Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu sử dụng đất để phát triển đô thị như: số dân và mật độ dân số, trình độ phát triển KTXH, điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp điện, nước,…), tính lịch sử, đặc điểm các tụ điểm dân cư, các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn,…
Khi dân số tăng, nhu cầu đất dùng để phát triển đô thị cũng tăng. Để xác định, thông thường sử dụng phương pháp chỉ tiêu định cho một nhân khẩu (bao gồm cả đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng, đất công viên cây xanh,…) được quy định đối với từng cấp, loại đô thị. Tổng nhân khẩu có thể sử dụng kết quả dự báo dân số hoặc các chỉ tiêu khống chế theo kế hoạch hóa gia đình, khống chế mật độ dân số,…
Như vậy, nhu cầu đất phát triển đô thị được xác định theo công thức sau: Z=N * P
Trong đó:
Z: Diện tích đất phát triển đô thị N: Số dân thành thị
P: Định mức dùng đất cho một khẩu đô thị năm quy hoạch
Theo định mức sử dụng đất đô thị đối với đô thị loại đặc biệt là 70 – 80 m2/người, cơ cấu xây dựng đất đô thị được quy định như sau:
- Đất CN-TTCN: 12 – 14 %
- Đất các trung tâm công cộng: 3- 4 % - Đất khu dân cư: 45 – 48%
- Đất giao thông: 12 – 13%
- Đất Khu TDTT, công viên, cây xanh: 20 – 23%
Theo kết quả Tổng điều tra, tổng số hộ trên địa bàn quận tại thời điểm 01/4/2019 là 106.023 hộ; tỷ lệ tăng hộ bình quân giai đoạn 2009-2019 là 5,70%. Tổng dân số toàn quận vào 0 giờ ngày 01/4/2019 là 388.907 người, trong đó nam là 192.230
người, nữ là 196.677 người. Quận Hà Đông là quận đông dân thứ 3/30 quận, huyện của thành phố Hà Nội (sau các quận, huyện: Hoàng Mai, Đông Anh) [7]. Tính theo bình quân đầu người, định mức dùng đất trung bình tại quận đang dao động ở ngưỡng 125m2/người, con số này sẽ giảm dần do nhu cầu phát triển đô thị và sức ép của việc gia tăng dân số, nhập cư. Như vậy, để thực hiện đúng theo quy hoạch của thành phố đến năm 2030 định hướng 2050 với đô thị loại đặc biệt như Hà Đông, cùng với tổng diện tích tự nhiên 4963.77 ha, dự kiến tổng số dân Hà Đông sẽ dao động từ khoảng 620.000 người đến khoảng 710.000 người đến năm 2050.
Cơ sở hạ tầng giao thông bước đầu đáp ứng về mặt số lượng và diện tích. Tuy nhiên, các đối tượng khác trong đô thị, đặc biệt là các khu vực cây xanh, trung tâm công cộng, công viên, cây xanh cần được phát triển để đáp ứng với sự tăng dân số tại địa bàn trong những năm tới. Hà Đông cần tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng về các đối tượng KGM trên để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và sức ép gia tăng dân số.
Đối với các khu vực hạ tầng cây xanh, công viên, thể dục thể thao, trung tâm công cộng tại quận Hà Đông hiện nay chỉ dao động ở ngưỡng 15%, trong khi đất ở tính đến tháng 5 năm 2019 là 28% [7]. Như vậy, để thực hiện được quy hoạch thủ đô, Hà Đông sẽ dự kiến tiếp tục tăng mạnh các khu vực phục vụ nhà ở (khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên) và tiếp tục củng cố cơ sở hạ tầng KGM nhằm phục vụ nhu cầu của người dân (khoảng 13% tổng diện tích tự nhiên).
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT