hại phổ biến trên rau ở đây. Chính vì vậy, để tăng cường sử dụng các biện pháp phòng trừ sinh học cho các loài sâu hại phổ biến trên rau họ hoa thập tự trong sản xuất rau an toàn theo hướng GAP, thì cần phải thả bổ xung số lượng các loài côn trùng bắt mồi.

Theo kết quả điều tra và dự báo của phòng BVTV huyện Phú Xuyên về diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên trồng từ tháng 3/2013 đến tháng 3/ 2014 cho thấy mật độ của sâu khoang đạt đỉnh trong tháng 5 và tháng 11, sâu xanh bướm trắng đạt đỉnh trong tháng 5 và tháng 2 năm sau, sâu tơ đạt đỉnh trong tháng tháng 10, rệp cải đạt đỉnh tháng 11 và tháng 1 năm sau.

Với kết quả phân tích như trên, chúng tôi bước đầu đề xuất bổ xung thả các loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu hại theo hướng sản xuất RAT.

Hình 3.21: Mô hình thả côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sâu hại theo hướng trồng RAT

* Kỹ thuật thả một số loài côn trùng bắt mồi ra ngoài đồng ruộng để phòng chống sâu hại rau.

Bước 1: Xác định thời điểm thả côn trùng bắt mồi

Các thời điểm thích hợp để thả bổ xung côn trùng bắt mồi là giai đoạn rau phát triển thân lá – trải lá bàng; trà rau chính vụ và muộn mật độ rệp xám và các loại sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh thường cao hơn trà sớm nên cần thả ngay khi thấy xuất hiện sâu non tuổi nhỏ. Các tháng thích hợp để thả côn trùng bắt mồi là tháng 2, 5, 12 như (Hình 3.21)

Bước 2: Tính số lượng côn trùng bắt mồi cần thả

Căn cứ vào diện tích rau, mật độ sâu hại và mật độ loại côn trùng bắt mồi có khả năng khống chế sâu hại đó cao nhất theo công thức sau:

Trong đó: N: số lượng côn trùng bắt mồi cần thả (con)

Thả BĐK Thả BXBM Tháng 2 Thả BĐK Thả BXBM Tháng 5 Thả BRBM Thả BRBM Tháng 12

N= D x S D: mật độ côn trùng bắt mồi dự định thả (con/m2) S: diện tích ruộng cần phòng trừ (m2)

Tùy theo mức độ xuất hiện và gây hại của sâu hại, rệp xám để quyết định mật độ thả: Bọ rùa sáu vằn thả với mật độ thả là 1 cá thể/m2 cá khả năng khống chế được số lượng rệp trên rau an toàn. Bọ đuôi kìm thả với mật độ 1 con/m2 tuổi 3 – trưởng thành với trà rau sớm hoặc giai đoạn rau mới trồng – trải lá bàng hoặc mật độ sâu tơ 5 – 10 con/m2, mật độ rệp 10 – 20 con/cây; Khi mật độ sâu tơ, rệp muội cao hơn có thể thả với mật độ 1,5 - 2 con/m2 tuổi 3 – trưởng thành. Bọ xít nâu bắt mồi Coranus fuscipennis thả với mật độ khoảng 0,2 con/m2 thì sau 21 ngày sau khi thả, loài bọ xít nâu bắt mồi đã thể

hiện vai trò kìm hãm số lượng số lượng tập hợp các loài sâu hại trong vùng trồng rau.

Bước 3: Phương pháp thả côn trùng bắt mồi

- Thời gian thả thích hợp trong ngày: Thả vào buổi chiều, khi đã dịu nắng; không thả vào các ngày có mưa lớn hoặc đất ngập nước.

- Cách thả: chia đều côn trùng bắt mồi cần thả trên toàn bộ diện tích, cách 1- 2m dọc theo luống rau thả một điểm. Nếu có tán lá phủ kín đất, đất tơi xốp thì thả trực tiếp vào ngọn cây hoặc xuống đất.

Bước 4: Điều tra đánh giá kết quả

Thường xuyên điều tra mật độ sâu hại, rệp xám để đánh giá khả năng khống chế của các loài côn trùng bắt mồi trên đồng ruộng. Không nên sử dụng thuốc BVTV trước giai đoạn vào cuốn để bảo vệ, khích lệ côn trùng bắt mồi có cơ hội phát triển số lượng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

+ Trên rau họ Hoa thập tự ở huyện Phú Xuyên – Hà Nội, đã ghi nhận được 28 loài côn trùng bắt mồi thuộc 16 họ trong 6 bộ. Một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến gặp ở trên rau ít phun thuốc: Bọ rùa đỏ Micraspis discolor

(Fabricius, 1798), bọ rùa 2 chấm đỏ Lemnia biplagiata (Swartz, 1808), bọ rùa Nhật Bản Propylea japonica (Thunbr, 1784), bọ cánh cộc 3 khoang

Paederus fuscipes Curtis, 1826, bọ xít nâu CoranusFuscipennis (Reuter, 1881), bọ đuôi kìm chân khoang Euborellia annulipes (Lucas, 1847), bọ đuôi kìm nâu đen Euborellia annulata (Fabricius, 1793),

+ Trong thời gian điều tra (9/2013 – 3/2014) trên rau cải bắp và một số loại rau họ Hoa thập tự khác thì: mật độ các loài côn trùng bắt mồi đều rất thấp và có sự khác nhau trên rau phun ít thuốc và rau phun nhiều thuốc. Trên rau phun ít thuốc mật độ trung bình các loài bọ xít bắt mồi 0,25 ± 0,07con/m2, bọ xít nâu bắt mồi 0,24 ±0,08con/m2, bọ đuôi kìm bắt mồi 0,51±0,08con/m2, Bọ cánh cộc 3 khoang Paederus fuscipes 1,21±0,34 con/m2, bọ rùa bắt mồi 1,65 ±0,43con/m2 và bọ rùa đỏ Micraspis discolor 0,41 ± 0,22 con/m2. Các loài côn trùng bắt mồi đạt 2-3 đỉnh cao trên rau phun ít thuốc và chỉ 1-2 đỉnh cao trên rau phun nhiều thuốc. Trên rau phun ít thuốc bọ xít nâu bắt mồi đạt 3 đỉnh cao , bọ rùa đỏ đạt 2 đỉnh cao, bọ đuôi kìm đạt 2 đỉnh cao. Riêng loài bọ cánh cộc 3 khoang đạt 4 đỉnh.

+ Trên rau họ Hoa thập tự, các loài bọ xít bắt mồi, bọ đuôi kìm bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang P.fuscipes và bọ rùa bắt mồi với con mồi là sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ và rệp xám, chúng có mật độ và mối tương quan thấp, xuất hiện không liên tục, rải rác và rất ít có vai trò kìm hãm số lượng của các loài sâu hại.

+ Trên rau canh tác quanh năm các loài bọ xít bắt mồi, bọ rùa bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang vụ đông xuân đều có mật độ đạt đỉnh thấp hơn rau canh tác theo thời vụ . Chế độ bón phân khác nhau ở công thức CT1 mật độ các loài bọ xít bắt mồi, bọ rùa bắt mồi, bọ đuôi kìm đều thấp hơn trong CT2. Mật độ của các loài thuộc nhóm bọ xít bắt mồi, bọ rùa bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang, chịu ảnh hưởng rõ rệt của số lần phun thuốc, mật độ của chúng tỉ lệ nghịch với số lần phun thuốc. Ở các công thức phun từ 3 lần /vụ đều không thấy xuất hiện các loài côn trùng bắt mồi.

+ Nghiên cứu khả năng ăn mồi của một số loài côn trùng bắt mồi trong phòng thí nghiệm cho thấy: khả năng ăn mồi của bọ rùa 6 vằn 127,40± 11,08 rệp/ngày. Bọ đuôi kìm E. annulipes ăn trung bình 35,13 con rệp xám/ngày, ăn 20,24 sâu tơ tuổi 1-2/ngày và 16,08 sâu khoang tuổi 1/ngày. Bọ xít nâu bắt mồi C. Fuscipennis:Thiếu trùng loài C. fuscipennis khả năng ăn trung bình ấu trùng ngài gạo C.cephalonica là 6,30±0,69 con/ngày, sâu khoang (tuổi nhỏ 1,2,3) Spodoptera litura (Fabr.) 8,10±0,51con/ngày, sâu xanh bướm trắng (tuổi nhỏ 1,2) Pieris rapae 13,40±0,83con/ngày, sâu tơ Plutella xylostella

(Linnaeus) 13,40±0,83 con/ngày: Trưởng thành cái C. fuscipennis ăn từ 1 – 3 con mồi/ngày, trung bình con cái C. fuscipennis ăn ấu trùng ngài gạo Corcyra cephalonica 1,67±0,34 con/ngày, sâu khoang Spodoptera litura 2,07±0,37 con/ngày, sâu xanh bướm trắng Pieris rapae 4,34 ± 0,34 con/ngày, sâu tơ

Plutella xylostella 1,96±0,88 con/ngày. Để phòng trừ sâu hại và rệp xám trong sản xuất rau cần phải thả bổ xung 1 đợt bọ đuôi kìm và bọ xít bắt mồi vào tháng 2 và thả bổ xung tiếp đợt 2 bọ đuôi kìm và bọ xít bắt mồi vào tháng 5, thả 2 đợt bọ rùa bắt mồi vào tháng 12 có khả năng khống chế số lượng của một số loài sâu hại phổ biến trên rau họ Hoa thập tự.

KIẾN NGHỊ

Cần có sự quan tâm của chi cục BVTV, UBND huyện, phòng khuyến nông huyện, chủ nhiệm hợp tác xã tổ chức tập huấn cho bà con nông dân và quy trình sản xuất RAT theo hướng Việt GAP (Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn). Nâng cao ý thức người nông dân trong việc sử dụng thuốc trừ sâu và giảm số lần phun thuốc.

Kết hợp các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại nhất là việc sử dụng các loài thiên địch tự nhiên của sâu hại trong đó có nhóm côn trùng bắt mồi, tránh hiện tượng lạm dụng thuốc hóa học trên đồng ruộng. Có biện pháp bảo vệ tập hợp các loài côn trùng bắt mồi nhằm phát triển số lượng và tăng cường

vai trò hạn chế số lượng sâu hại, rệp hại trên RAT. Cần hoàn thiện các kỹ thuật nhân nuôi và kỹ thuật thả các loài côn trùng bắt mồi để phổ biến rộng rãi

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1.Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 1998. Quy định tạm thời về sản xuất rau an toàn: Tr 1-36.

2.Trần Xuân Bí, 2003. Thuốc trừ sâu và môi trường. Thông tin khoa học và Công nghệ Nghệ An: Tr 11-12

3.Trần Đình Chiến, Nguyễn Thị Kim Oanh, Hà Quanh Hùng và Lê Ngọc Anh, 2008. Đánh giá thành phần và mức độ gây hại rau của các loài côn trùng sống trong đất tại Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Hà Nội. Hội nghị côn trùng lần thứ 6: Tr 462-471.

4.Vũ Quang Côn, Phạm Văn Lầm, 2009. Một số ý kiến về phòng,trừ sâu hại trong sản xuất nông lâm nghiệp bằng phương pháp sinh vật. Tập công trình chọn lọc về côn trùng học Nông Lâm Nghiệp từ năm 1970-2009, XNB Nông nghiệp Hà Nội:Tr 15-22.

5.Nguyễn Quang Cường, Bùi Tuấn Việt, Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Huy Phong, Nguyễn Thị Thúy, Vũ Thị Chỉ, Phan Thị Thanh Hương, 2007. Diễn biến mật độ của 2 loài sâu hại chính sâu tơ (Plutella xylostella) và rệp đen (Aphis craccivora) và kết quả sử dụng thiên địch để phòng trừ chúng trên rau màu ở Gia Lâm, Hà Nội. Hội nghị côn trùng lần thứ 6: Tr 491-501.

6.Nguyễn Quang Cường, Bùi Tuấn Việt, Nguyễn Thị Hạnh, Phạm Huy Phong, Nguyễn Thị Thuý, Vũ Thị Chỉ, Phan Thị Thanh Hương, 2008. Diễn biến mật độ của hai loài sâu hại (Sâu tơ Plutella xylostella và Rệp đen Aphis craccivora) và kết quả sử dụng thiên địch để phòng trừ chúng trên rau màu tại Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6: Tr 322-326.

7.Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Xuân Niệm, 2009. Bọ đuôi kìm Chelisoches spp (Dermaptera, Chelisochidae) trên cây dừa và tiềm năng sử dụng trong phòng trừ sinh học. Báo cáo hội thảo "Nhân nuôi và sử dụng bọ đuôi kìm làm tác nhân phòng trừ sinh học", Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, 2009: Tr14-18.

8.Nguyễn Đình Đạt , 1980. Một số kết quả nghiên cứu tính chống thuốc và biện pháp phòng trừ sâu tơ. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1969- 1979. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.Tr. 23-29

9.Hồ Thi Thu Giang, 2002. Nghiên cứu thiên địch sâu hại họ Hoa thập tự: Đặc điểm sinh học, sinh thái học của 2 loài ong Cotesia plutellae

(Linnaeus) và Diadromus collaris Gravenhorst ký sinh trên sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus) ở ngoại thành Hà Nội. Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nông nghiệp 24 trang.

10.Vũ Thị Hiền và Nguyễn Văn Đĩnh, 2005. Nghiên cứu sự gây hại và khả năng phòng trừ bọ nhẩy Phyllotreta striolata trên rau ở vùng Gia Lâm, Hà Nội. Hội nghị côn trùng lần thứ 5: Tr 373-378.

11.Bùi Minh Hồng, Hà Quang Hùng, 2006. Thành phần ruồi bắt mồi họ Syrphidae ăn rệp muội hại rau họ hoa thập tự, đặc điểm hình thái, sinh học của loài ruồi bắt mồi Clythia sp vụ đông xuân năm 2005 ở Đặng xá – Gia Lâm – Hà Nội. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp số 4 + 5/2006, tr 34-37.

12.Hà Quang Hùng và Nguyễn Thị Hồng, 2005. Thành phần ruồi ăn rệp họ Syrphidae, biến động mật độ ruồi ăn rệp và rệp trên cây rau ở Gia Lâm, Hà Nội. Hội nghị côn trùng lần thứ 5:Tr 379-383.

13.Hà Quang Hùng , 2002. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của ong Dacnusa sibirica, ký sinh ruồi hại lá rau đậu vùng Hà Nội và phụ cận. Hội nghị côn trùng lần thứ 4: Tr 203-209.

14.Hà Quang Hùng, 2006. Giáo trình Biện pháp sinh học, Tài liệu giảng dạy cao học, Trường Đại học Nông Nghiệp 1, Hà Nội.

15.Hà Hùng, 1989. Phương pháp nuôi những loài côn trùng thí nghiệm. Thông tin Bảo vệ thực vật: Tr 66-68.

16.Hồ Thị Xuân Hương, 2004. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và các biện pháp phòng chống bọ nhẩy Phyllotreta striolata hại rau họ hoa thập tự tại Đông An- Hà Nội. Hội thảo khoa học: Tr 23-29.

17.Phạm Văn Lầm, 2010. Kết quả xác định tên khoa học của thiên địch thu được trên rau. Tạp chí BVTV: Tr 27-29.

18.Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa, 2002. Một số đặc điểm sinh học sinh thái của 2 loài rệp muội Brevicoryne brassicaeMyzus persicae hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ. Hội nghị côn trùng lần thứ 4: Tr 334-340. 19.Lê Thị Kim Oanh, 2002. Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến thành phần loài

sâu hại rau họ thập tự và thiên địch của chúng ở Hà Nội và phụ cận. Hội nghị côn trùng lần thứ 4: Tr 356-369.

20.Nguyễn Thị Kim Oanh, 2005. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài bọ nhẩy Phyllotreta striolata và biện pháp phòng chống trên rau cải ở Đông Anh-Hà Nội. Hội nghị côn trùng lần thứ 5:Tr 452-456.

21.Phạm Huy Phong, Bùi Tuần Việt, Vũ Thị Chỉ, 2008. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài rệp Aphis craccivora Koch. (Hom: Aphididae) trên cây họ đậu. Hội nghị Côn trùng học toàn quốc lần thứ 6:Tr 445-449

22.Mai Phú Quý, Vũ Thị Chỉ, 2005. Tính đa dạng của côn trùng trong sinh quần rau quả. Hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 5: Tr 541-547.

23.Mai phú Quý và Nguyễn Thị Hạnh, 2002. Một số kết quả nghiên cứu ong ký sinh trứng sâu tơ hại rau. Hội nghị côn trùng toàn quốc lần thứ 4: Tr 541-547.

24.Nguyễn Thị Thanh, 2012. Thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ cải ở tỉnh Nghệ An. Hội nghị khoa toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5: Tr 696 -700

25.Phạm Chí Thành,1976. Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội: Tr. 1-126.

26.Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 2000. Sổ tay người trồng rau. Hà Nội: Nhà xuất bản nông nghiệp: Tr. 1-112.

27.Lê Văn Trịnh, 2002. Nghiên cứu chất dẫn dụ giới tính sâu tơ trong dự báo và phòng trừ”, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 189 (3/2003):Tr 18- 23.

28.Nguyễn Công Thuật , 1995. Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng nghiên cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp: Tr183-197.

29.Dương Anh Tuấn, 2002. Kết quả thử nghiệm chế phẩm trừ sâu từ gốc thực vật trên sâu hại rau ở Hà Nội. Hội nghị côn trùng lần thứ 4: Tr 489-493. 30.Trần Khắc Thi, 1999. Kỹ thuật trồng rau sạch Hà Nội. Nhà Xuất bản Nông

nghiệp: Tr 23-89.

31.§¹i häc Tæng hîp Hµ Néi, 1975. Ph-¬ng ph¸p thùc nghiÖm Sinh th¸i häc. Tr-êng §¹i häc Tæng Hîp -Hµ Néi: Tr 1- 42.

32.Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc, 1992. Phương pháp điều tra phát hiện và dự tính dự báo. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 5(125): Tr 1-3

33.Cục Bảo vệ thực vật, 1986. Phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội: Tr 1-35.

34.Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2008 .“Sản xuất rau an toàn’’ NXB Nông nghiệp: Tr 1-160.

35.Viện Bảo vệ Thực vật, 1976. Kết qủa điều tra côn trùng 1967 - 1968. Nhà xuất bản Nông thôn: Tr 72-127.

36.Viện Bảo vệ Thực vật, 1997. Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại Nông nghịêp và thiên địch của chúng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội: Tr 1- 100

37.Ủy ban Khoa học Kỹ thuật, 1967. Quy trình và kỹ thuật sưu tầm, xử lý và bảo quản côn trùng. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. Tr. 1-62.

Tiếng nước ngoài

38.Alam M.M., 1992. APM and other crucifer pest in Taiwan and Jamaica.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng bắt mồi và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ một số loài phổ biến trên rau họ hoa thập tự ở huyện phú xuyên hà nội​ (Trang 70 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)