Các nghiên cứu về Mắc ca trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật đối với cây mắc ca tại tỉnh lai châu (Trang 25 - 29)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Các biện pháp kỹ thuật gây trồng và phát triển cây Mắc ca

1.4.1. Các nghiên cứu về Mắc ca trên thế giới

1.4.1.1. Nghiên cứu di truyền và chọn giống

Cây Mắc ca được nghiên cứu chủ yếu trên thế giới về chọn lọc cây trội, khảo nghiệm dòng vô tính và khảo nghiệm hậu thế. Các nghiên cứu này được thực hiện trên nhiều vùng sinh thái để xác định hệ số di truyền, quan hệ giữa các kiểu gen với điều kiện hoàn cảnh, ngoài ra còn áp dụng chỉ thị phân tử vào chọn giống (Hardner & MeConchie, 1999; Peace, Hardner and others, 2000; Peace et al, 2001). Một số nghiên cứu đã chỉ ra tương quan di truyền giữa hạt và nhân có thể đạt r = 0,80 (Hardner, Winks, 2001).[23]

Một số nghiên cứu lai giống đã được thực hiện thành công trên cây Mắc ca (Hardner, MeConchie and others, 2000) [22] Tác giả Cliff Tanner cho rằng các giống Mắc ca lai có nhân chiếm tỷ lệ trung bình 46% khối lượng hạt, hạt thơm, hàm lượng dầu cao khoảng 75%, vỏ rất mỏng, các giống cây Mắc ca lai có kích cỡ trung bình, tán hình tháp và bắt đầu cho quả sau 5 năm trồng.

Có nhiều nghiên cứu về cải thiện di truyền cho Mắc ca (Hardner et al, 2009) [25]). Nghiên cứu cho thấy không có tương quan di truyền giữa kích thước cây và năng suất hạt của cây (Hardner et al, 2002) [24]. Nghiên cứu chọn lọc sớm nhằm rút ngắn thời gian để vườn quả đạt năng suất hơn và kiểm

soát được di truyền (Hardner et al, 2009) [25] Nghiên cứu về năng suất đã chỉ ra mối quan hệ có ý nghĩa của giữa kiểu gen (G) và môi trường (E) cho sự chọn lọc sớm (Hardner et al, 2006). Các hệ số di truyền về năng suất ở tuổi 10 là rất cao (Hardner et al, 2009). [25]

Nghiên cứu về chọn giống kháng sâu, bệnh được coi là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược phát triển cây Mắc ca. Phát triển các giống kháng sâu bệnh đòi hỏi một sự hiểu biết tốt hơn về các chu kì sâu bệnh hại (Hardner et al, 2009). [25]

Từ năm 1936 ở Hawai đã có chương trình cải tạo giống Mắc ca (Bell, 1995) [18]. Năm 1960 đã nghiên cứ chọn giống có chất lượng nhân trong hạt cao và đã chọn được 5 giống có chất lượng cao nhất, đặc biệt là 2 dòng Keaau và Kau có tỷ lệ nhân tương ứng là 97% và 98% (Hamilton, Ito, 1976). [21]

Như vậy, các nghiên cứu về di truyền và chọn giống cây Mắc ca đã được thực hiện khá nhiều trên thế giới. Các nghiên cứu đã quan tâm đến mối tương quan giữa hình thái tán, kích thước cây với năng suất quả. Các nghiên cứu đã chỉ rõ kích thước cây không ảnh hưởng đến năng suất quả, nhưng hình thái tán lá, độ cao tán ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt Mắc ca.

1.4.1.2. Kỹ thuật trồng

Mắc ca được trồng phổ biến để lấy hạt ở Hawai từ những năm 1930, sau đó được trồng rộng rãi ở Astralia từ năm 1960. Hiện nay, Mắc ca được trồng ở nhiều vùng khác như Trung Quốc, Nam Phi, Kenya, Zimbabue, Israel, California, Guatemala, Brazil, Costa Rica v.v (Hardner & MeConchie, 2000; Nagao & Hirae, 1992) [22], [28]. Sản lượng hạt Mắc ca ở vườn quả thành thục ở Hawaii, Astralia và Nam Phi đạt năng suất hàng năm từ 3,5-5 tấn hạt/ha (Allan, 1992; Allan, 2001; Mavis, 1997). [16], [17], [27].

Ở Trung Quốc, cây Mắc ca bắt đầu trồng từ năm 1969 với 65 giống ban đầu nhập từ Australia, Hawai, đến nay đã trồng được hơn 4000 ha chủ yếu ở

phía nam giáp với Việt Nam, Lào và Miến Điện có triển vọng đạt sản lượng 1500 tấn đến 2500 tấn hạt (Tran Hien Quoc, 2000). [33]

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Mắc ca có hoa lưỡng tính, thường xảy ra thụ phấn chéo, nên trong vườn quả nên trồng từ 2-4 dòng vô tính. Mật độ trồng cây Mắc ca nên trồng từ 200-357 cây/ha. Như vậy, cây Mắc ca đã được gây trồng ở nhiều nơi trên thế giới, các biện pháp kỹ thuật phối trí giữa các dòng, mật độ đã được tổng kết. Tuy nhiên, năng suất và sản lượng quả mỗi nơi vẫn có sự khác nhau do biện pháp kỹ thuật chăm sóc, giống và lập địa,… Do đó, đối với mỗi vùng sinh thái khác nhau cần có những biện pháp trồng, chăm sóc cụ thể để tăng năng suất quả.

1.4.1.3. Các biện pháp tác động tăng năng suất, chất lượng hạt

Nghiên cứu ở Kenya trồng cây Mắc ca ở các độ cao và lượng mưa khác nhau 1.280-1.750 mm và độ cao lớn hơn 1.750 m đã xác định được 17 dòng sai quả cho sản lượng hạt từ 55-80 kg hạt/cây và cải thiện tỷ lệ nhân lên đến (31,3-33,7%) ở tuổi 15 (Natalio.Ondabu, Lusikea.Wasilwa & Groace.Watani, 2007). [29]

Các nghiên cứu ở Australia về phân tích đất và dinh dưỡng qua lá và các dữ liệu về khí tượng thường xuyên được cập nhật. Các nghiên cứu chỉ ra rằng năng suất liên quan đến khả năng thích ứng với khí hậu. Cây Mắc ca sinh trưởng phát triển tốt ở khoảng nhiệt tối ưu 23-240C và tối đa là 380C, nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sự phát triển của cây (Liang et al, 1983) [26]. Nếu trồng ở vùng có khí hậu lạnh hơn dẫn đến sự phát triển chậm hơn và ra quả muộn (Thompson, 1957). [32]

Ở Hawaii trồng các vườn quả Mắc ca đều dựa trên hồ sơ phân loại đất, thời tiết và sử dụng các giống có năng suất cao. Nghiên cứu về cải thiện giống đã góp phần tăng năng suất 27,1%, các yếu tố dinh dưỡng tổng cộng là 17,7%, tưới nước 8,2% và Zn trong đất 5,2%.

Một số nghiên cứu về dinh dưỡng cho rằng đạm (N) là nhân tố quan trọng được sử dụng để kiểm soát tăng trưởng và đậu quả. Nghiên cứu về đạm trong lá thông qua chỉ số phân tích lá có liên quan đến bón N trong đất hoàn toàn phù hợp, cũng đã khẳng định rằng N là chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng để kiểm soát tăng trưởng và đậu quả, Warner và Fox (1972) [34] thấy rằng cây Mắc ca có năng suất cao thì N trong lá cao hơn N trong cây có năng suất thấp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng N trong lá cao thì sinh trưởng nhanh chóng và hạt ở giai đoạn tích luỹ dầu trong tháng 12, tháng 1 ở Australia, N cũng tích tụ trong thời gian phát triển quả Mắc ca.

Tại Hawaii các nghiên cứu đã chứng minh về tăng sản lượng hạt Mắc ca thông qua bón phosphat cho đất trồng cây Mắc ca (Cooil et al, 1966; Sigeura et al, 1974). [19], [31]. Phosphat trong lá qua phân tích có nồng độ 0 – 0,08%, tương ứng với sự tăng trưởng tương đối của 90% về sản lượng quả. Robinson (1986) [30] qua nghiên cứu ở cây trưởng thành cho rằng P ở mức khoảng 0,08 – 0,10% ở trong lá sẽ đầy đủ cho Mắc ca. Ở Hawaii (Cooil et al, 1966) [19] cũng cho thấy khoảng 0,10% P trong lá là tối ưu cho cây Mắc ca.

Một số nghiên cứu còn đề cập đến nhu cầu tưới nước cho cây trong mùa khô, hay nghiên cứu về cây trồng. Do đó, ở Hawaii, Liang và cộng sự (1983) [19] đã đưa ra kết luận rằng khi trồng cây Mắc ca phải dựa trên hồ sơ phân tích đất, thời tiết và năng suất. Cây Mắc ca đã trồng thành công ở một số nước trên thế giới và đã được sản xuất quy mô trang trại. Qua các nghiên cứu trên có thể thấy việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và khả năng đậu quả là hết sức quan trọng đối với cây Mắc ca. Các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất được thực hiện thông qua việc cải thiện giống, chế độ chăm sóc, bón phân và thời gian tỉa cành tạo tán. Tuy nhiên, đây là cả một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu và theo dõi lâu dài mới đạt được những kết quả nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật đối với cây mắc ca tại tỉnh lai châu (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)