TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 906.878,70 100,00
I Đất nông nghiệp 832.749,78 91,83
1 Đất sản xuất nông nghiệp 92.997,73 10,25
2 Đất lâm nghiệp có rừng 738.994,19 81,49
3 Đất nuôi trồng thủy sản 740,16 0,08
4 Đất nông nghiệp khác 17,70 0,00
II Đất phi nông nghiệp 24.612,96 2,71
1 Đất ở 3.859,92 0,43
2 Đất chuyên dùng 5.445,54 0,60
3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 5,33 0,00
4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 386,42 0,04
5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 14.915,18 1,64
6 Đất phi nông nghiệp khác 0,57 0,00
III Đất chưa sử dụng 49.515,96 5,46
1 Đất bằng chưa sử dụng 1186,84 0,13
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 46357,15 5,11
3 Núi đá không có rừng cây 1971,97 0,22
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2013
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 906.878,7ha, chiếm 2,74% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp với 92.997,73ha, chiếm 10,25%; diện tích đất lâm nghiệp là 738.994,19ha, chiếm 81,49%; diện tích đất chưa sử dụng còn 49.515,96ha, chiếm 5,46% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Điều đó cho thấy quỹ đất chưa được sử dụng hiệu quả cho sản xuất nông, lâm nghiệp ở tỉnh Lai Châu còn khá lớn.
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên 5 dòng Mắc ca triển vọng: 246, 849, OC, 816, 842 trồng từ năm 2012 (2 năm tuổi).
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Phân bón qua lá:
+ Phân bón qua lá Ban Mai 5B , thành phần : N, P2O5 4%; K2O 5%; HC 35%; MgO 0,3%; Ca 10%; Cu 500ppm; Bo 500ppm; Mn 200ppm);
+ Phân bón qua lá Đầu Trâu 502 (thành phần N:P:K=30-12-10) pha 10gam với 10 lít nước lã.
- Chất điều hoà sinh trưởng: + Gibberellin GA3.
+ Atonik : 1.8SL hợp chất Nitro thơm 18gam/lít, pha 10gam với 120 lít nước lã.
+ Kích thích sinh trưởng Đầu trâu KT - Supper 100WP, thành phần : GA4 + GA7: 100gam/kg, pha 10gam với 100 lít nước lã.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng thích ứng: Gồm các huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên và thành phố Lai Châu.
- Các vùng trồng Mắc ca ở tỉnh Lai Châu: Gồm 11 xã, thị trấn của huyện Tam Đường: Bản Bo, Bản Hon, Bản Giang, Bình Lư, Giang Ma, Hồ Thầu, Khun Há, Nùng Nàng, Nà Tăm, Thèn Sin và thị trấn Tam Đường.
- Các thí nghiệm đồng ruộng được bố trí ở xã Thèn Sin của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
Tiến hành từ tháng 4/2014 - 10/2015.
2.2. Nội dung nghiên cƣ́u
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định vùng có khả năng phát triển Mắc ca ở Lai Châu.
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học một số dòng Mắc ca ở Lai Châu. - Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến dòng Mắc ca OC có triển vọng ở Lai Châu.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Bố trí thí nghiệm
- Nội dung 1: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định vùng có khả
năng phát triển Mắc ca ở Lai Châu.
- Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của các hộ nông dân trồng Mắc ca bằng phiếu điều tra (Theo Callub, B.M, 2003).
- Điều tra chi tiết hiện tra ̣ng trồng và chăm sóc với các nông hộ tr ồng Mắc ca để thu thập số liệu sơ cấp. Các biểu mẫu điều tra và phương pháp thực hiện chung được xây dựng theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).
- Thu thập thông tin tài liệu thống kê thứ cấp về điều kiện khí hậu, thời tiết vùng nghiên cứu ở trung tâm khí tượng thuỷ văn các huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Cục Thống kê tỉnh, Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) để đánh giá khả năng thích nghi cây Mắc ca ở vùng nghiên cứu (Theo Callub, B.M, 2003).
- Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng
Mắc ca ở tỉnh Lai Châu.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số dòng Mắc ca ở Lai Châu
Thí nghiệm gồm 5 công thức là 5 dòng Mắc ca đã được trồng năm 2012, thí nghiệm bố trí theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, cùng tuổi, cùng điều kiện về địa hình và đất đai.
Mỗi công thức 15 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây. Tổng số cây trong thí nghiệm 75 cây:
+ Công thức 1: dòng 246. + Công thức 2: dòng 816. + Công thức 3: dòng 849. + Công thức 4: dòng OC. + Công thức 5: dòng 842.
Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.
- Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho dòng Mắc ca
có triển vọng ở Lai Châu.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng và phát triển của dòng Mắc ca OC tại Lai Châu
Thí nghiệm gồm 3 công thức:
+ Công thứ c 1: Đối chứng (phun nước lã). + Công thứ c 2: Phân bón qua lá Ban Mai 5B. + Công thứ c 3: Phân bón qua lá Đầu Trâu 502.
Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, dòng OC cây cùng tuổi (trồng năm 2012), cùng điều kiện về địa hình và đất đai.
Mỗi công thức phun 5 cây, nhắc lại 3 lần, tổng số cây trong thí nghiệm 45 cây. Các biện pháp kỹ thuật khác: bón phân, bảo vệ thực vật tiến hành đồng đều ở tất các các cây tham gia thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.
Kỹ thuật phun : Thời điểm phun vào lúc chiều mát, phun trực tiếp vào cây ướt đẫm 2 mặt lá, định kỳ một tháng phun một lần, dừng phun trước thời điểm cây ra hoa.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chất điều hoà sinh trưởng đến sinh trưởng và phát triển dòng OC ở Lai Châu
Thí nghiệm gồm 4 công thức:
+ Công thứ c 1: Đối chứng (phun nước lã). + Công thứ c 2: Gibberellin GA3.
+ Công thứ c 3: Atonik.
+ Công thứ c 4: Đầu trâu KT - Supper 100WP.
Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, dòng OC cây cùng tuổi (trồng năm 2012), cùng điều kiện về địa hình và đất đai.
Mỗi công thức phun 5 cây, nhắc lại 3 lần, tổng số cây trong thí nghiệm 60 cây. Các biện pháp kỹ thuật khác: bón phân, bảo vệ thực vật tiến hành đồng đều ở tất các các cây tham gia thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.
Kỹ thuật phun: Thời điểm phun vào lúc chiều mát, phun trực tiếp vào cây ướt đẫm 2 mặt lá, định kỳ một tháng phun một lần, dừng phun trước thời điểm cây ra hoa.
2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
- Theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá, thân, hoa, quả theo hướng dẫn của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI, 1999).
- Theo dõi đặc điểm tán cây: chiều cao, đường kính tán, chu vi gốc, độ cao phân cành theo phương pháp đo đếm trực tiếp, mỗi công thức 5 cây, 3 lần nhắc lại. Tính trung bình.
- Thời kỳ phát sinh - phát triển các đợt lộc chủ yếu trong năm (lộc Xuân, lộc Hè, lộc Thu).
+ Xuất hiện lộc: Khi có 25% so với tổng số cành/tán (tính thời gian (ngày) xuất hiện lộc).
+ Lộc rộ: Trên 75% so với tổng số cành/tán (tính thời gian (ngày) rộ lộc). + Kết thúc ra lộc: Khi có ít hơn 25% số cành còn lại/tán cây (tính thời gian (ngày) kết thúc ra lộc).
- Các chỉ tiêu phát triển của cây - Thời kỳ phát sinh - phát triển hoa
+ Xuất hiện hoa: Tính thời gian (ngày) xuất hiện hoa. + Kết thúc hoa: Tính thời gian (ngày) kết thúc hoa.
+ Tỷ lệ đậu quả: Đếm tổng số hoa và số quả đậu/cành. Tỷ lệ đậu quả được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ đậu quả (%) = Tổng số quả đậu x 100 Tổng số hoa theo dõi
+ Tỷ lệ rụng quả: Đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức (mỗi lần nhắc lại 100 quả) sau khi cánh hoa rụng, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều ở các hướng, đếm tổng số quả đậu/cành, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần. Tỷ lệ rụng quả được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ rụng quả (%) =
Tổng số quả rụng
x 100 Tổng số quả theo dõi trên cành
+ Động thái tăng trưởng đường kính quả: Dùng thước Pamer đo đường kính, chiều cao quả, mỗi công thức đo 30 quả được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần.
- Các yếu tố cấu thành năng suất + Số lượng quả/cây
+ Năng suất quả/cây (kg/cây) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) =
KL 1 quả (kg) x Số quả/cây x số cây / ha 1.000
Năng suất thực thu (tấn/ha) =
Năng suất cá thể (kg/cây) x số cây / ha 1.000
- Theo dõi thành phần cơ giới quả + Tỷ lệ phần ăn được (nhân): % + Tỷ lệ phần không ăn được (vỏ): %
- Theo dõi, khuyến cáo sâu, bệnh hại thường gặp:
Kết hợp theo dõi sâu, bệnh hại bằng phương pháp mục trắc trong quá trình đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cây.
Nội dung theo dõi bao gồm: xác định những cây Mắc ca bị sâu, bệnh hại; loại sâu, loại bệnh, tổng số cây bị sâu, bệnh hại trong mỗi thí nghiệm; xác định tỷ lệ sâu, bệnh trên cây nhiễm sâu, bệnh; xác định mức độ hại theo ba thang mức độ đánh giá: nhẹ, trung bình, nặng. Trong đó:
+ Cây nhiễm sâu, bệnh mức độ nhẹ: cây có rất ít sâu, bệnh hại.
+ Cây nhiễm sâu, bệnh mức độ trung bình: tỷ lệ sâu, bệnh tác động lên cây ở mức trung bình; tốc độ phát triển của sâu, bệnh hại trong phạm vi kiểm soát; cây sinh trưởng, phát triển bình thường; sâu, bệnh hại không gây ảnh hưởng đến các cây xung quanh.
+ Cây nhiễm sâu, bệnh mức độ nặng: toàn bộ các bộ phận của cây bị nhiễm sâu, bệnh với nhiều loại sâu, bệnh khác nhau; không kiểm soát được tốc độ phát triển của sâu, bệnh hại; cây bị sâu, bệnh gây hại nặng, sinh trưởng, phát triển kém; có thể phải chặt bỏ do nguy cơ lây sâu, bệnh sang cây xung quanh cao.
2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Số liệu theo dõi được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả, về các trị số trung bình của các chỉ tiêu điều tra.
- Số liệu các thí nghiệm còn lại được xử lý thống kê trên phần mềm IRRISTAT và Excel.
- Xác định vùng sinh thái có thể trồng được cây Mắc ca: Từ các tiêu chí chỉ tiêu sinh trưởng cây Mắc ca nơi nguyên sản (Bảng 1 phụ lục) sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) và hệ thống đánh giá đất đai tự động (Automated Land Evaluation System - gọi tắt là ALES) phân hạng thích hợp đất đai cho cây Mắc ca.
ALES là chương trình đánh giá đất tự động cho phép các nhà đánh giá đất xây dựng các mô hình đánh giá khả năng thích hợp đất đai theo khung đánh giá đất của FAO. Đối tượng trực tiếp được đánh giá trong ALES là các đơn vị bản đồ đất đai. ALES không phải là một GIS và bản thân nó cũng không hiển thị bản đồ. Tuy nhiên, nó có khả năng phân tích các tính chất của các đơn vị đất đai trên bản đồ ARCINFO tương tự như cơ sở dữ liệu ALES.
Đặc điểm đất đai được xác định không chỉ bởi lớp phủ thổ nhưỡng mà còn có các yếu tố khác có liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Căn cứ lựa chọn và ngưỡng phân cấp các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng được lựa chọn. Các chỉ tiêu lựa chọn bao gồm: loại đất (ký hiệu G); độ dốc (ký hiệu SL); độ dày tầng đất (ký hiệu D); thành phần cơ giới (ký hiệu C); Nhiệt độ bình quân ngày/năm (ký hiệu T); độ cao so với mực nước biển (ký hiệu H); nhiệt độ (ký hiệu T); lượng mưa (ký hiệu R); độ pH đất (ký hiệu pH).
Bản đồ đơn vị đất phục vụ đánh giá thích nghi cho cây Mắc ca là kết quả chồng xếp các bản đồ đơn tính nêu trên.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định vùng có khả năng thích ứng phát triển Mắc ca ở Lai Châu ứng phát triển Mắc ca ở Lai Châu
3.1.1. Đánh giá thực trạng trồng, phát triển cây Mắc ca ở tỉnh Lai Châu
Cây Mắc ca được trồng ở tỉnh Lai Châu từ năm 2011, do một số người dân ở thành phố Lai Châu mua về trồng tự phát ở vườn hộ, đến năm 2012 được triển khai trồng theo dự án hỗ trợ đầu tư trồng thử nghiệm do UBND huyện Tam Đường là chủ đầu tư, các giống gồm các dòng: 246, 741, 695, OC, 816, 842 và một số dòng khác; cây giống là cây ghép có bầu mua tại Ba Vì (Hà Nội) và tỉnh Lạng Sơn. Mắc ca được trồng trên đất trống đồi núi trọc, nương rẫy, vườn tạp của các hộ gia đình và trồng xen trên nương chè làm cây che bóng (Trồng trên đất trống: 360 cây/ha; Trồng trên nương chè 50 cây/ha).
- Năm 2013: Các dòng Mắc ca: OC, 741, 842, 816, 849, 698, 800, H2 được trồng bổ sung.
- Kỹ thuật trồng: Đào hố kích thước 80 x 80 x 80cm, mỗi hố bón 15-20 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg phân tổng hợp, 0,05 kg thuốc mối, các năm tiếp theo bón phân tổng hợp mỗi hố bón tăng thêm 0,5 kg.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, việc trồng thử nghiệm cây Mắc ca đã xây dựng được vườn cây giống gốc để nhằm mục tiêu sản xuất giống ở chỗ với 4 dòng, gồm 60 cây. Đến nay, tổng diện tích cây Mắc ca đã trồng được là 189,10 ha, cây sinh trưởng và phát triển khá tốt, cây trồng 1 năm tuổi có chiều cao từ 50-60 cm; cây trồng 2 năm tuổi có chiều cao từ 2-3m, chu vi gốc đạt từ 10-16cm, cây phát triển bình quân 4 đến 5 tầng cành lá, một số cây đã bắt đầu ra hoa, đậu quả, trong đó qua đánh giá sơ bộ các dòng OC, 816, 842 sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Với kết quả đó, bước đầu khẳng định được cây Mắc ca có triển vọng sinh trưởng và phát triển tốt ở tỉnh Lai Châu.