Một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật XTH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật xoắn tinh hoàn cấp tính ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương​ (Trang 40 - 47)

3.3.1. Liên quan giữa yếu tố địa dư và kết quả phẫu thuật XTH

Bảng 3.10. Liên quan giữa yếu tố địa dư và kết quả phẫu thuật XTH

Địa dƣ

Kết quả phẫu thuật XTH

Cắt tinh hoàn Bảo tồn tinh hoàn

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Thành phố 6 19,4 25 80,6 Nông thôn 10 33,3 20 66,7 Tổng 16 45 p > 0,05 Nhận xét:

- Tỷ lệ cắt tinh hoàn ở khu vực nông thôn cao hơn ở khu vực thành phố. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.3.2. Liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả phẫu thuật XTH

Bảng 3.11. Liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả phẫu thuật XTH

Nhóm tuổi

Kết quả phẫu thuật XTH

Cắt tinh hoàn Bảo tồn tinh hoàn Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Dưới 2 tuổi 7 35 13 65

Từ 2 tuổi - dưới 6 tuổi 4 23,5 13 76,5

Từ 6 tuổi - dưới 11 tuổi 3 21,4 11 78,6

Từ 11 tuổi - 15 tuổi 2 20 8 80

Tổng 16 45

p > 0,05

Nhận xét:

- Tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn cao nhất ở nhóm dưới 2 tuổi chiếm 35%

- Tỷ lệ bảo tồn TH cao nhất ở nhóm từ 6 tuổi đến dưới 11 tuổi chiếm 78,6% Không có sự liên quan giữa nhóm tuổi với tỷ lệ cắt bỏ và bảo tồn TH.

3.3.3. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ BN và kết quả phẫu thuật XTH Bảng 3.12. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ BN và kết quả phẫu thuật XTH

Nghề nghiệp mẹ BN

Kết quả phẫu thuật XTH

Cắt tinh hoàn Bảo tồn tinh hoàn

Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ%

Làm ruộng 5 31,1 11 68,8

Công nhân, viên chức 7 28 18 72

Tự do 4 20 16 80

Tổng 16 45

p > 0,05

Nhận xét:

- Tỷ lệ cắt TH cao nhất ở nhóm bệnh nhân có mẹ làm ruộng chiếm 31,1% - Những trường mẹ làm nghề tự do có tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn cao 80%.

Không có mối liên quan giữa nghề nghiệp của mẹ BN với kết quả phẫu thuật XTH (p > 0,05).

3.3.4. Liên quan giữa thời gian bị bệnh đến kết quả phẫu thuật XTH Bảng 3.13. Liên quan giữa thời gian bị bệnh và kết quả phẫu thuật XTH

Thời gian bị bệnh

Kết quả phẫu thuật XTH

Cắt tinh hoàn Bảo tồn tinh hoàn

Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% < 6 giờ 0 0 19 100 6 - 24 giờ 1 3,7 26 96,3 > 24 giờ 15 100 0 0 Tổng 16 45 p < 0,05 Nhận xét:

- Bệnh nhân đến khám sớm trước 6 giờ thì tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn là 100%. - Bệnh nhân đến khám trong khoảng 7 - 24 giờ thì tỷ lệ bảo tồn là 96,3%. - Bệnh nhân đến muộn sau 24 giờ thì tỷ lệ cắt bỏ tinh hoàn là 100%.

Tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn của nhóm đến khám sớm trước 6 giờ cao hơn hai nhóm còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.3.5. Liên quan giữa số vòng xoắn thừng tinh và kết quả phẫu thuật XTH Bảng 3.14. Liên quan giữa số vòng xoắn thừng tinh và kết quả phẫu thuật

Số vòng xoắn thừng tinh

Kết quả phẫu thuật XTH

Cắt tinh hoàn Bảo tồn tinh hoàn

Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% < 1 vòng 2 8,7 21 91,3 1 - 2 vòng 3 11,1 24 88,9 > 2 vòng 11 100 0 0 Tổng 16 45 p < 0,05

Nhận xét:

- Tỷ lệ bảo tồn tinh hoàn giảm khi số vòng xoắn thừng tinh tăng.

- Số vòng xoắn thừng tinh dưới 1 vòng thì tỷ lệ bảo tồn TH cao nhất (91,3%). - Nếu thừng tinh xoắn trên 2 vòng thì không có trường hợp nào bảo tồn được TH,sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

3.3.6. Liên quan giữa màu sắc tinh hoàn và kết quả phẫu thuật XTH Bảng 3.15. Liên quan giữa màu sắc TH và kết quả phẫu thuật XTH

Màu sắc tinh hoàn

Kết quả phẫu thuật XTH

Cắt tinh hoàn Bảo tồn tinh hoàn

Số lƣợng Tỷ lệ% Số lƣợng Tỷ lệ% Hồng 0 0 6 13 Tím sẫm 0 0 39 87 Tím đen 16 100 0 0 Tổng 16 45 p < 0,05 Nhận xét:

- Các trường hợp tinh hoàn mô tả trong quá trình phẫu thuật có màu tím đen thì 100% phải cắt tinh hoàn.

- Nếu tinh hoàn được đánh giá ban đầu có màu hồng hoặc tím sẫm thì không trường hợp nào phải cắt bỏ tinh hoàn.

Như vậy, có mối liên quan giữa màu sắc tinh hoàn và kết quả phẫu thuật tinh hoàn (với p < 0,05).

3.3.7. Liên quan giữa phân loại XTH với nhóm tuổi

Bảng 3.16. Liên quan giữa phân loại XTH với nhóm tuổi

Nhóm tuổi

Phân loại xoắn tinh hoàn

Xoắn ngoài tinh mạc Xoắn trong tinh mạc Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Dưới 2 tuổi 19 55,9 1 3,7

Từ 2 tuổi - dưới 6 tuổi 14 41,2 3 11,1

Từ 6 tuổi - dưới 11 tuổi 0 0 14 51,9

Từ 11 tuổi - 15 tuổi 1 2,9 9 33,3

Tổng 34 27

p < 0,05

Nhận xét:

- Tỷ lệ xoắn ngoài tinh mạc đa phần gặp ở nhóm dưới 6 tuổi. - Các trường hợp từ 6 tuổi trở lên thì xoắn trong tinh mạc cao hơn.

Có sự tương quan giữa phân loại XTH với nhóm tuổi (với p < 0,05).

3.3.8. Liên quan giữa thời gian bị bệnh với màu sắc tinh hoàn

Bảng 3.17. Liên quan giữa thời gian bị bệnh với mầu sắc tinh hoàn

Thời gian bị bệnh

Mầu sắc tinh hoàn

Hồng Tím sẫm Tím đen Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % < 6 giờ 6 31,1 13 68,4 0 0 6 - 24 giờ 0 0 26 96,3 1 3,7 > 24 giờ 0 0 0 0 15 100 Tổng 6 39 16 p < 0,05

Nhận xét:

- Bệnh nhân đến khám trước 6 giờ không có trường hợp nào TH bị tím đen. - Bệnh nhân đến muộn sau 24 giờ thì 100% tinh hoàn tím đen.

Thời gian bị bệnh càng lâu thì tỷ lệ màu sắc tinh hoàn bị tím đen càng cao, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

3.3.9. Liên quan giữa số vòng xoắn TH và màu sắc tinh hoàn

Bảng 3.18. Liên quan giữa số vòng xoắn TH và màu sắc TH

Số vòng xoắn TH

Mầu sắc tinh hoàn

Hồng Tím sẫm Tím đen Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % < 1 vòng 2 8,7 19 82,6 2 8,7 1 - 2 vòng 4 14,8 20 74,1 3 11,1 > 2 vòng 0 0 0 0 11 100 Tổng 6 39 16 p < 0,05 Nhận xét:

- Màu sắc của TH thay đổi từ hồng, tím sẫm đến tím đen theo chiều tăng của số vòng xoắn.

- Khi số vòng xoắn tăng trên 2 vòng thì 100% TH có màu tím đen.

Như vậy, có mối liên quan giữa số vòng xoắn TH với màu sắc tinh hoàn (p < 0,05).

3.4. Theo dõi sau phẫu thuật xoắn tinh hoàn

- Trong 61 BN nghiên cứu thì chúng tôi tiến hành khám lại được 44 BN. Trong đó nhóm cắt tinh hoàn có 11/44 BN và nhóm bảo tồn tinh hoàn có 33/44 BN.

- Đối với nhóm cắt TH khi khám lại không có trường hợp nào có triệu chứng đau vùng bẹn bìu và teo tinh hoàn đối bên. Siêu âm Doppler tinh hoàn thì 100% tưới máu tốt.

- Đối với nhóm bảo tồn tinh hoàn khi khám lại đo kích thước TH bằng siêu âm Doppler thì có 4/33 BN kích thước TH giảm so với lứa tuổi, không có trường hợp nào có đau vùng bẹn bìu và teo TH đối bên. Siêu âm Doppler tinh hoàn 100% tưới máu tốt.

Chƣơng 4. BÀN LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu 61 bệnh nhân được chẩn đoán sau phẫu thuật là XTH tại Khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Trung ương trong thời gian từ tháng 01/2012 đến 10/2014 chúng tôi đưa ra một số ý kiến bàn luận như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật xoắn tinh hoàn cấp tính ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương​ (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)