Bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật đối với cây mắc ca tại tỉnh lai châu (Trang 47 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.3.1. Bố trí thí nghiệm

- Nội dung 1: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định vùng có khả

năng phát triển Mắc ca ở Lai Châu.

- Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của các hộ nông dân trồng Mắc ca bằng phiếu điều tra (Theo Callub, B.M, 2003).

- Điều tra chi tiết hiện tra ̣ng trồng và chăm sóc với các nông hộ tr ồng Mắc ca để thu thập số liệu sơ cấp. Các biểu mẫu điều tra và phương pháp thực hiện chung được xây dựng theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).

- Thu thập thông tin tài liệu thống kê thứ cấp về điều kiện khí hậu, thời tiết vùng nghiên cứu ở trung tâm khí tượng thuỷ văn các huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Cục Thống kê tỉnh, Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường.

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) để đánh giá khả năng thích nghi cây Mắc ca ở vùng nghiên cứu (Theo Callub, B.M, 2003).

- Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng

Mắc ca ở tỉnh Lai Châu.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số dòng Mắc ca ở Lai Châu

Thí nghiệm gồm 5 công thức là 5 dòng Mắc ca đã được trồng năm 2012, thí nghiệm bố trí theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, cùng tuổi, cùng điều kiện về địa hình và đất đai.

Mỗi công thức 15 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây. Tổng số cây trong thí nghiệm 75 cây:

+ Công thức 1: dòng 246. + Công thức 2: dòng 816. + Công thức 3: dòng 849. + Công thức 4: dòng OC. + Công thức 5: dòng 842.

Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

- Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho dòng Mắc ca

có triển vọng ở Lai Châu.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng và phát triển của dòng Mắc ca OC tại Lai Châu

Thí nghiệm gồm 3 công thức:

+ Công thứ c 1: Đối chứng (phun nước lã). + Công thứ c 2: Phân bón qua lá Ban Mai 5B. + Công thứ c 3: Phân bón qua lá Đầu Trâu 502.

Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, dòng OC cây cùng tuổi (trồng năm 2012), cùng điều kiện về địa hình và đất đai.

Mỗi công thức phun 5 cây, nhắc lại 3 lần, tổng số cây trong thí nghiệm 45 cây. Các biện pháp kỹ thuật khác: bón phân, bảo vệ thực vật tiến hành đồng đều ở tất các các cây tham gia thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

Kỹ thuật phun : Thời điểm phun vào lúc chiều mát, phun trực tiếp vào cây ướt đẫm 2 mặt lá, định kỳ một tháng phun một lần, dừng phun trước thời điểm cây ra hoa.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chất điều hoà sinh trưởng đến sinh trưởng và phát triển dòng OC ở Lai Châu

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

+ Công thứ c 1: Đối chứng (phun nước lã). + Công thứ c 2: Gibberellin GA3.

+ Công thứ c 3: Atonik.

+ Công thứ c 4: Đầu trâu KT - Supper 100WP.

Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, dòng OC cây cùng tuổi (trồng năm 2012), cùng điều kiện về địa hình và đất đai.

Mỗi công thức phun 5 cây, nhắc lại 3 lần, tổng số cây trong thí nghiệm 60 cây. Các biện pháp kỹ thuật khác: bón phân, bảo vệ thực vật tiến hành đồng đều ở tất các các cây tham gia thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

Kỹ thuật phun: Thời điểm phun vào lúc chiều mát, phun trực tiếp vào cây ướt đẫm 2 mặt lá, định kỳ một tháng phun một lần, dừng phun trước thời điểm cây ra hoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật đối với cây mắc ca tại tỉnh lai châu (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)