Các nghiên cứu về fructosamin trong nước và nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 38 - 41)

1.7.1. Các nghiên cứu trong nước

Tác giả Lương Quỳnh Hoa năm 2013 tiến hành nghiên cứu 100 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị nội trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương thấy rằng có sự tương quan thuận mạnh giữa glucose máu trung bình - fructosamin ở thời điểm vào vào viện và ra viện. Trong khi mối tương quan giữa glucose và HbA1C chỉ thấy ở thời điểm vào viện. Có mối tương quan thuận mạnh giữa hàm lượng fructosamin và HbA1C [9].

1.7.2. Các nghiên cứu nước ngoài

29

yếu tố nguy cơ rối loạn dung nạp đường máu khác nhau. Các đối tượng được thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường để sàng lọc ĐTĐ. Các tác giả nhận thấy việc sử dụng cặp xét nghiệm đường máu lúc đói và HbA1C hoặc fructosamin giúp xác định các đối tượng ĐTĐ tiềm tàng, sau đó chẩn đoán xác định bằng nghiệm pháp dung nạp đường. Điều này sẽ làm giảm khoảng 80% trường hợp cần làm nghiệm pháp [35].

Tác giả Petitti DB và cộng sự năm 2001 thực hiện nghiên cứu trên 140 đối tượng người lớn có mức HbA1C từ 8% trở lên, xét nghiệm fructosamin được thực hiện hàng tuần cùng với việc theo dõi đường máu hàng ngày, kết quả được đánh giá sau 3 tháng và 6 tháng. Các tác giả kết luận rằng việc sử dụng thêm xét nghiệm fuctosamin hàng tuần để theo dõi đường máu không làm cải thiện việc kiểm soát đường máu ở các bệnh nhân ĐTĐ [54].

Araceli Loste và M. Carmen Marca năm 2001 thực hiện nghiên cứu về fructosamin và glycated hemoglobin (HbA1C) trong đánh giá kiểm soát đường máu ở chó đã nhận thấy fructosamin và HbA1C tăng có ý nghĩa ở nhóm chó tăng đường máu và có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa fructosamin huyết thanh và HbA1C ở nhóm này [47].

Tác giả Chen SH, Chen RL và cộng sự năm 2002 khi theo dõi 25 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trong thời gian 16 tuần nhận thấy rằng cả fructosamin và HbA1C đều tương quan có ý nghĩa với đường máu tại nhà từ tuần 1 đến tuần 16. Tương quan giữa fructosamin và đường máu mạnh hơn từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 trong khi tương quan giữa HbA1C và đường máu mạnh hơn từ tuần 4 đến tuần thứ 12, mạnh nhất từ tuần 8 đến tuần 10. Trừ tuần thứ nhất, tương quan giữa HbA1C và đường máu đều mạnh hơn tương quan giữa fructosamin và đường máu [30].

Wan - Chen Wu, Wen - Ya Ma, Jung - Nan Wei và cộng sự trong nghiên cứu sử dụng glycated albumin để hướng dẫn chẩn đoán ĐTĐ đã theo dõi 1559

30

đối tượng từ năm 2006 đến năm 2012 và kết luận: Trong chẩn đoán ĐTĐ, định lượng SGA kèm theo tiêu chuẩn đường máu lúc đói nhạy hơn sử dụng riêng chỉ số đường máu lúc đói để đánh giá việc cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường hay không. Giá trị giới hạn tối ưu của SGA trong chẩn đoán ĐTĐ là 15%. Sử dụng tiêu chuẩn đường máu lúc đói 5,6 mmol/l kết hợp với fructosamin < 15% để loại trừ và đường máu lúc lúc đói 7 mmol/l hoặc SGA ≥ 17% để chẩn đoán ĐTĐ làm tăng độ nhạy trong chiến lược sàng lọc và làm giảm tỷ lệ đối tượng cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường. SGA sử dụng như một xét nghiệm thay thế cho HbA1C trong một số trường hợp xét nghiệm HbA1C không phản ánh đúng tình trạng đường máu trong chẩn đoán ĐTĐ [67].

Dawlat Sany, Yasser Elshahawy, Walid Anwar và cộng sự năm 2013 khi so sánh 25 bệnh nhân lọc máu bị ĐTĐ typ 2, 25 bệnh nhân lọc máu không bị ĐTĐ, 25 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có bệnh thận mạn tính và 10 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chức năng thận bình thường đưa ra kết luận rằng: GA (glycated albumin) có giá trị hơn HbA1C trong đánh giá kiểm soát đường máu ở bệnh nhân lọc máu và trong các trường hợp HbA1C thấp do dùng erythropoietin và thiếu máu [58].

31

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ fructosamin huyết thanh trong đánh giá mức độ kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 38 - 41)