Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật đối với cây mắc ca tại tỉnh lai châu (Trang 47)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.4. Thời gian nghiên cứu

Tiến hành từ tháng 4/2014 - 10/2015.

2.2. Nội dung nghiên cƣ́u

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định vùng có khả năng phát triển Mắc ca ở Lai Châu.

- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học một số dòng Mắc ca ở Lai Châu. - Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng đến dòng Mắc ca OC có triển vọng ở Lai Châu.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Bố trí thí nghiệm

- Nội dung 1: Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định vùng có khả

năng phát triển Mắc ca ở Lai Châu.

- Điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của các hộ nông dân trồng Mắc ca bằng phiếu điều tra (Theo Callub, B.M, 2003).

- Điều tra chi tiết hiện tra ̣ng trồng và chăm sóc với các nông hộ tr ồng Mắc ca để thu thập số liệu sơ cấp. Các biểu mẫu điều tra và phương pháp thực hiện chung được xây dựng theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA).

- Thu thập thông tin tài liệu thống kê thứ cấp về điều kiện khí hậu, thời tiết vùng nghiên cứu ở trung tâm khí tượng thuỷ văn các huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu, Cục Thống kê tỉnh, Viện Khí tượng, Thủy văn và Môi trường.

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) để đánh giá khả năng thích nghi cây Mắc ca ở vùng nghiên cứu (Theo Callub, B.M, 2003).

- Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng

Mắc ca ở tỉnh Lai Châu.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, tình hình sinh trưởng, phát triển của một số dòng Mắc ca ở Lai Châu

Thí nghiệm gồm 5 công thức là 5 dòng Mắc ca đã được trồng năm 2012, thí nghiệm bố trí theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, cùng tuổi, cùng điều kiện về địa hình và đất đai.

Mỗi công thức 15 cây, chia làm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 5 cây. Tổng số cây trong thí nghiệm 75 cây:

+ Công thức 1: dòng 246. + Công thức 2: dòng 816. + Công thức 3: dòng 849. + Công thức 4: dòng OC. + Công thức 5: dòng 842.

Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

- Nội dung 3: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho dòng Mắc ca

có triển vọng ở Lai Châu.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón qua lá đến sinh trưởng và phát triển của dòng Mắc ca OC tại Lai Châu

Thí nghiệm gồm 3 công thức:

+ Công thứ c 1: Đối chứng (phun nước lã). + Công thứ c 2: Phân bón qua lá Ban Mai 5B. + Công thứ c 3: Phân bón qua lá Đầu Trâu 502.

Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, dòng OC cây cùng tuổi (trồng năm 2012), cùng điều kiện về địa hình và đất đai.

Mỗi công thức phun 5 cây, nhắc lại 3 lần, tổng số cây trong thí nghiệm 45 cây. Các biện pháp kỹ thuật khác: bón phân, bảo vệ thực vật tiến hành đồng đều ở tất các các cây tham gia thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

Kỹ thuật phun : Thời điểm phun vào lúc chiều mát, phun trực tiếp vào cây ướt đẫm 2 mặt lá, định kỳ một tháng phun một lần, dừng phun trước thời điểm cây ra hoa.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chất điều hoà sinh trưởng đến sinh trưởng và phát triển dòng OC ở Lai Châu

Thí nghiệm gồm 4 công thức:

+ Công thứ c 1: Đối chứng (phun nước lã). + Công thứ c 2: Gibberellin GA3.

+ Công thứ c 3: Atonik.

+ Công thứ c 4: Đầu trâu KT - Supper 100WP.

Thí nghiệm bố trí trên vườn sản xuất của nông dân theo theo phương pháp nghiên cứu cây lâu năm, bằng cách chọn cây đồng đều trên vườn trồng sẵn của nông dân, dòng OC cây cùng tuổi (trồng năm 2012), cùng điều kiện về địa hình và đất đai.

Mỗi công thức phun 5 cây, nhắc lại 3 lần, tổng số cây trong thí nghiệm 60 cây. Các biện pháp kỹ thuật khác: bón phân, bảo vệ thực vật tiến hành đồng đều ở tất các các cây tham gia thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí ở xã Thèn Sin của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu.

Kỹ thuật phun: Thời điểm phun vào lúc chiều mát, phun trực tiếp vào cây ướt đẫm 2 mặt lá, định kỳ một tháng phun một lần, dừng phun trước thời điểm cây ra hoa.

2.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái lá, thân, hoa, quả theo hướng dẫn của Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế (IPGRI, 1999).

- Theo dõi đặc điểm tán cây: chiều cao, đường kính tán, chu vi gốc, độ cao phân cành theo phương pháp đo đếm trực tiếp, mỗi công thức 5 cây, 3 lần nhắc lại. Tính trung bình.

- Thời kỳ phát sinh - phát triển các đợt lộc chủ yếu trong năm (lộc Xuân, lộc Hè, lộc Thu).

+ Xuất hiện lộc: Khi có 25% so với tổng số cành/tán (tính thời gian (ngày) xuất hiện lộc).

+ Lộc rộ: Trên 75% so với tổng số cành/tán (tính thời gian (ngày) rộ lộc). + Kết thúc ra lộc: Khi có ít hơn 25% số cành còn lại/tán cây (tính thời gian (ngày) kết thúc ra lộc).

- Các chỉ tiêu phát triển của cây - Thời kỳ phát sinh - phát triển hoa

+ Xuất hiện hoa: Tính thời gian (ngày) xuất hiện hoa. + Kết thúc hoa: Tính thời gian (ngày) kết thúc hoa.

+ Tỷ lệ đậu quả: Đếm tổng số hoa và số quả đậu/cành. Tỷ lệ đậu quả được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ đậu quả (%) = Tổng số quả đậu x 100 Tổng số hoa theo dõi

+ Tỷ lệ rụng quả: Đếm tổng số quả ở mỗi lần nhắc lại của mỗi công thức (mỗi lần nhắc lại 100 quả) sau khi cánh hoa rụng, mỗi cây theo dõi 4 cành phân bố đều ở các hướng, đếm tổng số quả đậu/cành, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần. Tỷ lệ rụng quả được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ rụng quả (%) =

Tổng số quả rụng

x 100 Tổng số quả theo dõi trên cành

+ Động thái tăng trưởng đường kính quả: Dùng thước Pamer đo đường kính, chiều cao quả, mỗi công thức đo 30 quả được đánh dấu cố định trên cây phân bố đều ở các hướng và các tầng tán, định kỳ 20 ngày theo dõi 1 lần.

- Các yếu tố cấu thành năng suất + Số lượng quả/cây

+ Năng suất quả/cây (kg/cây) Năng suất lý thuyết (tấn/ha) =

KL 1 quả (kg) x Số quả/cây x số cây / ha 1.000

Năng suất thực thu (tấn/ha) =

Năng suất cá thể (kg/cây) x số cây / ha 1.000

- Theo dõi thành phần cơ giới quả + Tỷ lệ phần ăn được (nhân): % + Tỷ lệ phần không ăn được (vỏ): %

- Theo dõi, khuyến cáo sâu, bệnh hại thường gặp:

Kết hợp theo dõi sâu, bệnh hại bằng phương pháp mục trắc trong quá trình đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của cây.

Nội dung theo dõi bao gồm: xác định những cây Mắc ca bị sâu, bệnh hại; loại sâu, loại bệnh, tổng số cây bị sâu, bệnh hại trong mỗi thí nghiệm; xác định tỷ lệ sâu, bệnh trên cây nhiễm sâu, bệnh; xác định mức độ hại theo ba thang mức độ đánh giá: nhẹ, trung bình, nặng. Trong đó:

+ Cây nhiễm sâu, bệnh mức độ nhẹ: cây có rất ít sâu, bệnh hại.

+ Cây nhiễm sâu, bệnh mức độ trung bình: tỷ lệ sâu, bệnh tác động lên cây ở mức trung bình; tốc độ phát triển của sâu, bệnh hại trong phạm vi kiểm soát; cây sinh trưởng, phát triển bình thường; sâu, bệnh hại không gây ảnh hưởng đến các cây xung quanh.

+ Cây nhiễm sâu, bệnh mức độ nặng: toàn bộ các bộ phận của cây bị nhiễm sâu, bệnh với nhiều loại sâu, bệnh khác nhau; không kiểm soát được tốc độ phát triển của sâu, bệnh hại; cây bị sâu, bệnh gây hại nặng, sinh trưởng, phát triển kém; có thể phải chặt bỏ do nguy cơ lây sâu, bệnh sang cây xung quanh cao.

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Số liệu theo dõi được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả, về các trị số trung bình của các chỉ tiêu điều tra.

- Số liệu các thí nghiệm còn lại được xử lý thống kê trên phần mềm IRRISTAT và Excel.

- Xác định vùng sinh thái có thể trồng được cây Mắc ca: Từ các tiêu chí chỉ tiêu sinh trưởng cây Mắc ca nơi nguyên sản (Bảng 1 phụ lục) sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) và hệ thống đánh giá đất đai tự động (Automated Land Evaluation System - gọi tắt là ALES) phân hạng thích hợp đất đai cho cây Mắc ca.

ALES là chương trình đánh giá đất tự động cho phép các nhà đánh giá đất xây dựng các mô hình đánh giá khả năng thích hợp đất đai theo khung đánh giá đất của FAO. Đối tượng trực tiếp được đánh giá trong ALES là các đơn vị bản đồ đất đai. ALES không phải là một GIS và bản thân nó cũng không hiển thị bản đồ. Tuy nhiên, nó có khả năng phân tích các tính chất của các đơn vị đất đai trên bản đồ ARCINFO tương tự như cơ sở dữ liệu ALES.

Đặc điểm đất đai được xác định không chỉ bởi lớp phủ thổ nhưỡng mà còn có các yếu tố khác có liên quan đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Căn cứ lựa chọn và ngưỡng phân cấp các chỉ tiêu để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây trồng được lựa chọn. Các chỉ tiêu lựa chọn bao gồm: loại đất (ký hiệu G); độ dốc (ký hiệu SL); độ dày tầng đất (ký hiệu D); thành phần cơ giới (ký hiệu C); Nhiệt độ bình quân ngày/năm (ký hiệu T); độ cao so với mực nước biển (ký hiệu H); nhiệt độ (ký hiệu T); lượng mưa (ký hiệu R); độ pH đất (ký hiệu pH).

Bản đồ đơn vị đất phục vụ đánh giá thích nghi cho cây Mắc ca là kết quả chồng xếp các bản đồ đơn tính nêu trên.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và xác định vùng có khả năng thích ứng phát triển Mắc ca ở Lai Châu ứng phát triển Mắc ca ở Lai Châu

3.1.1. Đánh giá thực trạng trồng, phát triển cây Mắc ca ở tỉnh Lai Châu

Cây Mắc ca được trồng ở tỉnh Lai Châu từ năm 2011, do một số người dân ở thành phố Lai Châu mua về trồng tự phát ở vườn hộ, đến năm 2012 được triển khai trồng theo dự án hỗ trợ đầu tư trồng thử nghiệm do UBND huyện Tam Đường là chủ đầu tư, các giống gồm các dòng: 246, 741, 695, OC, 816, 842 và một số dòng khác; cây giống là cây ghép có bầu mua tại Ba Vì (Hà Nội) và tỉnh Lạng Sơn. Mắc ca được trồng trên đất trống đồi núi trọc, nương rẫy, vườn tạp của các hộ gia đình và trồng xen trên nương chè làm cây che bóng (Trồng trên đất trống: 360 cây/ha; Trồng trên nương chè 50 cây/ha).

- Năm 2013: Các dòng Mắc ca: OC, 741, 842, 816, 849, 698, 800, H2 được trồng bổ sung.

- Kỹ thuật trồng: Đào hố kích thước 80 x 80 x 80cm, mỗi hố bón 15-20 kg phân chuồng hoai, 0,5 kg phân tổng hợp, 0,05 kg thuốc mối, các năm tiếp theo bón phân tổng hợp mỗi hố bón tăng thêm 0,5 kg.

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, việc trồng thử nghiệm cây Mắc ca đã xây dựng được vườn cây giống gốc để nhằm mục tiêu sản xuất giống ở chỗ với 4 dòng, gồm 60 cây. Đến nay, tổng diện tích cây Mắc ca đã trồng được là 189,10 ha, cây sinh trưởng và phát triển khá tốt, cây trồng 1 năm tuổi có chiều cao từ 50-60 cm; cây trồng 2 năm tuổi có chiều cao từ 2-3m, chu vi gốc đạt từ 10-16cm, cây phát triển bình quân 4 đến 5 tầng cành lá, một số cây đã bắt đầu ra hoa, đậu quả, trong đó qua đánh giá sơ bộ các dòng OC, 816, 842 sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Với kết quả đó, bước đầu khẳng định được cây Mắc ca có triển vọng sinh trưởng và phát triển tốt ở tỉnh Lai Châu.

Bảng 3.1: Diện tích sản xuất Mắc ca ở Lai Châu

ĐVT: ha

TT Địa điểm Tổng Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Tam Đường 181,30 101,31 67,70 12,30 2 TP Lai Châu 1,79 0,99 0,80 3 Tân Uyên 2,00 2,00 4 Phong Thổ 4,00 4,00 5 Tổng cộng 189,10 0,99 102,11 69,70 16,30

Qua bảng 3.1 cho thấy, với ưu thế về điều kiện đất đai, khí hậu, huyện Tam Đường là đơn vị trồng nhiều Mắc ca nhất trên địa bàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở một số xã Hồ Thầu (47,20 ha), Bản Bo (44,08 ha, thị trấn Tam Đường (32,61ha), Thèn Sin (19,00 ha). Tuy nhiên, cây Mắc ca chủ yếu đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, chủ trương của huyện vừa phát triển đại trà bằng các giống tiến bộ đã được tuyển chọn và công nhận của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Qua theo dõi, diện tích trồng cây Mắc ca sinh trưởng, phát triển khá ổn định, số lượng cây bị chết hàng năm rất ít, chủ yếu do bị trâu bò phá hoại.

- Về quản lý và chăm sóc vườn Mắc ca:

+ Chế độ bón phân: Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình bón phân, người dân thường căn cứ vào độ tuổi, từng thời kỳ sinh trưởng và khả năng kinh tế của mỗi hộ để bón phân và chia thành các đợt bón khác nhau.

Việc sử dụng phân vô cơ và hữu cơ ở các hộ khá phổ biến, qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy đa số người dân biết áp dụng các phương pháp bón phân hợp lý cho Mắc ca. Biết kết hợp giữa phân chuồng và phân vô cơ để tăng hiệu quả của các loại phân bón, không có hiện tượng sử dụng phân tươi.

20 kg/cây/năm. Theo quá trình điều tra người dân thực hiện bón phân hữu cơ 1 năm bón 2 lần, lần 1 vào khoảng tháng 2-3, lần 2 vào khoảng tháng 9-10, đồng thời kết hợp bón phân tổng hợp NPK với liều lượng 0,5 kg/cây/lần. Nguồn phân bón sử dụng chủ yếu là phân chuồng sẵn có tại địa phương.

- Các biện pháp chăm sóc khác:

+ Phòng trừ sâu bệnh: Do cây Mắc ca có sức sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt nên thực tế điều tra cho thấy tỷ lệ cây bị sâu bệnh rất thấp, ít hộ phun thuốc định kỳ, đa số các hộ tiến hành phun phòng trừ bệnh sâu cuốn lá, đốm cháy lá, mối ăn gốc khi thấy xuất hiện sâu bệnh mới phun đồng thời kết hợp với các biện pháp phòng trừ khác như: Vệ sinh vườn cây, cơ giới, vật lý, bón phân cân đối, chọn cây khỏe, giống sạch bệnh, ...

Việc phòng trừ các loại sâu bệnh hại tốn kém và mất nhiều thời gian cũng như đòi hỏi chi phí lớn về thuốc bảo vệ thực vật cũng như kỹ thuật áp dụng làm sao cho có hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến môi trường, đây là vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù các hộ đã có áp dụng các biện pháp để phòng trừ sâu bệnh hại cho Mắc ca, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp IPM cho Mắc ca cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

+ Cắt tỉa tạo tán: Đây là khâu kỹ thuật hết sức quan trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, tình hình sâu bệnh và năng suất vườn cây sau này. Tuy nhiên, qua quá trình điều tra nhận thấy hầu hết các chủ hộ không thực hiện cắt tỉa tạo tán, một số hộ cắt tỉa nhưng thực hiện chưa đúng kỹ thuật, số hộ thực hiện cắt tỉa thường là những hộ có diện tích cây trồng nhỏ lẻ.

+ Tưới nước: Nước có vai trò rất quan trọng với cây trồng. Thiếu nước ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng thích nghi và một số biện pháp kỹ thuật đối với cây mắc ca tại tỉnh lai châu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)